Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vì sao vua Quang Trung qua đời?

8 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.266
2
0
Mr_Cu
07/03/2017 20:03:39
Có thể nguyên nhân chính: Đột Quỵ
Bàn luận
Cái chết của Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ mãi mãi để lại những nghi vấn cho hậu thế. Đó là cái chết đột ngột, bất ngờ, không bình thường, khi ông mới ở tuổi 40 và đang sung sức. Sách Đại Nam chính biên liệt truyện (Quốc sử quán triều Nguyễn) chép: “Huệ trong lúc lấy kinh đô Phú Xuân có mạo phạm vào lăng tẩm Liệt thánh. Một ngày kia, đương ngồi, thình lình bắt đầu xây xẩm rồi ngã ra hôn mê. Mơ màng thấy một lão trượng đầu bạc áo trắng, cầm gậy sắt từ không trung đi đến, mắng rằng: “Ông cha mày đều sinh ở đất vua, mày sao dám mạo phạm vào lăng tẩm?”. Nói dứt lời liền lấy gậy sắt đánh nơi trán Huệ. Huệ ngã xuống bất tỉnh, hồi lâu mới tỉnh
lại. Từ ấy bệnh ngày càng nặng…” Gạt bỏ phần hoang đường do các sử gia nhà Nguyễn bịa ra để đề cao triều Nguyễn, ta có thể thấy rõ cốt lõi sự thật về cái chết của Hoàng đế Quang Trung. Đó là: ông đang ngồi làm việc thì bất thình lình bị xây xẩm mặt mày rồi ngã ra hôn mê, một hồi lâu được cấp cứu mới tỉnh lại. Sau đó, bệnh càng ngày càng nặng. Xét triệu chứng của hiện tượng trên, ta có thể suy đoán Nguyễn Huệ bị bệnh cao huyết áp do làm việc quá căng thẳng, suy nghĩ nhiều, dẫn đến tai biến mạch máu não. Đối với căn bệnh này, trình độ y học thời bấy giờ đành phải bó tay, dù triều đình có các lương y tài giỏi bên cạnh như Nguyễn Gia Phan, Nguyễn Hoành (còn với nền y học của thời đại chúng ta, bệnh này nếu có thể cứu sống được cũng để lại di chứng nặng nề cho người bệnh như ngớ ngẩn, mất trí nhớ, liệt nửa người…). Tóm lại, đây là một căn bệnh hiểm nghèo ngay cả với nền y học cuối thế kỷ XX. Về cái chết của Hoàng đế Quang Trung, ta cũng có thể nêu một giả thiết khác. Sách Hoàng Lê nhất thống chí ghi: “… Vừa lúc ấy thì vua Quang Trung bị bệnh rồi mất. Hôm ấy nhằm ngày mùa thu, tháng 8 năm Nhâm Tý (1792), sau khi lên ngôi Hoàng đế được 5 năm. Trước đó, khi sứ nhà Thanh sang phong, vua Thanh đã ban cho vua Quang Trung chiếc áo bào, trong có thêu bảy chữ bằng kim tuyến: Xa tâm chiết trục, đa điền thử. Bấy giờ không ai hiểu ra sao, thì ra đến lúc này mới nghiệm”. “Xa tâm chiết trục, đa điền thử” nghĩa đen là: bụng xe gãy trục, nhiêu chuột đồng. Chữ Xa và chữ tâm hợp lại thành chữ Huệ – tên vua Quang Trung. Chuột thuộc về Tý, ý nói năm Tý vua Quang Trung chết. Không phải ngẫu nhiên mà các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí gắn cái chết của Hoàng đế Quang Trung với chiếc áo bào vua Thanh tặng. Phải chăng người chép sử muốn kín đáo gửi gắm lại cho hậu thế một nghi án rằng: chính chiếc áo bào là nguyên nhân gây nên cái chết của vua Quang Trung? Phải chăng triều đình Tây Sơn và vua Quang Trung đã mất cảnh giác với chiếc áo bào, có thể đã được tẩm một chất độc nào đấy? Và chính chất độc từ áo đã ngấm dần qua lỗ chân lông người mặc và gây nên cái chết của vua Quang Trung? Sau đại thắng mùa xuân Kỷ Dậu (1789), mấy chục vạn quân Thanh bị tiêu diệt, mấy chục vạn gia đình thân nhân của binh lính nhà Thanh phải chịu tang tóc. Trong bối cảnh đó, chẳng lẽ vua Càn Long và triều đình nhà Thanh không có một chút thù hận nào đó với vua Quang Trung? Đành rằng với tài ngoại giao khéo léo của Ngô Thì Nhậm, lại có sự thu xếp bên trong của Phúc Khang An, nhưng sự dễ dãi của Càn Long và triều đình nhà Thanh đối với nhà Tây Sơn vẫn làm chúng ta nghi
ngờ. Triều đình Tây Sơn xin bỏ lệ cống người vàng, liền được chấp thuận. Càn Long lại coi Quang Trung như con (Càn Long hơn Nguyễn Huệ 42 tuổi). Dễ dãi đến mức Quang Trung đòi đất hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây mà Càn Long cũng chấp thuận thì thật đáng ngờ! Phải chăng sự dễ dãi bên ngoài đó là để làm cho Quang Trung mất cảnh giác nên bị hại ngầm bên trong? Đành rằng khi Càn Long yêu cầu Nguyễn Huệ phải đích thân sang Yên Kinh (1790), triều đình Tây Sơn đã phải dùng kế cho người đóng giả vua
Quang Trung, đó là sự cảnh giác cần thiết. Rồi khi Nguyễn Quang Thuỳ (con Nguyễn Huệ) trong đoàn đi sứ, nửa chừng bị ốm phải trở về (có thể là vờ ốm), đây cũng là sự cảnh giác cần thiết. Nhưng chúng ta vẫn có quyền nghi vấn về sự sơ suất của triều đình Tây Sơn và Hoàng đế Quang Trung đối với chiếc áo này. Sau khi Quang Trung mất, mộ táng ở phái Nam sông Hương. Gia Long lấy được Phú Xuân đã cho quật phá lăng mộ Quang Trung. Vì vậy, vấn đề tìm lại vị trí lăng mộ vua Quang Trung là một việc làm cần thiết, hợp với tình cảm, nguyện vọng và lòng ngưỡng mộ của nhân dân ta đối với vị Hoàng đế anh hùng. Gần đây, qua tìm tòi khảo sát, nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đắc Xuân đã đồng nhất vị trí phủ Dương Xuân của chúa Nguyễn với Đan Dương lăng – lăng Hoàng đế Quang Trung. Đây là một hướng tìm tòi đúng đắn, cần được đầu tư thêm. Sau khi Quang Trung mất, triều đình Tây Sơn không muốn sứ đoàn nhà Thanh sang viếng tang
đi sâu vào nội địa nước ta, nên đã làm mộ giả của vua Quang Trung ở làng Linh Đường (thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội ngày nay). Đây là một sự đề phòng đúng đắn bởi khi Quang Trung mất, triều đình Tây Sơn trong lúc bối rối, có thể bộc lộ nhiều sơ hở và nhược điểm, không thể để lộ cho người ngoài biết. Vì vậy, việc làm một ngôi mộ giả ở làng Linh Đường là cần thiết, nhất cử lưỡng tiện. Gần đây, trong cuốn “Bí mật mộ cố Linh Đường” một số tác giả (Nguyễn Tài Học, Nguyễn Mạnh Cường) cho rằng: lăng đá Linh Đường là mộ
của bà Nguyễn Thị Hoa Dung, vợ Trịnh Doanh (mẹ
Trịnh Sâm, bà nội Trịnh Tông, Trịnh Cán), đã được các triều thần Tây Sơn chọn làm mộ giả của vua Quang Trung. Theo chúng tôi, giả thiết này khó có thể chấp nhận. Một là, khi Quang Trung mất, triều đại Tây Sơn đang ở thời điểm cực thịnh, làm gì không bỏ ra được một ít công của, xây lăng cho vị Hoàng để lừng lẫy của mình (dù là lăng giả) mà lại phải “mượn” lăng của một người phụ nữ? Theo các tác giả cuốn sách trên, để biến mộ bà Hoa Dung thành mộ giả vua Quang Trung, người ta đã cho tu sửa và xây dựng lại toàn bộ cấu trúc bề ngoài của mộ. Nếu thế thì sao người ta không cho xây dựng hẳn một ngôi mộ mới ở một vị tri khác, công của bỏ ra cũng chỉ tốn đến thế mà thôi? Hai là, khi sang viếng tang, không lẽ cả đoàn sứ bộ nhà Thanh và các đại thần triều Tây Sơn lại phải tế lễ, bái lạy và dâng hương trước lăng mộ của một người phụ nữ thuộc một triều đại thù địch đã bị tiêu diệt? Điều đó thật khó chấp nhận đối với các đại thần nhà Tây Sơn. Vì những lẽ trên, lăng đá Linh Đường hiện còn không thể là mộ giả của vua Quang Trung. Mộ giả của vua Quang Trung đã bị Gia Long quật phá sau
khi chiếm được thành Thăng Long (1802). Với chính sách tận diệt của triều Nguyễn, không một di tích nào của triều đại Tây Sơn có thể tồn tại được, huống chi là lăng mộ (dù là giả) của vua Quang Trung! Sau khi vua Quang Trung mất, nội bộ triều Tây Sơn lục đục, tranh giành quyền thế. Các đại than gây bè cánh, sát hại lẫn nhau. Vua Cảnh Thịnh còn nhỏ tuổi, nhu nhược, không thể khống chế được các đại thần khiến nội bộ ngày càng rối ren. Triều đại Tây Sơn suy yếu dần, để mất nước mươi năm sau đó. Gia Long – nhờ thế lực của Pháp – lấy lại được bờ cõi. Nước ta càng ngày càng bị lệ thuộc vào Pháp và cuối cùng, bị Pháp thống trị. Có thể nói: cái chết của Hoàng đế Quang Trung đã làm cho lịch sử rẽ sang một huớng khác, hoàn toàn bất lợi cho dân tộc Việt Nam mà những người đương thời chưa thể lường hết được.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Trinh Le
07/03/2017 20:03:51
Sách Hoàng Lê nhất thống chí ghi: “… Vừa lúc ấy thì vua Quang Trung bị bệnh rồi mất. Hôm ấy nhằm ngày mùa thu, tháng 8 năm Nhâm Tý (1792), sau khi lên ngôi Hoàng đế được 5 năm. Trước đó, khi sứ nhà Thanh sang phong, vua Thanh đã ban cho vua Quang Trung chiếc áo bào, trong có thêu bảy chữ bằng kim tuyến: Xa tâm chiết trục, đa điền thử. Bấy giờ không ai hiểu ra sao, thì ra đến lúc này mới nghiệm”. 
“Xa tâm chiết trục, đa điền thử” nghĩa đen là: bụng xe gãy trục, nhiêu chuột đồng. Chữ Xa và chữ tâm hợp lại thành chữ Huệ – tên vua Quang Trung. Chuột thuộc về Tý, ý nói năm Tý vua Quang Trung chết. Không phải ngẫu nhiên mà các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí gắn cái chết của Hoàng đế Quang Trung với chiếc áo bào vua Thanh tặng. Phải chăng người chép sử muốn kín đáo gửi gắm lại cho hậu thế một nghi án rằng: chính chiếc áo bào là nguyên nhân gây nên cái chết của vua Quang Trung? Phải chăng triều đình Tây Sơn và vua Quang Trung đã mất cảnh giác với chiếc áo bào, có thể đã được tẩm một chất độc nào đấy? Và chính chất độc từ áo đã ngấm dần qua lỗ chân lông người mặc và gây nên cái chết của vua Quang Trung? 
Sau đại thắng mùa xuân Kỷ Dậu (1789), mấy chục vạn quân Thanh bị tiêu diệt, mấy chục vạn gia đình thân nhân của binh lính nhà Thanh phải chịu tang tóc. Trong bối cảnh đó, chẳng lẽ vua Càn Long và triều đình nhà Thanh không có một chút thù hận nào đó với vua Quang Trung? Đành rằng với tài ngoại giao khéo léo của Ngô Thì Nhậm, lại có sự thu xếp bên trong của Phúc Khang An, nhưng sự dễ dãi của Càn Long và triều đình nhà Thanh đối với nhà Tây Sơn vẫn làm chúng ta nghi ngờ. 
Triều đình Tây Sơn xin bỏ lệ cống người vàng, liền được chấp thuận. Càn Long lại coi Quang Trung như con (Càn Long hơn Nguyễn Huệ 42 tuổi). Dễ dãi đến mức Quang Trung đòi đất hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây mà Càn Long cũng chấp thuận thì thật đáng ngờ! Phải chăng sự dễ dãi bên ngoài đó là để làm cho Quang Trung mất cảnh giác nên bị hại ngầm bên trong? Đành rằng khi Càn Long yêu cầu Nguyễn Huệ phải đích thân sang Yên Kinh (1790), triều đình Tây Sơn đã phải dùng kế cho người đóng giả vua Quang Trung, đó là sự cảnh giác cần thiết. Rồi khi Nguyễn Quang Thuỳ (con Nguyễn Huệ) trong đoàn đi sứ, nửa chừng bị ốm phải trở về (có thể là vờ ốm), đây cũng là sự cảnh giác cần thiết. Nhưng chúng ta vẫn có quyền nghi vấn về sự sơ suất của triều đình Tây Sơn và Hoàng đế Quang Trung đối với chiếc áo này.
0
1
Đức Chìa
07/03/2017 20:04:22
Tại vì trong lúc làm việc thì Vua Quang Trung đã bị đột quỵ
0
1
Thiện Lê
07/03/2017 20:04:38
bị bênh tai biến. đột quỵ chết
0
1
Đức Chìa
07/03/2017 20:08:51
uk.các bạn đánh giá sao hộ mình kái
1
1
Đức Chìa
09/03/2017 21:27:03
Có thể nguyên nhân chính: Đột Quỵ Bàn luận Cái chết của Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ mãi mãi để lại những nghi vấn cho hậu thế. Đó là cái chết đột ngột, bất ngờ, không bình thường, khi ông mới ở tuổi 40 và đang sung sức. Sách Đại Nam chính biên liệt truyện (Quốc sử quán triều Nguyễn) chép: “Huệ trong lúc lấy kinh đô Phú Xuân có mạo phạm vàolăng tẩm Liệt thánh. Một ngày kia, đương ngồi, thình lình bắt đầu xây xẩm rồi ngã ra hôn mê. Mơ màng thấy một lão trượng đầu bạc áo trắng, cầm gậy sắt từ không trung điđến, mắng rằng: “Ông cha mày đều sinh ở đất vua, mày sao dám mạo phạm vào lăng tẩm?”. Nói dứt lời liền lấy gậy sắt đánh nơi trán Huệ. Huệ ngã xuống bất tỉnh, hồi lâu mới tỉnh lại. Từ ấy bệnh ngày càng nặng…” Gạt bỏ phần hoang đường do các sử gia nhà Nguyễn bịa ra để đề cao triều Nguyễn, ta có thể thấy rõ cốt lõi sự thật về cái chết của Hoàng đế Quang Trung. Đó là: ông đang ngồi làm việc thì bất thình lình bị xây xẩm mặt mày rồi ngã ra hôn mê, một hồi lâu được cấp cứu mới tỉnh lại. Sau đó, bệnh càng ngày càng nặng. Xét triệu chứng của hiện tượng trên, ta có thể suy đoán Nguyễn Huệ bị bệnh cao huyết áp do làm việc quá căng thẳng, suy nghĩ nhiều, dẫn đến tai biến mạch máu não. Đối với căn bệnh này, trình độ y học thời bấy giờ đành phải bó tay, dù triều đình có các lương y tài giỏi bên cạnh như Nguyễn Gia Phan, Nguyễn Hoành (còn với nền y học của thời đại chúng ta, bệnh này nếu có thể cứu sống được cũng để lại di chứng nặngnề cho người bệnh như ngớ ngẩn, mất trí nhớ, liệt nửa người…). Tóm lại, đây là một căn bệnh hiểm nghèo ngay cả với nền y học cuối thế kỷ XX. Về cái chết của Hoàng đế Quang Trung, ta cũng có thể nêu một giả thiết khác. Sách Hoàng Lê nhất thống chí ghi: “… Vừa lúc ấy thìvua Quang Trung bị bệnh rồi mất. Hôm ấy nhằm ngày mùa thu, tháng 8 năm Nhâm Tý (1792), sau khi lên ngôi Hoàng đế được 5 năm. Trước đó, khi sứ nhà Thanh sang phong, vua Thanh đã ban cho vua Quang Trung chiếc áo bào, trong có thêu bảy chữ bằng kim tuyến: Xa tâm chiết trục, đa điền thử. Bấy giờ không ai hiểu ra sao, thì ra đến lúc này mới nghiệm”. “Xa tâm chiết trục, đa điền thử” nghĩa đen là: bụng xe gãy trục, nhiêu chuột đồng.Chữ Xa và chữ tâm hợp lại thành chữ Huệ – tên vua Quang Trung. Chuột thuộc về Tý, ý nói năm Tý vuaQuang Trung chết. Không phải ngẫu nhiên mà các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí gắn cái chết của Hoàng đế Quang Trung với chiếc áo bào vua Thanh tặng. Phải chăng người chép sử muốn kín đáo gửi gắm lại cho hậu thế một nghi án rằng: chính chiếc áo bào là nguyên nhân gây nên cái chết của vua Quang Trung? Phải chăng triều đình Tây Sơn và vua Quang Trung đã mất cảnh giác với chiếc áo bào, có thể đã được tẩm một chất độc nào đấy? Và chínhchất độc từ áo đã ngấm dần qua lỗ chân lông người mặc và gây nên cái chết của vua Quang Trung? Sau đại thắng mùa xuân Kỷ Dậu (1789), mấychục vạn quân Thanh bị tiêu diệt, mấy chục vạn gia đình thân nhân của binh lính nhà Thanh phải chịu tang tóc. Trong bối cảnh đó, chẳng lẽ vua Càn Long và triều đình nhà Thanh không có một chút thù hận nào đó với vua Quang Trung? Đành rằng với tài ngoại giao khéo léo của Ngô Thì Nhậm, lại có sự thu xếp bên trong của Phúc Khang An, nhưng sự dễ dãi của Càn Long và triều đình nhà Thanh đối với nhà Tây Sơn vẫn làm chúng ta nghingờ. Triều đình Tây Sơn xin bỏ lệ cống người vàng, liền được chấp thuận. Càn Long lại coi Quang Trungnhư con (Càn Long hơn Nguyễn Huệ42 tuổi). Dễ dãi đến mức Quang Trung đòi đất hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây mà Càn Long cũng chấp thuận thì thật đáng ngờ! Phải chăng sự dễ dãi bên ngoài đó là để làm cho Quang Trung mất cảnh giác nên bị hại ngầm bên trong? Đành rằng khi Càn Long yêu cầu Nguyễn Huệ phải đích thân sang Yên Kinh (1790), triều đình Tây Sơn đã phải dùng kế cho người đóng giả vua Quang Trung, đó là sự cảnh giác cần thiết. Rồi khi Nguyễn Quang Thuỳ (con Nguyễn Huệ) trong đoàn đi sứ, nửa chừng bị ốm phải trở về (có thểlà vờ ốm), đây cũng là sự cảnh giác cần thiết. Nhưng chúng ta vẫn có quyền nghi vấn về sự sơ suất của triều đình Tây Sơn và Hoàng đế Quang Trung đối với chiếc áo này. Sau khi Quang Trung mất, mộ táng ở phái Nam sông Hương. Gia Long lấy được Phú Xuân đã cho quật phá lăng mộ Quang Trung. Vì vậy, vấn đề tìm lại vị trí lăng mộ vua Quang Trung là một việc làm cần thiết, hợpvới tình cảm, nguyện vọng và lòng ngưỡng mộ của nhân dân ta đối với vị Hoàng đế anh hùng. Gần đây, quatìm tòi khảo sát, nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đắc Xuân đã đồng nhất vị trí phủ Dương Xuân của chúaNguyễn với Đan Dương lăng – lăng Hoàng đế Quang Trung. Đây là một hướng tìm tòi đúng đắn, cần được đầu tư thêm. Sau khi Quang Trung mất, triều đình Tây Sơn không muốn sứ đoàn nhà Thanh sang viếng tangđi sâu vào nội địa nước ta, nên đã làm mộ giả của vua Quang Trung ở làng Linh Đường (thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội ngày nay). Đây là một sự đề phòng đúng đắn bởi khi Quang Trung mất, triều đình Tây Sơn trong lúc bối rối, có thể bộc lộ nhiều sơ hở và nhược điểm, không thể để lộ cho người ngoài biết. Vì vậy, việc làm một ngôi mộ giả ở làng Linh Đường là cần thiết, nhất cử lưỡng tiện. Gần đây, trong cuốn “Bí mật mộ cố Linh Đường” một số tác giả (Nguyễn Tài Học, Nguyễn Mạnh Cường) cho rằng: lăng đá Linh Đường là mộcủa bà Nguyễn Thị Hoa Dung, vợ Trịnh Doanh (mẹTrịnh Sâm, bà nội Trịnh Tông, Trịnh Cán), đã được các triều thần Tây Sơnchọn làm mộ giả của vua Quang Trung. Theo chúng tôi, giả thiết này khó có thể chấp nhận. Một là, khi Quang Trung mất, triều đại Tây Sơn đang ở thời điểm cực thịnh, làm gì không bỏ ra được một ít công của, xây lăng cho vị Hoàng để lừng lẫy của mình (dù là lăng giả) mà lại phải“mượn” lăng của một người phụ nữ?Theo các tác giả cuốn sách trên, để biến mộ bà Hoa Dung thành mộ giả vua Quang Trung, người ta đã cho tusửa và xây dựng lại toàn bộ cấu trúcbề ngoài của mộ. Nếu thế thì sao người ta không cho xây dựng hẳn một ngôi mộ mới ở một vị tri khác, công của bỏ ra cũng chỉ tốn đến thế mà thôi? Hai là, khi sang viếng tang,không lẽ cả đoàn sứ bộ nhà Thanh và các đại thần triều Tây Sơn lại phảitế lễ, bái lạy và dâng hương trước lăng mộ của một người phụ nữ thuộc một triều đại thù địch đã bị tiêu diệt? Điều đó thật khó chấp nhận đối với các đại thần nhà Tây Sơn. Vì những lẽ trên, lăng đá Linh Đường hiện còn không thể là mộ giảcủa vua Quang Trung. Mộ giả của vua Quang Trung đã bị Gia Long quật phá saukhi chiếm được thành Thăng Long (1802). Với chính sách tận diệt của triều Nguyễn, không một di tích nàocủa triều đại Tây Sơn có thể tồn tại được, huống chi là lăng mộ (dù là giả) của vua Quang Trung! Sau khi vua Quang Trung mất, nội bộ triều Tây Sơn lục đục, tranh giành quyền thế. Các đại than gây bè cánh, sát hại lẫn nhau. Vua Cảnh Thịnh còn nhỏ tuổi, nhu nhược, không thể khống chế được các đại thần khiến nội bộ ngày càng rối ren. Triều đại Tây Sơn suy yếu dần, để mất nước mươi năm sau đó. Gia Long – nhờ thế lực của Pháp – lấy lại được bờ cõi. Nước ta càng ngày càng bị lệ thuộc vào Pháp và cuối cùng, bị Pháp thống trị. Có thể nói: cái chết của Hoàng đế Quang Trung đã làm cho lịch sử rẽ sang một huớng khác,hoàn toàn bất lợi cho dân tộc Việt Nam mà những người đương thời chưa thể lường hết được.
1
1
Giang Hương
19/03/2017 18:00:49
Tiến sĩ Đỗ Bang cho rằng: Do thời điểm vua Quang Trung mất, trong nước thì quân của Nguyễn Ánh đã về Gia Định, ngoài thì nhà Thanh vẫn còn nuôi bụng báo thù. Bởi vậy Tây Sơn phải giấu tin vua mất để lo ổn định triều đình và an táng xong mới phát tang để tránh bị kẻ thù lợi dụng tấn công.
0
0
Nguyễn Thị Thùy Linh
19/06/2017 12:36:29
Công việc xây dựng quốc gia đang tiến hành trôi chảy, thình lình Vua Quang Trung băng hà. Vua băng ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý (15-9-1792). Nguyên nhân gây ra cái chết của Vua Quang Trung đã trở thành một nghi án lịch sử. Ðại Nam Chính Biên Liệt truyện ghi rằng: 
Huệ trong lúc lấy kinh đô Phú Xuân có mạo phạm lăng tẩm của Liệt Thánh. 
Một ngày kia, đương ngồi, thình lình bắt đầu xây xẩm rồi ngã ra hôn mê. Mơ màng thấy một lão trượng đầu bạc áo trắng, cầm gậy sắt, từ không trung đi đến, mắng rằng: Ông cha mày đều sanh ở đất Vua, mày sao dám mạo phạm đến lăng tẩm?. Nói dứt lời liền lấy gậy sắt đánh nơi trán Huệ. Huệ ngã xuống bất tỉnh, hồi lâu mới tỉnh lại. Từ ấy bịnh càng ngày càng nặng, mới triệu viên Trấn thủ Nghệ An là Trần Quang Diệu về thương nghị việc dời đô ra Nghệ An. 
Ðó là lời của sử gia Nguyễn Gia Miêu bịa ra để bôi nhọ Vua Quang Trung. Bịa không được khéo, bởi ai kể lại câu chuyện hoang đường ấy cho viết sử chép? Chẳng lẽ Vua Quang Trung kể lại giấc mộng không mấy đẹp của mình? 
Có người bảo nhà vua bị thượng mã phong. Ðó chỉ là chuyện hài hước. 
Lại có người độc miệng bảo rằng nhà vua bị Ngọc Hân Công Chúa ám hại bằng cách bỏ thuốc độc vào rượu. Rõ là vu cáo giữa trời! 
Thiết tưởng Vua Quang Trung chết vì bệnh huyết áp cao, làm việc nhiều, suy nghĩ nhiều, bị đứt mạch máu. Cái chết đột ngột do bệnh huyết áp cao gây nên thường xảy ra và dân gian thường gọi là trúng gió. Chớ nếu quả có điều ám muội thì dễ gì triều đình Tây Sơn đã để yên. 
Truyền rằng: 
Mùa xuân năm Nhâm Tý (1792), Vua Quang Trung hay tin Nguyễn Phúc Ánh đã chiếm được Gia Ðịnh và kéo quân ra đánh Quy Nhơn, bèn nổi giận: 
- Giống cỏ gấu không diệt tận gốc, cứ nảy ra hoài! 
Liền chuẩn bị kéo đại binh vào đánh. Lục quân từ trên đánh xuống, Thủy quân từ dưới đánh lên. Bao vây mặt biển, cắt đứt đường núi, không cho quân Nguyễn chạy thoát. 
Mọi việc đã sắp đặt chu đáo thì thình lình nhà vua bị cảm. Bệnh mỗi ngày một nặng. Bèn triệu Trấn thủ Nghệ An là Trần Quang Diệu thương nghị về việc dời đô ra Nghệ An và việc đi đánh Nguyễn Phúc Ánh. Nhưng rồi biết mình không còn sống lâu được nữa, liền trối: 
- Ta mở mang bờ cõi gồm cả miền Nam. Nay bênh tình của ta không thể khá được, mà Thái Tử thì còn nhỏ. Phía trong thì bọn quốc cừu hoành hành ở Gia Ðịnh. Còn anh ta thì tuổi già, cầu an, không lo hậu hoạn. Ta chết rồi, trong vòng một tháng phải lo việc tống táng cho xong. Các khanh phải đồng lòng phò Thái tử và sớm lo việc thiên đô để khấu chế thiên hạ. Nếu không vậy, binh Gia Ðịnh kéo đến, các khanh không có đất chôn thây. 
Nói rồi băng tại điện Trung Hòa, ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý. Thọ 40 tuổi.Ở ngôi 5 năm. 
Thái Tử Nguyễn Quang Toản nối ngôi.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×