Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ 19 không thực hiện được? Em có nhận xét gì về thái độ của triều đình nhà Nguyễn

2 trả lời
Hỏi chi tiết
461
0
1
Nguyenhoanganhtu
05/05/2019 21:23:49
Giữa thế kỉ XIX, nền kinh tế - xã hội Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng: bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương mục ruỗng, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp sa sút, tài chính khô kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn; mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, làm cho xã hội thêm rối loạn.
Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, thực dân Pháp ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công xâm lược toàn bộ nước ta. Trong khi đó, triều đình Huế lại thi hành chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời, lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của đất nước về kinh tế và xã hội.
Phải thay đổi chế độ xã hội hoặc cải cách xã hội cho phù hợp, đưa đất nước thoát khỏi bế tắc.
Bộ máy chính quyền mục nát từ trung ương đến địa phương, kinh tế sa sút, nhân dân bị áp bức một cổ hai tròng (sự bóc lột của triều đình phong kiến, sự bóc lột đàn áp của chính quyền đô hộ), đời sống vô cùng cực khổ => phong trào khởi nghĩa của nông dân lại tiếp tục bùng nổ dữ dội trong những năm cuối thế kỉ XIX.
II. Những đề nghị cải cách ở Việt Nam giữa thế kỉ XIX.
Đứng trước tình trạng đất nước ngày càng nguy nan và xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù, một số quan lại, sĩ phu thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, đòi thay đổi chính sách vô chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa của triều đình Huế.
Nhưng sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách ở nước ta vào nửa cuối thế kỉ XIX là Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế, Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch.
Nội dung của các đề nghị cải cách bao gồm những yêu cầu đòi đổi mới đất nước về mọi mặt như mở cửa biển Trà Lí ở Nam Định cho nước ngoài vào buôn bán, đẩy mạnh khai thác ruộng hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng, chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn vỏ bị, mở rộng ngoại giao, cải cách giáo dục, nâng cao dân trí, bảo vệ đất nước.
- Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ là sự kết hợp của ba yếu tố: yêu nước; kính chúa; kiến thức sâu rộng do đi sớm ra nước ngoài nên có cái nhìn thức thời.
- Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ rất toàn diện, đề cập đến nhiều vấn đề: kinh tế, chính trị, pháp luật, tôn giáo. Trong số những đề nghị đó, có đề nghị có thể thực hiện được như thay đổi chính kiến, quan niệm, khai thác nguồn lực của nước, của dân, chấn chỉnh giáo dục...Không đòi hỏi quá nhiều tiền của, mà chỉ cần lòng quyết tâm cao vì sự nghiệp đổi mới đất nước. Tuy nhiên, thực tế đã không diễn ra như vậy.
III. Kết cục của các đề nghị cải cách
- Tích cực: Đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó, có tác động tới cách nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại triều đình.
- Hạn chế: Các đề nghị cải cách mang tính rời rạc, chưa giải quyết được mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc đó.
- Kết quả: Triều đình Huế cự tuyệt, không chấp nhận các đề nghị cải cách.
- Ý nghĩa: Tấn công vào những tư tưởng lỗi thời, bảo thủ, cản trở bước tiến hóa của dân tộc; phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyenhoanganhtu
05/05/2019 21:24:51
Các đề nghị cải cách ở nước ta cuối thế kỉ XIX không thực hiện được vì triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, không muốn thay đổi hiện trạng của đất nước; tuy bất lực trước những khó khăn của đất nước nhưng họ vẫn từ chối mọi cải cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện được, gây trở ngại cho việc phát triển những nhân tố mới của xã hội. Vì vậy, làm cho đất nước luẩn quẩn trong vòng lạc hậu, bế tắc của chế độ phong kiến đương thời.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo