* Nhân vật cổ tích:
Trong trái tim tôi, các ông tiên, bà tiên, ông bụt, các vị thần đều thật tuyệt vời. họ mang tới những điều kì diệu cho các nhân vật bất hạnh, đem tới niềm vui, sự hạnh phúc và niềm tin trong mỗi tâm hồn non nớt, thơ ngây của những đứa trẻ thơ. phép màu họ tạo ra như cơn gió mùa xuân, sưởi ấm đêm đông giá lạnh; nó như nước suối ngọt ngào, làm tươi mát sa mạc khô hanh; nó như mặt trời ấm áp, xua tan bóng tối quạnh hiu. dù ngoài đời thật, họ không hề tồn tại nhưng chính những nhân vật hư cấu này lại tạo nên niềm tin, là chỗ dựa cuối cùng cho những con người rủi ro, bất hạnh. những họa sĩ đã vẽ rất nhiều hình ảnh về họ, không hình ảnh nào giống nhau. nhưng dù có muôn hình muôn vẻ thì sự nhân hậu, lòng từ bi vẫn không bị mất đi, vẫn giữ lại một cách trọn vẹn. tôi luôn cảm thấy thật yêu mến, ngưỡng mộ và cảm phục họ. ước gì, tôi được thấy họ, được gặp họ,chỉ một lần thôi,chỉ một lần duy nhất.
* Nhân vật truyền thuyết:
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.