Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vì sao dân tộc Chăm sáp nhập vào Việt Nam?

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.009
1
0
mỹ hoa
07/01/2018 17:54:17
trước kia ,champa là một quốc gia độc lập tồn tại từ khoảng thế kỷ thứ 7 đến năm 1832 trên phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam. Cương vực của Chăm Pa lúc mở rộng nhất trải dài từ dãy núi Hoành Sơn ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận Từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 15, lãnh thổ của vương quốc Chăm Pa có nhiều biến động về biên giới phía bắc với Đại Việt. Lãnh thổ Chăm Pa ban đầu là vùng mà ngày nay bao gồm các tỉnh từ Quảng Bình, Bình Định cho đến Ninh Thuận, Bình Thuận. Đến năm 1069, vua Rudravarman (Chế Củ) của Chăm Pa đã nhượng ba châu Địa Lý (Lệ Ninh, Quảng Bình ngày nay), Ma Linh (Bến Hải, Quảng Trị ngày nay) và Bố Chính (các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hòa tỉnh Quảng Bình ngày nay) cho vua Lý Thánh Tông của Đại Việt và lãnh thổ Chăm Pa chỉ còn từ Thừa Thiên - Huế ngày nay trở xuống.Đến năm 1306, vua Jayasimhavarman III (Chế Mân) nhượng hai châu Ô, Lý cho nhà Trần. Nhà Trần đổi hai châu này thành hai châu Thuận và châu Hóa nay là vùng từ Thừa Thiên – Huế cho đến Đà Nẵng. Đến năm 1471, vua Lê Thánh Tông sau khi đánh bại quân Chiêm và sáp nhập phần lớn lãnh thổ Chiêm đã xác lập lãnh thổ Chiêm chỉ bao gồm các tỉnh Phú Yên – Khánh Hòa và Ninh Thuận – Bình Thuận ngày nay.
Về phía Tây, tuy lãnh thổ Chăm Pa bao gồm cả Tây Nguyên và đôi khi còn mở rộng sang tận Lào ngày nay, nhưng người Chăm vẫn duy trì lối sống của những người đi biển với các hoạt động thương mại đường biển, và chỉ định cư ở khu vực đồng bằng ven biển miền Trung Việt Nam. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông tách phần đất thuộc Tây Nguyên ngày nay thành nước Nam Bàn và từ đây miền đất này không còn thuộc cương vực của Chăm Pa.miền núi phía Tây của nước Lào ngày nay

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
07/01/2018 19:02:06
Chính sách mở rộng bờ cõi của vua chúa Việt:
Nếu chiến tranh của Chăm Pa chống nước láng giềng là chiến tranh "chinh phạt" để làm suy yếu đi sức mạnh quân sự và chính trị của phe địch, thì đối với Đại Việt, ý niệm về chiến tranh hoàn toàn đối ngược. Chiến tranh không chỉ nhằm mục tiêu chinh phạt phe địch đơn thuần mà theo đó là chiếm đoạt tài sản và đất đai của phe địch để sáp nhập vào lãnh thổ của mình.
Làn sóng di dân người Việt:
Do thiếu đất đai để canh tác, dân Việt tràn xuống phía nam, tức Chăm Pa. Từ thế kỷ thứ 17, chúa Nguyễn kêu gọi dân Việt xung phong vào đội ngũ khai khẩn đất hoang ở khu vực biên giới phía nam của mình. Họ vừa làm dân, vừa làm chiến sĩ để phòng thủ đất đai chống lại sự quấy nhiễu của Chăm Pa ở biên giới. Chúa Nguyễn cũng khuyến khích dân Việt vượt biên giới tràn sang Chăm Pa khai thác những khu đất hoang mà dân bản xứ Chăm Pa không canh tác. Sau đó, họ bắt đầu khai thác những khu vực phì nhiêu hơn do dân bản xứ bán nhượng lại cho họ. Lợi dụng sự hiện diện của người Việt trên lãnh thổ Chăm Pa, chúa Nguyễn bắt đầu can thiệp vào nội bộ của vương quốc này với danh nghĩa là bảo vệ quyền lợi cư dân người Việt. Sau đó, chính những cư dân Việt này tham gia vào các cuộc chiến tranh với Chăm Pa
Hậu quả các cuộc nội chiến giữa dân tộc Việt:
Trong cuộc Nam bắc phân tranh giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn, để tiến quân chống chúa Trịnh phương bắc, chúa Nguyễn đã phát động phong trào Nam Tiến về phía nam, tức là về phía lãnh thổ Chăm Pa để củng cố thế lực quân sự và kinh tế của mình.
