LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vì sao Liên Xô và Mỹ tuyên bố kết thúc chiến tranh lạnh? Chiến tranh lạnh ảnh hưởng đến Việt Nam gi? Vì sao?

1. vi s lien xo va mi phai tuyen bo ket thuc chien tranh lanh ? ctranh lanh co anh huong den viet nam h ? visao
2. toan cau hoa la j..phan tich bieu hien cua toan cau hoa ? neu nhung tac dong tich cuc, tieu cuc cua toan cau hoa doi vs vnam?
3. trinh bay tinh hinh kte mi tu 1945-2000 ? viet nam hoc tap duoc gi tu mo hinh phat trien cua kinh te mi
5 trả lời
Hỏi chi tiết
483
1
0
doan man
21/10/2018 13:44:07
1. – Cuộc “Chiến tranh lạnh” kéo dài hơn bốn thập kỉ đã làm cho hai nước tốn kém và bị suy giảm thế mạnh trên nhiều mặt so với các cường quốc khác, đang đứng trước thách thức của sự phát triển thế giới.
– Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu… Các nước nước này đã trở thành những đối thủ đáng gờm đối với Mĩ. Còn Liên Xô lúc này nền kinh tế ngày càng lâm vào tình trạng trì tệ, khủng hoảng.
– Cuộc khoa học – kĩ thuật và sự giao lưu quốc tế về kinh tế, thương mại, văn hoá ngày càng phát triển rộng rãi. Cuộc “chiến tranh kinh tế” mang tính toàn cầu đòi hỏi phải có cục diện ổn định, đối thoại, hợp tác cùng phát triển.
-> Do vậy, hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đều cần phải thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
doan man
21/10/2018 13:49:36
câu 3. Nước Mĩ từ năm 1945 đến năm 1973
- Sau Chiến tranh thế giới thứ II, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ.
- Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
- Nguyên nhân:
+ Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng động, sáng tạo.
+ Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí.
+ Mĩ áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật để nâng cao năng suất lao động.
+ Các tổ hợp công nghiệp - quân sự, các công ti, tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và có hiệu quả trong và ngoài nước.
+ Các chính sách và biện pháp điều tiết của Nhà nước đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển.
Nước Mĩ từ năm 1973 đến năm 1991
- Năm 1973, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Mĩ lâm vào một cuộc khủng hoảng và suy thoái, kéo dài tới năm 1982.
- Từ năm 1983 trở đi, kinh tế Mĩ phục hồi và phát triển trở lại, nhưng cũng chỉ ở tốc độ trung bình so với Tây Âu và Nhật Bản. Tuy vẫn là nước đứng đầu thế giới về sức mạnh kinh tế - tài chính, nhưng tỉ trọng của kinh tế Mĩ giảm sút nhiều so với trước.
- Với Hiệp định Pari (1973) về Việt Nam, Mĩ rút quân về nước, các chính quyền Mĩ tiếp tục triển khai “chiến lược toàn cầu”, thực hiện sự đối đầu với Liên Xô thông qua cuộc Chiến tranh lạnh.
- Từ giữa những năm 80, Mĩ - Xô thực hiện chính sách đối thoại và hoà hoãn. Đến tháng 12 - 1989, Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh, mở ra thời kì mới trên trường quốc tế.
Nước Mĩ từ năm 1991 đến năm 2000
- Trong suốt thập kỉ 90, kinh tế Mĩ vẫn đứng đầu thế giới.
- Khoa học - kĩ thuật của Mĩ vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
- Về chính trị và đối ngoại, trong thập kỉ 90, chính quyền B.Clintơn theo đuổi ba mục tiêu cơ bản của chiến lược “Cam kết và mở rộng”. Đó là:
+ Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.
+ Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ
+ Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
- Sau khi Chiến tranh lạnh kế thúc (1989), trật tự hai cực Ianta tan rã (1991), Mĩ tìm cách vươn lên chi phối, lãnh đạo thế giới. Tuy nhiên thế giới không bao giờ chấp nhận, vụ khủng bố ngày 11 - 9 - 2001 đã chứng tỏ điều đó.
1
0
doan man
21/10/2018 13:51:56
2.
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế... trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hóa.
0
0
doan man
21/10/2018 13:56:05
2.

Có thể nhận biết toàn cầu hoá thông qua một số xu hướng, hầu hết các xu hướng đó bắt đầu từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Trong số đó có lưu thông quốc tế ngày càng tăng đối với hàng hoá, tiền tệ, thông tin và người; cùng với việc phát triển các công nghệ, tổ chức, hệ thống luật lệ và cơ sở hạ tầng cho việc lưu thông này. Hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận xung quanh sự tồn tại của một số xu hướng.

  • Gia tăng thương mại quốc tế với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới
  • Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầutư trực tiếp từ nước ngoài
  • Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công nghệ như Internet, các vệ tinh liên lạc và điện thoại
  • Gia tăng trao đổi văn hoá quốc tế, chẳng hạn như việc xuất khẩu các văn hoá phẩm như phim ảnh hay sách báo.
  • Toàn cầu hoá cũng tác động đến ý thức con người, khiến con người chú ý hơn đến những vấn đề có ảnh hưởng toàn cầu như vấn đề nóng lên của khí hậu, khủng bố, buôn lậu ma tuý và vấn đề nâng cao mức sốngở các nước nghèo.
  • Sự tràn lan của chủ nghĩa đa văn hoá và việc cá nhân ngày càng có xu hướng hướng đến đa dạng văn hoá, mặt khác, làm mất đi tính đa dạng văn hoá thông qua sự đồng hoá, lai tạp hoá, Tây hoá, Mỹ hoá hay Hán hoá của văn hoá.
  • Làm mờ đi ý niệm chủ quyền quốc gia và biên giới quốc gia thông qua các hiệp ước quốc tế dẫn đến việc thành lập các tổ chức như WTO và OPEC
  • Gia tăng việc đi lại và du lịch quốc tế
  • Gia tăng di cư, bao gồm cả nhập cư trái phép
  • Phát triển hạ tầng viễn thông toàn cầu
  • Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế
  • Gia tăng thị phần thế giới của các tập đoàn đa quốc gia
  • Gia tăng vai trò của các tổ chức quốc tế như WTO, WIPO, IMF chuyên xử lý các giao dịch quốc tế
  • Gia tăng số lượng các tiêu chuẩn áp dụng toàn cầu; v.d. luật bản quyền

Các rào cản đối với thương mại quốc tế đã giảm bớt tương đối kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai thông qua các hiệp ước như Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT). Các đề xuất của GATT cũng như WTO bao gồm:

  • Thúc đẩy thương mại tự do
    • Về hàng hoá: giảm hoặc bỏ hẳn các loại thuế quan; xây dựng các khu mậu dịch tự do với thuế quan thấp hoặc không có
    • Về tư bản: giảm hoặc bỏ hẳn các hình thức kiểm soát tư bản
    • Giảm, bỏ hẳn hay điều hoà việc trợ cấp cho các doanh nghiệp địa phương
  • Thắt chặt vấn đề sở hữu trí tuệ
    • Hoà hợp luật sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia (nói chung là thắt chặt hơn)
    • Công nhận sở hữu trí tuệ ở quy mô giữa các nước (v.d. bằng sáng chế do Việt Nam cấp có thể được Mỹ thừa nhận)

Có khá nhiều thảo luận mang tính học thuật nghiêm túc quanh việc xem toàn cầu hoá là một hiện tượng có thật hay chỉ là một sự đồn đại. Mặc dù thuật ngữ này đã trở nên phổ biến, nhiều học giả lý luận rằng các tính chất của hiện tượng này đã từng được thấy ở một thời điểm trước đó trong lịch sử. Tuy vậy, nhiều người cho rằng những dấu hiệu làm người ta tin là đang có tiến trình toàn cầu hoá, bao gồm việc gia tăng thương mại quốc tế và vai trò ngày càng lớn của các tập đoàn gia quốc gia, thực sự không rõ ràng như ta tưởng. Do vậy, nhiều học giả thích dùng thuật ngữ "quốc tế hoá" hơn là "toàn cầu hoá". Để cho đơn giản, vai trò của nhà nước và tầm quan trọng của các quốc gia lớn hơn nhiều trong khái niệm quốc tế hoá, trong khi toàn cầu hoá lại loại trừ vai trò các nhà nước quốc gia theo bản chất thực sự của nó. Chính vì vậy, các học giả này xem biên giới quốc gia, trong một nghĩa rộng, còn lâu mới mất đi, do vậy tiến trình toàn cầu hoá căn bản này vẫn chưa thể xảy ra, và có lẽ sẽ không bao giờ xảy ra vì dựa trên lịch sử thế giới người ta thấy rằng quốc tế hoá sẽ không bao giờ biến thành toàn cầu hoá — chẳng hạn như trường hợp Liên hiệp châu Âu và NAFTA hiện tại.

1
0
doan man
21/10/2018 13:57:34
2. biều hiện của toàn cầu hóa

Có thể nhận biết toàn cầu hoá thông qua một số xu hướng, hầu hết các xu hướng đó bắt đầu từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Trong số đó có lưu thông quốc tế ngày càng tăng đối với hàng hoá, tiền tệ, thông tin và người; cùng với việc phát triển các công nghệ, tổ chức, hệ thống luật lệ và cơ sở hạ tầng cho việc lưu thông này. Hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận xung quanh sự tồn tại của một số xu hướng.

  • Gia tăng thương mại quốc tế với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới
  • Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầutư trực tiếp từ nước ngoài
  • Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công nghệ như Internet, các vệ tinh liên lạc và điện thoại
  • Gia tăng trao đổi văn hoá quốc tế, chẳng hạn như việc xuất khẩu các văn hoá phẩm như phim ảnh hay sách báo.
  • Toàn cầu hoá cũng tác động đến ý thức con người, khiến con người chú ý hơn đến những vấn đề có ảnh hưởng toàn cầu như vấn đề nóng lên của khí hậu, khủng bố, buôn lậu ma tuý và vấn đề nâng cao mức sốngở các nước nghèo.
  • Sự tràn lan của chủ nghĩa đa văn hoá và việc cá nhân ngày càng có xu hướng hướng đến đa dạng văn hoá, mặt khác, làm mất đi tính đa dạng văn hoá thông qua sự đồng hoá, lai tạp hoá, Tây hoá, Mỹ hoá hay Hán hoá của văn hoá.
  • Làm mờ đi ý niệm chủ quyền quốc gia và biên giới quốc gia thông qua các hiệp ước quốc tế dẫn đến việc thành lập các tổ chức như WTO và OPEC
  • Gia tăng việc đi lại và du lịch quốc tế
  • Gia tăng di cư, bao gồm cả nhập cư trái phép
  • Phát triển hạ tầng viễn thông toàn cầu
  • Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế
  • Gia tăng thị phần thế giới của các tập đoàn đa quốc gia
  • Gia tăng vai trò của các tổ chức quốc tế như WTO, WIPO, IMF chuyên xử lý các giao dịch quốc tế
  • Gia tăng số lượng các tiêu chuẩn áp dụng toàn cầu; v.d. luật bản quyền

Các rào cản đối với thương mại quốc tế đã giảm bớt tương đối kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai thông qua các hiệp ước như Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT). Các đề xuất của GATT cũng như WTO bao gồm:

  • Thúc đẩy thương mại tự do
    • Về hàng hoá: giảm hoặc bỏ hẳn các loại thuế quan; xây dựng các khu mậu dịch tự do với thuế quan thấp hoặc không có
    • Về tư bản: giảm hoặc bỏ hẳn các hình thức kiểm soát tư bản
    • Giảm, bỏ hẳn hay điều hoà việc trợ cấp cho các doanh nghiệp địa phương
  • Thắt chặt vấn đề sở hữu trí tuệ
    • Hoà hợp luật sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia (nói chung là thắt chặt hơn)
    • Công nhận sở hữu trí tuệ ở quy mô giữa các nước (v.d. bằng sáng chế do Việt Nam cấp có thể được Mỹ thừa nhận)

Có khá nhiều thảo luận mang tính học thuật nghiêm túc quanh việc xem toàn cầu hoá là một hiện tượng có thật hay chỉ là một sự đồn đại. Mặc dù thuật ngữ này đã trở nên phổ biến, nhiều học giả lý luận rằng các tính chất của hiện tượng này đã từng được thấy ở một thời điểm trước đó trong lịch sử. Tuy vậy, nhiều người cho rằng những dấu hiệu làm người ta tin là đang có tiến trình toàn cầu hoá, bao gồm việc gia tăng thương mại quốc tế và vai trò ngày càng lớn của các tập đoàn gia quốc gia, thực sự không rõ ràng như ta tưởng. Do vậy, nhiều học giả thích dùng thuật ngữ "quốc tế hoá" hơn là "toàn cầu hoá". Để cho đơn giản, vai trò của nhà nước và tầm quan trọng của các quốc gia lớn hơn nhiều trong khái niệm quốc tế hoá, trong khi toàn cầu hoá lại loại trừ vai trò các nhà nước quốc gia theo bản chất thực sự của nó. Chính vì vậy, các học giả này xem biên giới quốc gia, trong một nghĩa rộng, còn lâu mới mất đi, do vậy tiến trình toàn cầu hoá căn bản này vẫn chưa thể xảy ra, và có lẽ sẽ không bao giờ xảy ra vì dựa trên lịch sử thế giới người ta thấy rằng quốc tế hoá sẽ không bao giờ biến thành toàn cầu hoá — chẳng hạn như trường hợp Liên hiệp châu Âu và NAFTA hiện tại.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư