máu là một dạng tế bào chuyên biệt hóa cao độ phù hợp với chức năng trao đổi khí ở môi trường trong. ở một số đoạn mạch trong cơ thể như động mạch chủ, tĩnh mạch phổi, phần bên trái của trái tim thì máu có màu đỏ tươi do Hb trong hồng cầu có khả năng tạo màu đỏ do kết hợp với oxi trong quá trình trao đổi khí ở phổi. ngoài ra ở những đoạn mạch như tĩnh mạch chủ, động mạch phổi và phần bên phải của trái tim máu có màu đỏ thẫm do kết hợp với cacbon dioxide ở môi trường trong cơ thể để trao đổi khí với môi trường ngoài. như vậy máu có màu đỏ khi ở trong cơ thể (bao gồm đỏ thẫm lẫn đỏ tươi). nhưng khi ở ngoài không khi (nhất là sau khi để lâu) thì máu sẽ chuyển sang màu đỏ sẫm do máu đang dần khô lại và do những tác nhân ngoại cảnh mà các tế bào máu bị hư hỏng, mất chức năng kết hợp với oxi để có màu đỏ tươi, không còn khả năng giữ những oxi đang liên kết yếu với hồng cầu. và do cấu trúc các tế bào máu (nhất là hồng cầu) bị phá vỡ dẫn đến xuất hiện màu đỏ sẫm của haemoglobin và sắt lộ rõ.
ngoài ra ở ngoài không khí các tế bào tiểu cầu của máu bị gặp kích thích không khí bên ngoài môi trường sẽ bị vỡ ra và giải phóng enzyme serine protease. dưới tác dụng của enzyme này thì chất sinh tơ máu (có sẵn trong huyết tương) sẽ kết hợp với ion Ca++ để tạo thành tơ máu liên kết với nhau và kết dính các thành phần của máu như các tế bào máu, các thành phần các của máu để tạo thành khối máu đông cũng cho màu đặc trưng là đỏ sậm.