Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ 2 kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
880
2
3
Trần Thị Huyền Trang
17/12/2017 20:47:10
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Nhật Bản là nước bại trận và lần đầu tiên trong lịch sử của mình bị quân đội nước ngoài chíêm đong. Sau chiến tranh, đất nước Nhật Bản mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề; đồng thời xuấn hiện nhiều khó khăn bao trùm đất nước : thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn lương thực, thực phẩm và hàng hoá, lạm phát nặng nề...
Nhưng cũng ngay sau chiến tranh, dưới chế độ của quân Mĩ, một loạt các cải cách dân chủ được tiến hành như ban hành hiến Pháp mới ( 1946) có nhiều nộ dung tiến bộ; thực hiện cải cách ruộng đất (1946-1949), xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị các tội phạm chiến tranh; giải giáp các lực lượng vũ trang; giải thể các công ty độc quyền lớn; thanh lọc các phần tử phát xít ra khỏi các cơ quan nhà nước; ban hành các quyền tự do dân chủ ( luật công đoàn, đề cao địa vị của phụ nữ, trường học tác khỏi ảnh hưởng tôn giáo...). Những cải cách này đã mang lại luông không khí mới đối với các tầng lớp nhân dân và là một nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.
Trong những năm đầu bị chiếm đóng sau chiến tranh, kinh tế Nhật Bản chìm đắm trong lạm phát, thiếu thốn. Nhưng cùng với những cải cách về chính trị-xã hội, các chính sách ổn định và phát triển kinh tế năm 1949-50 đã đặt cơ sở cho sự trở lại thị trường thế giới của Nhật Bản.
Tiếp đó, Nhật bước vào thời kỳ tăng trưởng cao kéo dài cho đến những năm đầu 1970.
Tốc độ tăng trưởng trung bình ngày càng cao:
1955-60: 8,5%
1960-65: 9,8%
1965-71: 11,2%
GNP năm 1970 đạt 199,8 tỷ USD tăng hơn 8,3 lần so với 23,9 tỷ USD của năm 1955.
GNP/đầu người là 6270 USD vào năm 1969, so với .....
Tổng kim ngạch ngoại thương tăng 25 lần trong 20 năm (1950-70).
Dự trữ ngoại tệ từ 1,8 tỷ USD năm 1960 tăng lên 15 tỷ USD năm 1971.
Chính phủ duy trì được một ngân sách cân bằng cho đến giữa những năm 1960 với các chính sách thắt chặt tài chính và mở rộng tiền tệ.
Lao động chuyển dịch mạnh từ nông thôn vào các ngành công nghiệp chế tạo.
Năng suất lao động tăng nhanh: trung bình 11,5% trong khoảng 1963-73.
Nhưng chính sự thần kỳ của nền kinh tế Nhật cũng làm nẩy sinh nhiều vấn đề lớn:
phụ thuộc ngày càng tăng vào thị trường và nguồn nguyên nhiên liệu bên ngoài; ô nhiễm môi trường nặng nề. Đặc biệt là mâu thuẫn thương mại với các bạn hàng, nhất là Mỹ, ngày càng gay gắt.
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973-74 là nhân tố chủ yếu kết thúc sự thần kỳ Nhật Bản. Nhưng đây không phải là nhân tố duy nhất mà chỉ là đòn quyết định đánh vào kinh tế Nhật, làm bộc lộ những mâu thuẫn đã tích tụ sau kỷ nguyên tăng trưởng cao. Lạm phát đã bùng nổ ngay sau khi dầu mỏ tăng giá. Năm 1974 giá bán buôn tăng 37% và giá tiêu dùng tăng gần 25%. Tiền lương phải tăng theo càng thúc đẩy lạm phát. Mức giá năng lượng năm 1985 gấp 8 lần năm 1970. Người tiêu dùng đã có lúc hoảng sợ phải mua hàng để tích trữ.
Tình hình đã buộc Nhật phải đẩy mạnh cải cách cơ cấu kinh tế nhằm hạn chế tác động của các nhân tố tiêu cực, bước vào thời kỳ tăng trưởng ổn định và quốc tế hoá nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng trong những năm 1974-85 chỉ còn trung bình 4,3%, chưa bằng một nửa của thời kỳ trước đó nhưng vẫn cao nhất trong các nước OECD.
Thời kỳ này Nhật chú trọng phát triển các ngành công nghệ mới, ít tiêu hao nguyên liệu, năng lượng; thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ. Chính vì vậy đã chủ động đối phó được với cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ hai (1979-80): kinh tế không hỗn loạn, lạm phát được kiểm soát, giá cả ổn định và tăng trưởng kinh tế giữ được ở mức khoảng 3%.
Do xuất khẩu vẫn giữ vai trò trung tâm của sự phát triển, đồng Yên yếu càng thúc đẩy xuất khẩu.Thêm nữa, đầu những năm 1980 kinh tế tòan cầu suy thoái, nhu cầu dầu mỏ giảm xuống buộc OPEC từ năm 1983 phải giảm giá dầu. Các yếu tố này làm cho thặng dư mậu dịch của Nhật ngày càng lớn và mâu thuẫn với các bạn hàng nhất là Mỹ và EU càng gay gắt. Hiệp định Plaza tháng 9/1985 đã nhất trí thoả thuận giảm giá đồng đôla và đồng Yên đã lên giá gấp đôi, từ chỗ 260 Yên/1USD năm 1985 lên 130 Yên/1USD năm 1987.
Đồng yên lên giá có làm kinh tế Nhật suy thoái trong 2 năm 1985 và 1986 nhưng không làm giảm khả năng xuất khẩu của NB mà lại dẫn tới cạnh tranh quốc tế gay gắt hơn theo hướng giành hiệu quả cao. Nhật chuyển các cơ sở sản xuất có giá trị gia tăng thấp ra nước ngoài bằng đầu tư trực tiếp (1982: 7,7 tỷ USD; 1988: 44 tỷ USD; 1990: 56,9 tỷ USD), tạo ra những địa bàn sản xuất với giá thành thấp. Ở trong nước đổi mới kỹ thuật hơn nữa để chuyển sang sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Các biện pháp cải cách kinh tế theo hướng mở cửa thị trường, thúc đẩy nhập khẩu và kiềm chế xuất khẩu quá mức, giảm thuế thu nhập, kích cầu trong nước, tăng đầu tư công trình công cộng.... cũng đồng thời được thực hiện.
Thành công về tổng thể của những cố gắng này đã giúp kinh tế Nhật phục hồi từ cuối năm 1987 và duy trì được mức phát triển trung bình 5,3% cho đến năm 1990.
Phần lớn nguồn vốn để mở rộng sản xuất của NB vào cuối những năm 1980 là có được thông qua lạm phát tài sản trong các thị trường chứng khoán, ngân hàng và bất động sản mà người Nhật gọi là "Nền kinh tế bong bóng". Bong bóng này được tạo ra thông qua sự kết hợp của lãi xuất cho vay thấp của ngân hàng, việc nới lỏng từng phần các quy định tài chính, sự tăng giá trên thị trường chứng khoán Tokyo, và giá bất động sản tăng vọt phi lý. Lo ngại trước hiện tượng khác thường này, ngân hàng NB đã ban hành chính sách lãi suất cao vào năm 1990 và đầu năm 1991. Chính sách này có làm giảm cơn sốt vay tiền đầu tư vào bất động sản và mua cổ phiếu (giá cổ phiếu trung bình trên thị trường chứng khoán Nikkei giảm từ 40.000 cuối năm 1989 xuống gần 16.000 cuối năm 1992). Nhưng do có quá nhiều khoản vay lớn bị trói buộc vào kinh doanh bất động sản và chứng khoán nên lúc kinh tế bong bóng xẹp xuống cũng là lúc mà các ngân hàng Nhật Bản đứng trước một núi các khoản nợ khó đòi hay không đòi được. Hệ thống tài chính tiền tệ NB rơi vào tình trạng khó khăn, không thực hiện được chức năng của nó đối với nền kinh tế, buộc chính phủ phải đưa ra các biện pháp cứu trợ.
Bước vào thập kỷ 1990, kinh tế NB suy giảm triền miên, chuyển sang một thời kỳ ảm đạm chưa từng có, nhiều người còn cho rằng nó đang ở trong đường hầm không lối thoát.
Sự suy thoái của kinh tế Nhật có nhiều nguyên nhân, trong đó nổi lên là sự đổ vỡ của nền kinh tế bong bóng; sự yếu kém của hệ thống tài chính ngân hàng; sự già hoá của dân số với mức chi quá lớn của hệ thống phúc lợi xã hội; sự yếu kém của bộ máy nhà nước.... Đã đến lúc Nhật Bản phải có một cuộc cải cách sâu rộng để chuyển sang một thời kỳ mới. Không phải là thời kỳ học theo để đuổi kịp phương Tây mà là thời kỳ sáng tạo, tự vạch đường đi cho mình theo hướng toàn cầu hoá, trí thức hoá nền kinh tế.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
2
Deano
17/12/2017 20:48:08
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Nhật Bản là nước bại trận và lần đầu tiên trong lịch sử của mình bị quân đội nước ngoài chíêm đong. Sau chiến tranh, đất nước Nhật Bản mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề; đồng thời xuấn hiện nhiều khó khăn bao trùm đất nước : thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn lương thực, thực phẩm và hàng hoá, lạm phát nặng nề...
2
1
Deano
17/12/2017 20:49:18
-Chỉ cần giải thích vì sao thôi, đâu cần coppy hết như vậy. Toàn bộ phần dưới đều là về sự tăng trường kinh tế của Nhật đó chứ Fla
-Cho mk 5sao nha-

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×