Cuộc nội chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh đã biến lãnh thổ Chăm Pa (khu vực Phan Rang và Phan Rí) thành bãi chiến trường đẫm máu trong vòng 30 năm. Các tầng lớp lãnh đạo Chăm Pa chia thành hai phe nhóm do Tây Sơn và Nguyễn Ánh dựng lên. Khi chiếm Chăm Pa để làm cứ điểm quân sự, Nguyễn Ánh thành lập một chính quyền mới của vương quốc này thân Nguyễn Ánh. Và khi tiến quân vào Chăm Pa, Tây Sơn lại thanh trừng những phần tử người Chăm Pa theo Nguyễn Ánh để rồi thành lập một chính quyền khác thân của Tây Sơn.
Mất liên lạc với thế giới:
Trước năm 1471, Chăm Pa là hải cảng quan trọng trên đường hàng hải nối liền biển Nam Hải và Ấn Độ Dương, cũng là nơi tập trung nhiều tàu bè của các thương thuyền quốc tế. Sau khi thất thủ Đồ Bàn năm 1471, thất thủ Harek Kah Harek Dhei (Phú Yên ngày nay) năm 1611, và Nha Trang vào năm 1653, các tàu bè quốc tế không còn ghé bến Chăm Pa nữa. Chăm Pa hoàn toàn bị cô lập không còn đường dây liên lạc với các nước láng giềng kể từ thế kỷ thứ 17.
Mỹ nhân kế:
Năm 1301, nhân dịp viếng thăm Chăm Pa, thượng hoàng Trần Nhân Tông hứa gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô và Lý (khu vực tỉnh Thừa Thiên). Đối với Chăm Pa đây là món quà sính lễ quá đắt.
Năm Tân Mùi (1631), vua Chăm Pa là Po Romé (1627-1651) kết hôn với công nữ Ngọc Khoa của nhà Nguyễn mà sử liệu tiếng Chăm gọi là Bia Ut (công chúa miền bắc). Theo truyền thuyết của Chăm Pa, Bia Ut đến vương quốc này với một sứ mạng mà nhà Nguyễn đã giao phó, đó là làm thế nào để Po Romé chặt bỏ cây Kraik, biểu tượng cho thần quyền trấn giữ vương quốc này. Còn theo các học giả Chăm Pa, Bia Ut đến Chăm Pa làm gián điệp, nhằm báo cáo cho nhà Nguyễn biết mọi chi tiết liên quan đến tổ chức chính trị và quân sự của quốc gia này. Sau khi nhận đủ tin tức, nhà Nguyễn xuất quân tấn công Po Romé. Trong cuộc chiến này, Po Romé bị quân nhà Nguyễn vây bắt đem nhốt trong rọ sắt để khiêng về Thuận Hóa.
Thể chế liên bang lỏng lẻo:
Trong khi Đại Việt là một thể chế quân chủ tập quyền thì Chăm Pa không phải là quốc gia thống nhất, trung ương tập quyền, mà là một vương quốc liên bang lỏng lẻo với năm tiểu vương quốc đó là Indrapura, Amaravati, Vijaya, Kauthara và Panduranga. Mỗi tiểu vương quốc có vua chúa riêng, hành chánh riêng và cách điều hành riêng. Cơ cấu tổ chức này không phát huy mạnh được ý thức hệ đoàn kết của một dân tộc và thường làm suy yếu đi tiềm năng quân sự của quốc gia một khi vương quốc này bị tấn công bởi một nước láng giềng.
1
0
Bạch Ca
08/01/2018 11:08:19
Các mốc lịch sử làm "biến dạng" lãnh thổ Champa
Đến năm 1695 lãnh thổ của Đàng Trong đã đến quá Gia Định, vậy sao trong bài viết của tôi lại còn nói đến mốc thời gian thời vua Minh Mạng
Người Chăm có tất cả bao nhiêu tôn giáo và vì sao lại có người Chăm Islam ở Châu Đốc -An Giang? Trong khi, truyền thống của người Chăm là ko đi khỏi nơi cư trú.
Vậy, để tổng kết lại, trong bài viết này tôi xin trả lời tất cả câu hỏi trên và nếu bạn nào có muốn hỏi bất kỳ câu hỏi nào về Champa thì xin post lên. Nếu tôi ko trả lời được thì sẽ nhờ những người khác trả lời dùm.
Về vấn đề những cái mốc lịch sử làm biến dạng vương quốc Champa:
· 1069: Vua Lý Thánh Tông lấy mất 3 châu: Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính ( nay thuộc Quảng Bình và một phần Quảng Trị)
· 1306: Vua Chiêm là Chế Mân dâng 2 châu Ô và Lý để cưới công chúa Huyền Trân. Hai châu này đổi thành Châu Thuận và Châu Hóa ( gồm một phần Quảng Trị và Thừa Thiên)
· 1402: Hồ Quý Ly chiếm Ba Động và Cổ Lũy ( Quảng Nam, Quảng Ngãi)
· 1470: Vua Lê Thánh Tôn chiếm kinh đô Chà Bàn và đem sáp nhập vào Cổ Lũy
· 1611: Chúa Nguyễn Hòang chiếm Phú Yên
· 1653: Hiền vương Nguyễn Phúc Tần chiếm Khánh Hòa
· 1693: Chúa Nguyễn Phúc Chu chiếm Phan Rang và Phan Rí từ đó Chiêm Thành mất hẳn
Năm 1695 lãnh thổ Đàng Trong đến đâu
Vậy, qua đây ta có thể biết được lãnh thổ của Đàng Trong lúc này chỉ đến Phan Thiết. Vì vùng này trong thời điểm này vẫn còn thuộc về Chân Lạp. Qua đây, chắc chắn có người lại hỏi tôi rằng: Vậy sao 1679 Chúa Nguyễn lại dám cho phép những người Trung Quốc theo phong trào Phản Than Phục Minh vào trong vương quốc Chân Lạp. Chúng ta hãy đi ngược lại dòng thời gian vào năm 1620, khi công chúa Ngọc Vạn của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên được gã cho vua Chân Lạp là Chey Chatta II, và vị công chúa này sau đó đã được lên làm hòang hậu. Chính công chúa, trong quá trình " về làm dâu" nước Chân Lạp đã giúp cho Đàng Trong mở cỏi về phương Nam. Con của công chúa Ngọc Vạn sau này là vua Chân Lạp, gọi chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần bằng cậu, với mỗi quan hệ cậu cháu giữa hai đất nước, chúa Nguyễn đã khôn khéo cho người Trung Quốc cư trú trên đất Chân Lạp và mộng bành trướng về phương Nam.
Qua đó, ta thấy được cho đến năm 1693 vùng đất của Đàng Trong chỉ đến Phan Thiết. Mãi cho đến năm 1698, với việc kinh lý của Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Kỉnh ( Nguyễn Hữu Cảnh) mới vượt quá Gia Định. Từ Gia Định trở đi là lãnh thổ Mán Khảm của Mạc Cửu.
Người Chăm có bao nhiêu tôn giáo
Người Chăm cho đến thời điểm này, lịch sử xác nhận có tất cả 3 tôn giáo đã tồn tại ở vương quốc Champa : Bà La Môn, Phật giáo và Hồi giáo.
Trong Hồi giáo được chia làm hai nhánh. Đó là Hồi giáo củ ( Bà Ni) và Hồi giáo mới ( Islam)
Vì sao nguời Chăm lại rời khỏi nơi cư trú?
Việc rời khỏi nới cư trú của nguời Việt hay dân tộc khác đó là điều bình thường. Thế nhưng đối với dân tộc Chăm thì khác. Vì theo họ, vùng đất họ ở đã được các vị thần phù hộ, vịêc rời khỏi là điều ko thể chấp nhận được. Còn người Việt chiếm đất Chiêm Thành đó là do thần thánh muốn thế.
- Ta nhớ lại mốc 1832, khi Lê văn Khôi ( con nuôi của tả tướng quân Lê văn Duyệt) làm phản, trong đó được sự hợp sức rất đắc lực của người Chăm, với hy vọng sau khi Lê văn Khôi thành công họ sẽ được phục quốc. Thế nhưng, với sự tài lược của Minh Mạng, ông ta đã dẹp được lọan đảng này và xóa bỏ luôn khu tự trị Champa ở Phan rang, Phan Rí, kèm theo đó là truy tìm đồng đảng của Lê văn Khôi. Hành động này làm người Chăm hỏang sợ, họ di cư sang Komprong Chàm ( Cam Pu Chia) nhưng sau đó lại xuôi dòng Tonle Sap trở về miệt Hậu Giang.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×