LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn kể về những đổi mới ở quê em

31 trả lời
Hỏi chi tiết
35.772
35
78
NoName.3630
23/11/2016 10:34:39
ko hay

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
58
72
vu thi nhu quynh
23/11/2016 11:27:43
Kể về những doi moi o que em
75
72
NoName.4249
02/12/2016 12:24:57
Kể về sự đổi mới ở quê em
237
60
NoName.4263
02/12/2016 15:30:56
Lập dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu quê em: Ở đâu? (thành thị? nông thôn? tỉnh? vùng đồng bằng? miền núi? miền biển?)
Viết 1 câu đại ý trong mấy năm qua quê em đã có nhiều đổi mới....
Thân bài:
I/Trước đổi mới:
1/Cơ sở vật chất (nhà cửa, đường xá....)
- Nhà: nhỏ thấp, lụp xụp....
- Đường: bằng đất, mưa thì lầy lội, nắng thì bụi bặm.....
- Chợ: ít hàng hóa, chưa có nhiều hàng quán...
- Trường học: nhỏ, ít phòng học, tối tăm...
2/Đời sống của người dân
- Chủ yếu làm nghề.... rất vất vả....
- Thu nhập (tiền kiếm được đó các bé) thấp
- Cuộc sống gặp nhiều khó khăn: trẻ em phải bỏ học,hoặc không chú ý tới học hành, không có điều kiện khám chữa bênh tốt
II/Hiện nay
1/Cơ sở vật chất
- Nhà cửa khang trang (tức là to đẹp hơn đó các bé), có nhiều nhà cao tầng...
- Đường được sửa chữa, xây dựng mới... đi lại thuận tiện....
- Chợ: đông vui, nhộn nhịp (tức là nhiều người qua lại tạo ra cảm giác vui tai vui mắt đó), nhiều loại hàng hóa.... (miêu tả thêm)
- Trường học: trường cũ được sửa chữa, nhiều trường mới được xây thêm..., phòng học có đèn, có quạt...(miêu tả thêm về những thứ mới trong trường mình)
- Có thêm ngân hàng, bệnh viện, công viên ....(miêu tả những nơi đó)
2/Đời sống của người dân:
- Khấm khá hơn: thu nhập cao hơn nhờ biết áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tăng năng suất....
- Trong gia đình có nhiều tiện nghi như: ti vi, tủ lạnh, điều hòa, xe máy...
- Trẻ em được quan tâm hơn trong việc học hành....
- Người dân đã có nơi khám chữa bệnh...
(Xen thêm miêu tả và cảm xúc của mình)
Kết bài:
- Quê em đã có nhiều thay đổi
- Yêu mến quê hương
- Quyết tâm học tốt để xây dựng quê hương......
59
200
NoName.5115
13/12/2016 08:52:24
điên khùng hâm
268
60
thương
16/12/2016 03:39:59
bài viết khác:
"Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người". Nếu em không nhầm thì đây là thì đây là lời của bài hát Quê hương, bài hát mà em thích nghe nhất tử thuở còn bé. Ngày đó, em chỉ nghe vậy thôi chứ cũng không hiểu gì hết, nhưng giờ em đã thay đổi. Mỗi lần nghe bài hát này, em lại thấy thêm yêu cái mảnh đất cằn cỗi, nơi mà mùa nắng thì cháy da cháy thịt, mùa lạnh thì tê tái đến cả thấu xương. Ấy vậy mà, nhờ những chủ trương, chính sách và đường lối đúng đắn của Đảng và nhà nước ta quê hương em đã thay đổi rất nhiều.

