Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vì sao không sử dụng ưu thế lai để làm giống?

1: Vì sao không sử dụng ưu thế lai để làm giống
2: Cho vú dụ về quần thể sinh vật
3: Trình bài có mối quan hệ sinh vật cùng loài và khác loài
8 trả lời
Hỏi chi tiết
5.527
13
0
Tiểu Khả Ái
13/03/2018 21:55:49
1. Người ta không dùng con lai F1, làm giống vì nếu làm giống thì ở đời sau, qua phân li, sẽ xuất hiện các kiểu gen đồng hợp về các gen lặn có hại, ưu thế lai giảm.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
0
Tiểu Khả Ái
13/03/2018 22:01:31
3.
Mối quan hệ

Hỗ trợ
Cộng sinh
Hợp tác chặt chẽ giữa 2 hay nhiều loài và tất cả các loài tham gia cộng sinh đều có lợi.
Nấm, vi khuẩn và tảo đơn bào cộng sinh trong địa y ; vi khuẩn lam cộng sinh trong nốt sần rễ cây họ Đậu ; trùng roi sống trong ruột mối ; vi khuẩn lam với san hô ...
Hội sinh
Hợp tác giữa 2 hay nhiều loài, trong đó 1 loài có lợi, còn loài kia không có lợi cũng chẳng có hại gì.
Hội sinh giữa cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ; cá ép sống bám trên cá lớn ...
Hợp tác
Hợp tác giữa 2 hay nhiều loài và tất cả các loài tham gia hợp tác đều có lợi. Khác với cộng sinh, quan hệ hợp tác không phải là quan hệ chặt chẽ và nhất thiết phải có đối với mỗi loài.
Hợp tác giữa chim sáo và trâu rừng ; chim mỏ đỏ và linh dương ; lươn biển và cá nhỏ.
Đối kháng
Cạnh tranh
Các loài tranh giành nguồn sống như thức ăn, chỗ ở ...trong mối quan hệ này, các loài đều bị ảnh hưởng bất lợi, tuy nhiên có một loài sẽ thắng thế còn các loài khác bị hại hoặc cả 2 đều bị hại.
Cạnh tranh giành ánh sáng, nước và muối khoáng ở thực vật ; cạnh tranh giữa cú và chồn ở trong rừng, chúng cùng hoạt động vào ban đêm và bắt chuột làm thức ăn...
Sinh vật này ăn sinh vật khác
Một loài sử dụng loài khác làm thức ăn, bao gồm : quan hệ giữa động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt (vật dữ - con mồi) và thực vật bắt sâu bọ.
Hươu, nai ăn cỏ ; hổ, báo ăn thịt hươu, nai; sói ăn thịt thỏ; cây nắp ấm bắt ruồi.
Kí sinh
Một loài sống nhờ trên cơ thể của loài khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể từ loài đó. Sinh vật “kí sinh hoàn toàn” không có khả năng tự dưỡng, sinh vật “nửa kí sinh” vừa lấy các chất nuôi sống từ sinh vật chủ, vừa có khả năng tự dưỡng.
Cây tầm gửi (sinh vật nửa kí sinh) kí sinh trên thân cây gỗ (sinh vật chủ) ; giun kí sinh trong cơ thể người.
Ức chế - cảm mhiễm
Một loài sinh vật trong quá trình sống đã vô tình gây hại cho các loài sinh vật khác.
Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm và chim ăn cá, tôm bị độc đó, ...; cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở xung quanh.
 
4
0
Tiểu Khả Ái
13/03/2018 22:04:14
2. Ví dụ về quần thể sinh vật:
1. Cá trắm cỏ trong ao
2. Voi ở khu bảo tồn Yokđôn
3. Ốc bưu vàng ở ruộng lúa
4. Sen trong đầm
5. Sim trên đồi
​6. Quần thể trâu rừng
0
1
0
1
Nguyễn Thành Trương
14/03/2018 08:39:26
Quan hệ cùng loài
Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể. Ví dụ : nhóm cây thông, nhóm cây bạch đàn, đàn kiến, bầy trâu.... Các sinh vật trong một nhóm thường hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.
Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể. Ví dụ : nhóm cây thông, nhóm cây bạch đàn, đàn kiến, bầy trâu.... Các sinh vật trong một nhóm thường hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.
Khi có gió bão, thực vật sống chụm thành nhóm có tác dụug giảm bớt sức thổi của gió, làm cây không bị đổ.
Động vật sống thành bầy đàn có lợi trong việc tìm kiếm được nhiều thức ăn hơn, phát hiện kẻ thù nhanh hơn và tự vệ tốt hơn.
Gặp điều kiện bất lợi (ví dụ : môi trường sống thiếu thức ăn hoặc nơi ờ chật chội, số lượng cá thể tăng quá cao, con đực tranh giành nhau con cái) các cá thể trong nhóm cạnh tranh nhau gay gắt, dẫn tới một số cá thể phải tách ra khỏi nhóm.
Quan hệ khác loài
Trong mối quan hệ khác loài, các sinh vật hoặc hỗ trợ hoặc đối địch với nhau. Quan hệ hỗ trợ là mới quan kệ có lợi (hoặc ít nhát không có hụi) cỉw tất cả các sinh vật. Trong quan hệ đối địch, một bèn sinh vật được lọi còn bèn kia bị hại hoặc cả hai bên cùng bị hại.
Các sinh vật khác loài có quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối địch (bàng 44):
- Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo, tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử dụng các sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp (hình 44.2).
- Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm.
- Hươu, nai và hổ cùng sống trong một cánh rừng, số lượng hươu, nai bị khống chế bởi số lượng hổ.
- Rận và bét sống bám trên da trâu bò. Chúng sống được nhờ hút máu cùa trâu, bò.
- Địa y sống bám trên cành cây.
- Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.
- Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng.
- Giun đũa sống trong ruột người.
- Vi khuẩn sống trong nốt sần ờ rễ cây họ Đậu (hình 44.3).
- Cây nắp ấm bắt côn trùng.
0
1
0
1
0
1

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k