Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vhính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động đến xã hội Việt Nam như thế nào?

Câu 1: vì sao thực dân pháp xâm lược nước ta ?
Câu 2: chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp đã tác động đến xã hội Việt Nam như thế nào ?
Câu 3: em có nhận xét về hiệp ước hắc măng và hiệp nước pa-ta-not ?
Câu 4: hoàn cảnh nội dung kết quả của trào lưu cải cách duy tân Vệt Nam ?
6 trả lời
Hỏi chi tiết
414
2
0
Trần Thị Huyền Trang
26/04/2019 20:48:42
Vì sao thực dân pháp xâm lược nước ta ?
Nguyên nhân Pháp xâm lược nước ta:
- Vào cuối TK XIX, các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông nhằm mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu.
- Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên.
- Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng suy yếu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
26/04/2019 20:48:57
Câu 1: vì sao thực dân pháp xâm lược nước ta ?
-Có vị trí địa lí quan trọng
- Nguồn nhân công rẻ
- Dân số đông
- Học thức kém
- Có nhiều nguồn tải nguyên khoáng sản
- Có nên phong kiến đang bị suy thoái
1
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
26/04/2019 20:49:35
2.
* Về kinh tế:
- Tích cực:
+ Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân
+ Thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.
- Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác là vơ vét sức người, sức của nhân dân thuộc địa. Do vậy:
+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt
+ Nông nghiệp lạc hậu, dậm chân tại chỗ
+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
=> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc.
* Về xã hội: Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:
- Giai cấp địa chủ phong kiến: đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp nông dân: có số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề. Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Tầng lớp tư sản: có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn,... bị kìm hãm, chèn ép, chưa có tinh thần cách mạng.
- Tiểu tư sản thành thị: bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
- Công nhân: xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,… đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.
2
0
Trần Thị Huyền Trang
26/04/2019 20:50:15
chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp đã tác động đến xã hội Việt Nam như thế nào ?
Xã hội xuất hiện nhiều mâu thuẫn gay gắt giữa các tầng lớp:
Giai cấp địa chủ Việt Nam: Giai cấp địa chủ chiếm khoảng 7% cư dân nông thôn nhưng đã nắm trong tay 50% diện tích ruộng đất. Sự cấu kết giữa giai cấp địa chủ với thực dân Pháp gia tăng trong quá trình tổ chức cai trị của người Pháp. Tuy nhiên, trong nội bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hoá, một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức khác nhau.
Giai cấp nông dân: Là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam (chiếm khoảng 90% dân số), bị thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề.
Giai cấp công nhân Việt Nam: Ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, giai cấp công nhân tập trung nhiều ở các thành phố và vùng mỏ. Xuất thân từ giai cấp nông dân, ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, sớm tiếp thu ánh sáng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê nin, nhanh chóng trở thành một lực lượng tự giác, thống nhất.
Giai cấp tư sản Việt Nam: Bao gồm tư sản công nghiệp, tư sản thương nghiệp, tư sản nông nghiệp. Trong giai cấp tư sản có một bộ phận kiêm địa chủ. Thế lực kinh tế và địa vị chính trị nhỏ bé và yếu ớt.
Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam: Bao gồm học sinh, trí thức, thợ thủ công, viên chức và những người làm nghề tự do… Có lòng yêu nước, căm thù đế quốc thực dân và rất nhạy cảm với những tư tưởng tiến bộ bên ngoài vào.
Trong tất cả các giai cấp thì giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp duy nhất xứng đáng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Những mâu thuẫn của xã hội Việt Nam
Mâu thuẫn cũ - mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến- vẫn tồn tại.
Xuất hiện mâu thuẫn cơ bản mới: Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai. Mâu thuẫn này ngày càng gay gắt và trở thành mâu thuẫn cơ bản chủ yếu.
Kết luận: Xã hội Việt Nam muốn phát triển đi lên phải giải quyết đồng thời cả hai mâu thuẫn. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc không tách rời cuộc đấu tranh giành dân chủ tự do.
2
0
Trần Thị Huyền Trang
26/04/2019 20:51:27
hoàn cảnh nội dung kết quả của trào lưu cải cách duy tân Vệt Nam ?
- Cuối năm 1867, đầu năm 1868 chế độ Mạc Phủ bị sụp đổ. 01/1868 Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) trở lại nắm quyền và thực hiện cải cách;
+ Về chính trị: Xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản, ban hành hiến pháp 1889 thiết lập chế độ QCLH
+ Về kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn , xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu cống…
+ Về quân sự: quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng
+ Giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kỹ thuật. Cử HS giỏi đi du học phương Tây.
* Tính chất
Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.
* Ý nghĩa:
+ Tạo nên những chuyển biến XH sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực
+ Tạo điều kiện cho Nhật Bản phát triển chủ nghĩa tư bản, đưa nước Nhật trở thành nước TB hùng mạnh ở Châu Á
2
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
26/04/2019 20:52:21
3.
- Việc kí kết hiệp ước đó không làm thay đổi căn bản tình hình nước ta, kẻ thù vẫn nham hiểm và đô hộ nước ta, triều đình vẫn đầu hàng, can tâm làm tay sai cho giặc.
4.
Hoàn cảnh :
– Triều đình Huế thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu
– Xã hội Việt Nam khủng hoảng nghiêm trọng.
– Bộ máy chính quyền từ TW đến địa phương mục ruỗng.
– Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn.
– Mâu thuẫn dân tộc ngày thêm gay gắt.
– Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ dữ dội
=> Trong bối cảnh đó các trào lưu cải cách Duy Tân ra đời.
b. Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ 19:
.* Cơ sở:
-Đất nước ngày một nguy khốn
– Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh
* Nội dung:
-Yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa của nhà nước phong kiến.
* Các đề nghị cải cách:
– Năm 1868 Trần Đình Túc và Nguyễ Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định)
– Năm 1872, Viện Thương bạc xin mở 3 cửa biển ở Miền Bắc và Miền Trung để thông thương với bên ngoài.
– Từ 1863-1871 Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp và tài chính…
– Năm 1877 và 1882 Nguyễn Lộ Trạch dâng dâng hai bản "thời vụ sách " lên vua Tự Đức đề nghị chấn hưng hưng trí, khai thông dân trí..
c. Hạn chế, ý nghĩa của những đề nghị cải cách.
– Các đề nghị cải cách không thực hiện được
* hạn chế
– các đề nghị cải cách mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam lúc đó.
– Triều đình bất lực, bảo thủ từ chối thực hiện các đề nghị, cải cách.
* Ý nghĩa
– Gây được tiếng vang lớn, tấn công vào những tư tưởng bảo thủ
– Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời
– Chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy Tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo