LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết 1 đoạn văn 10 - 15 câu làm rõ sự cần thiết và tác dụng của phương pháp học đi đôi với hành

3 trả lời
Hỏi chi tiết
389
0
0
Thanh Y Dao
22/04/2019 22:56:15

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Trần Trần Hà My
22/04/2019 23:21:51
Học và hành có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau.Vậy, mối quan hệ của chúng là gì? Chúng ta hãy cùng làm rõ. Nhưng trước tiên phãi làm làm rõ về học và hành. Học là tiếp thu kiến thức, lí thuyết từ ghế nhà trường, sách vỡ, phương tiện thông tin đại chúng và những người xung quanh. Học từ thấp đến cao, học từ dễ đến khó, học từ hẹp đến rộng. Học phải hiếu, phải suy ngẫm, mài mò. Hõ rộng, hiểu sâu và phải biết tóm gọn những gì đã học. Hành là quá trình vận chuyển, áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Nhiều người ôm cả đống kiến thức mà không thực hành thì chỉ thành công trên nền tảng lí thuyết. Và có nhiều người chỉ thực hành mà chẳng có một chút gì gọi là kiến thức thì kết quả cũng chẳng được gì. Bên cạnh đó, có nhiều người đã thực hiện cả hai việc học và hành: Các kiến trúc sư sử dụng kiến thức đã học vào việc thiết kế bản vẽ. Các nhà bác học đã áp dụng lí thuyết vào việc tạo ra sản phẩm nghiên cứu. Các bác nông dân đã vận đụng vốn hiểu biết vào đồng ruộng, trang trại của mình. Và kết quả luôn luôn lúc đầu không được hoàn thiện nhưng những lần sau họ đã được như ý muốn.Vì việc học và hành luôn đi đôi với nhau. Như ông bà đã nói, học mà không hành thì không làm được gì, hành mà không học thì cũng chẳng làm được gì cả. Học và hành luôn là hai đường thẳng song song để đi đến con đường thành công và không thể tách rời. Học và hành cũng không thể so sánh với nhau, vì học tạo nền tảng cho việc thực hành, áp dụng; còn hành thì bổ sung kinh nghiệm, kĩ năng cho việc học. Vì thế chúng ta càng thấy rõ mối quan hệ giữa học và hành.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
23/04/2019 08:36:42
Từ thế kỉ XIX, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã từng quan tâm đến việc học tập và nhận ra được việc học tập quan trọng đến việc đâò tạo nhân tài, khiến cho triều đình ngay ngắn, thiên hạ thái bình. Từ những kinh nghiệm đó, chúng ta nhận ra được vấn đề cần hiểu rõ đó là mối quan hệ không thể tách rời giữa học và hành. Học là quá trình thu nhận kiến thức từ những người xung quanh, từ sách vở và đặc biệt là từ cuộc sống thực tế. Học là quá trình tự nâng cao hiểu biết, tri thức của mỗi người để có sự lớn khôn, nâng cao trình độ bản thân. Hành có nghĩa là thực hành bằng những việc làm cụ thể. Quá trình thực hành này là áp dụng những kiến thức đã thu nhận được thông qua việc học. Hành còn là thước đo hiệu quả trong quá trình làm ra chất lượng và năng suất. Thế nên học và hành là hai phương pháp học tập rất cần thiết cho người học. Học và hành không thể tách rời nhau vì nếu chỉ chú tâm vào việc học thì dễ trở thành một người chỉ nắm được mới lí thuyết suông, dễ biến mình thành con mọt sách. Quá chú tâm vào học dẫn đến thiếu kiến thức thực tế và khi làm việc sẽ lúng túng, kém hiệu quả. Do thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên kiến thức thu nhận trong quá trình học cũng dễ bị quên nhanh. Thế nhưng quá chú ý thực hành sẽ không có cơ sở lí luận dẫn đến trong quá trình làm việc chỉ theo cảm hứng, không tôn trọng kỉ luật. Học hành đem đến cho con người những kĩ năng và sự sáng tạo để cải tiến và đạt được hiệu quả và năng suất làm việc cao. Học đi đôi với hành luôn là một phương châm đặt ra với người học để áp dụng trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư