5. Cách khắc phục sâu bệnh hại (phòng trừ sâu bệnh)
Giám sát thường xuyên
Giám sát vườn nhà mình thường xuyên không chỉ nắm rõ tình hình sâu bệnh mà còn biết được cây trồng đang gặp vấn đề gì bất thường, kiểm sát chu kỳ sinh trưởng, phát triển của cây.
Mình khuyên các bạn nên chuẩn bị một cuốn sổ ghi lại toàn bộ sự thay đổi của vườn cây như:
- Các loại bệnh, sâu bệnh bị mắc phải trong vụ
- Tình trạng bệnh trước, trong và sau trị
- Tình hình phát triển của cây trong từng khoảng thời gian. (kích thước, độ ra hoa, tỉ lệ rụng, tỉ lệ đậu quả, tỉ lệ quả rụng…)
- Và những gì bạn cho là cần thiết
Các bạn ghi càng nhiều thì càng có nhiều thông tin cho các vụ sau biết các khắc phục phòng trừ tốt hơn.
Về phương pháp mình khuyên các bạn có thể theo phương pháp mà mình gọi nó là đường Zic Zắc. Vừa tiết kiệm thời gian để làm các công việc khác vừa có thể kiểm tra tổng thể toàn vườn trước khi sâu bệnh diễn biến xấu.
Bẫy bắt côn trùng
Những con ruồi giấm có thể được bắt bằng bẫy mồi .
Ví dụ, lấy chai nhựa có lỗ nhỏ có thể được đổ đầy nước, một số nước tiểu gia súc, trái cây và một ít nước tẩy rửa hoặc nước xà phòng. Những chai này sau đó được treo trên cây và kiểm tra ba ngày một lần.
Dùng bẫy màu vàng có chất kết dính để bắt các loài rệp hay sâu ăn lá cũng rất hiệu quả. Dùng bẫy màu cam thì dễ bắt những con ruồi trắng, và xanh dùng để kiểm soát bọ trĩ.
Bẫy đèn thích hợp dùng để bắt các loài sâu hại hoạt động ban đêm như sâu bướm kể cả sâu đục thân lẫn sâu đục bông cũng có thể áp dụng theo các thức bẫy đèn.
Và đây là hướng dẫn cơ bản cách làm các bạn có thể thay đổi theo điều kiện chuẩn bị của các bạn đến đâu nhé!
Đóng bao ngăn côn trùng gây hại
Đóng bao là cách khá phổ biến tại Việt Nam để ngăn côn trùng làm hại trái nhưng cũng có hạn chế là không thể bảo bệ được cả lá và cành cây vì chi phí nếu dùng cho cả cây sẽ rất tốn (tất nhiên là nếu bạn có điều kiện thì nó không phải là nhược điểm nhé