Khi em còn là học sinh cấp một bé tí, nhà em nghèo, mà không phải chỉ mỗi nhà em đâu, hàng xóm xung quanh nhà em cũng nghèo. Chúng em đi học trên con đường cát trắng mà mùa hè, khi dép bị đứt thì không thể nào đi qua nổi. Cát nóng bỏng làm đỏ rộp đôi bàn chân bé xíu của những cô cậu học trò như tụi em, có lúc chúng em rủ nhau bẻ lấy bẹ chuối rồi làm dép đi học. Mùa mưa đến thì đỡ hơn, vì cát hút mưa nên không nóng nữa, nhưng lúc đó đi xe đạp lại rất khó, vì nước làm cát nhũn ra, phải xuống xe đi bộ mới đi qua được. Trường mẫu giáo với trường cấp một lại chung nên rất bất tiện. Buổi sáng là lớp mẫu giáo học, buổi chiều thì dành cho lớp một với lớp hai. Nhà cửa, phố xá cũng không nhộn nhịp, không có nhiều biển báo như bây giờ. Đa số các ngôi nhà của quê em đều là nhà một tầng, ít có nhà cao tầng như bây giờ. Con đường vào buổi tối thì mù mịt, tối om, lâu lâu mới thấy một ít ánh sáng phát ra từ những nhà ven đường còn thức mà thôi, hoặc ở ngã ba hay ngã tư thì có cái đèn điện của mọi người đóng góp lại treo lên cột điện cho sáng.

Kể về những đổi mới của quê hương – văn lớp 6
Trải qua một thời gian dài thực hiện theo chủ trương, đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước ta. Bộ mặt của quê em đã đổi mới hoàn toàn. Trước đây con đường chỉ có màu của cát trắng, màu của sỏi đá, thì bây giờ nó lại được khoác lên mình một màu áo mới, màu của xi măng, cát sỏi, màu của bê tông hắc ín trộn đều với nhau tạo thành một chiếc áo màu xanh rất khác biệt. Con đường phẳng phiu, đẹp đẽ, sạch sẽ khác hẳn với con dường luôn phủ đầy cát bụi, thỉnh thoảng lại có một ổ gà hay ổ voi bởi sỏi đá bị dồn hết sang một bên. Hơn nữa, ngày nay ở hai bên đường còn được trồng những cây xà cừ, cây bàng to đùng, rợp bóng mát. Những ngôi nhà hai tầng, ba tầng mọc lên san sát nhau, thay đi cái màu cũ kĩ của những viên ngói, viên gạch được dùng đi dùng lại nhiều lần là những viên gạch mới đỏ chói, những tấm lợp tôn đủ màu sắc làm cho ngôi nhà thật đẹp đẽ và thật kiều diễm. Khi xây nhà xong người ta còn xây những cái cổng thật cao, thật đẹp nhìn rất đã mắt. Cho tới trường học, trạm y tế, … cũng được trang bị đầy đủ hơn. Bây giờ ở quê em đã có trường mẫu giáo, trường cấp một cấp hai và cấp ba riêng rồi. Ngôi trường mẫu giáo em hằng mong ước mà chỉ có thể nhìn thấy trên ti vi đã xuất hiện. Trong trường có đu quay, có cầu trượt, có cả xích đu, và nhiều trò chơi khác mà trước đây em mơ ước đều đã có đầy đủ. Thỉnh thoảng em lại cùng đám bạn giấu bác bảo vệ vào đây chơi đùa cho đỡ thèm, những lúc đó, bao nhiêu kí ức về thời xa xưa lại hiện lên thật rõ nét – cái thời chỉ biết nhìn ti vi và tưởng tượng mình được như thế dù chỉ một lần cũng mãn nguyện. Trường của chúng em thì đã có bàn ghế đầy đủ, có bảng mới rất đẹp, chúng em không sợ mỗi lần lên bảng viết bài sẽ bị các bạn ở dưới chê cười nữa. Bởi bảng mới có các đường kẻ để khi tụi em viết sẽ được thẳng hàng và dẹp hơn. Và chúng em cũng có thêm nhiều thầy cô mới nữa. Hồi đó, những thầy cô dạy toán, dạy tiếng Việt sẽ dạy luôn cả thể dục, âm nhạc và mỹ thuật nữa. Bây giờ, mỗi khi đi học hay đi chơi về muộn em cũng không sợ nữa, bởi có nhiều cây cột điện đang phát sáng vào mỗi tối làm cho con đường trở nên lung linh hơn rất nhiều. Mùa hè chúng em không sợ cái nóng, mùa đông chúng em không sợ cái lạnh nữa. Vì giờ đây, khi hè đến chúng em có những cây quạt điện làm trợ thủ rất đắc lực, còn đông đến thì những chiếc áo khoác đủ màu sắc, những chiếc chăn bông ấm áp mềm mại đã sưởi ấm cho chúng em rất nhiều. Bố mẹ em cùng những người dân ở quê em đã đỡ cực nhọc, vất vả hơn rất nhiều. Trước đây mỗi lần đi làm đồng hay tưới nước cho rau màu thì tất cả đều làm bằng tay, nhưng giờ thì đã có máy móc, đã có các thiết bị tiên tiến nên công sức lao động của mọi người bỏ ra ít hơn nhưng đến vụ thu hoạch lại được nhiều hơn.

Giờ đây quê em như được khoác một màu áo tươi mới hoàn toàn, tất cả mọi thứ từ trong nhà đến ngoài ngõ đều đẹp hơn, sạch sẽ hơn, thoáng mát hơn. Chúng em cũng được tận hưởng những điều tuyệt vời nhất, những điều tốt nhất khi mà đất nước và xã hội ngày một phát triển hơn.
148
81
Tuấn Minh Con Trời
19/04/2017 14:57:19
hay !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
181
78
Tuấn Minh Con Trời
19/04/2017 14:59:44
Con người chúng ta, ai cũng có một quê hương. Tôi cũng vậy. Quê hương đã dạy tôi cách gọi "Mẹ" và chính mảnh đất yêu thương ấy cũng là mẹ tôi. Cùng với dòng thời gian đang trôi không ngừng nghỉ, quê hương tôi cũng đang có sự đổi mới vượt bậc.

Sau một thời gian xa cách, quê hương tôi đã thay đổi rất nhiều, nào từ con đường đất đỏ năm xưa: gồ ghề, lóc xóc giờ đây đã là đổng lúa thơm ngào ngạt như dòng sữa mẹ, một bên là con sông trong veo có thể soi rõ từng hạt cát, hạt phù sa dưới đáy. Con đường đi êm ả như đang đi trên lụa vậy. Xe cộ cứ đi bon bon mà chẳng còn sợ "ngã" như ngày xưa. Lúc nào về quê, tôi cũng rủ cái Tẩy đi ra ngoài vườn chơi. Nhà tôi có cái vườn rất đẹp và cái ao nông lắm, cá bơi tung tăng và có cây khế với bao nhiêu quả chín mọng. Tẩy là em tôi, nó sống ở đây nên thuộc như lòng bàn tay nơi này vậy. Tôi hớn hở ra chơi bờ ao. "Ôi! Cái ao đâu rồi?". Tôi gặng hỏi mãi mà Tẩy chỉ gãi đầu gãi tai. Tôi hỏi lại lần nữa, nó trả lời:

– Người ta đã mua nó xây khách sạn rồi!

Quê hương tôi đang ngày càng đổi mới và phát triển

Giờ đây tôi mới để ý một điều: Quê hương tôi mới có thêm nhiều khách sạn, chắc là ở quê tôi, ngành du lịch đã rất phát triển. Tôi cũng mừng thầm vì điểu đó nhưng… cái ao nông… với từng đàn cá bơi lượn ấy… là cả tuổi thơ tôi. Tôi cũng rất buồn…

Đi trên đường đến nhà cô bác chào hỏi tôi mới để ý: Trạm y tế xã đã mỡ cửa lại để tiêm phòng, chữa bệnh cho dân làng, cái tường “lởm chởm” được sơn lại, hàng ghế chờ bằng sắt đã hoen gỉ nay đã được thay bằng ghế nhựa cứng ngồi rất thoải mái. Ngôi trường trong làng đã xây thêm nhiều lớp học hơn, lớp nào cũng có quạt mát, đèn sáng, bàn ghế mới sạch, đẹp. Mọi thứ đều rất hiện đại. Tuy vậy các lễ hội dân gian vẫn diễn ra thường xuyên và có cả phát thanh viên tuyên truyền, loa đi khắp xóm thông báo về ngày hội: "Loa… loa… sắp có hội Gò, xin quý ông, quý bà và mọi người cùng đến tham dự..

Đó là sự thay đổi lớn về vật chất ở quê tôi.

Quê hương tôi không chỉ thay đổi về vật chất mà còn có thay đổi về cách giao tiếp, nếp sống. Các cô gái ăn mặc chẳng khác gì các cô ở thành phố, cũng quần bò cạp trễ, áo ba lỗ, áo ren,… Con trai con gái nhiều người nhuộm tóc, có anh để đầu đinh rất ngầu. Xe máy chạy vè vè khắp làng. Tết đến, trẻ con chạy lon ton đi mọi nhà nhận lì xì, mọi người vui vẻ qua nhà nhau chúc Tết. Tiếng chúc nào: "An khang thịnh vượng, phát tài, phát lộc…" vang lên khắp xóm. Không chỉ riêng Tết mà ngày nào cũng vậy. Chốc chốc cậu hàng xóm chạy sang:

– Bà ơi, cho cháu xin củ hành với ít lá chanh được không ạ?

Cậu cu nhỏ lớp hai lại thở hổn hển phóng qua:

– Bà ơi, cho cháu ãn cơm với bà nhé! Bố mẹ cháu ra đồng về muộn rồi.

Hầu như ngày nào mọi người hỏi thăm, nhờ cậy và đều được những người hàng xóm sẵn sàng giúp đỡ. Mỗi giờ tan học, tiếng trẻ con hát"… chào đón chúng em mau bước nhanh chân tới trường…" rồi tiếng bàn bạc:

– Tuấn ơi, tối nay mình sang nhà cậu học nhóm nhé?
– Ừ

Ai cũng vậy, quê tôi mọi người sống hoà thuận, yêu thương nhau, văn minh hơn trước kia.

Ngày xưa, hầu hết trẻ em không được đi học mà phải giúp cha mẹ làm ruộng kiếm vài đồng qua ngày. Giờ đây trẻ thơ được vui vẻ cắp sách tới trường. Sáng sáng, tiếng trẻ con tới trứòng tíu tít:

– Lan ơi đi học thôi!
– Hạnh à? Tớ ra ngay đây!

Bạn này đèo bạn kia trên chiếc xe đạp đi bon bon trên con đường bê tông. Bên trường học, tiếng hát của các em "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh bằng chúng em nhi đồng…" rồi cả tiếng bi bô đánh vần của học sinh lớp một, tiếng đọc bảng cửu chương của cô cậu lớp hai… Thỉnh thoảng vài chú chim sà bên cửa sổ xanh như say mê ngắm các anh chị học trò đang say sưa nghe cô giáo giảng. Mặt ai cũng đăm chiêu suy nghĩ, quạt thổi vù vù mà trán cô cậu nào cũng mướt mát mồ hôi. Giờ ra chơi, các học sinh nhảy dây, đọc sách… toàn những trò chơi bổ ích, lành mạnh và lí thú. Nhiều trường đi học bán trú, từng suất ăn đầy đủ chất dinh dưỡng tiếp cho học sinh năng lượng dồi dào để học buổi chiều. Ánh nắng chói chang chiếu vào lớp học sạch sẽ, không một mẩu giấy được các bạn giữ gìn. Nắng còn chiếu vào phòng tin học với toàn máy tính mới cho học sinh nâng cao hiểu biết về thông tin điện tử. Rồi nắng đi vào phòng thư viện, ngồi ghé đọc sách, nào là: Tốt-tô-chan – cô bé ngồi bên cửa sổ của Ku-rô-y-a-na-gi, Không gia đình của Héc-to Ma-lô, Những vì sao của An-phông-xơ Đô-đê,…, ánh sáng cứ như người dẫn đường cho chúng ta. Ngoài đồng, các bác nông dân nghe tiếng trẻ thơ ngoan ngoãn học hành thì chắc đỡ vất vả phần nào.

Nhiều khi tôi vẫn tự hỏi: "Sao quê hương tôi lại có thể đổi mới?". Và tôi đã tìm được câu trả lời cho mình. Nhờ có sự phát triển của kinh tế cùng với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước mà quê hương tôi phát triển. Nhưng chúng ta cũng không quên công sức của mọi người và tôi mong sao một ngày nào đó tôi sẽ cùng những người dân chăm chỉ nơi đây chung xây mảnh đất này và cùng làm cho đất nước giàu đẹp hơn, hiện đại hơn như Bác Hồ cũng như những người đi trước mong muốn.
85
106
NoName.99744
29/10/2017 17:29:44
*MB:Giới thiệu sự đổi mới của quê em.
*TB:
-Cách đây vài chục năm: nghèo,buồn,lặng lẽ,...
-Hiện nay :đã có đổi mới một cách toàn diện ...
        +Con đường,ngôi nhà,...
        +Trường học,trạm xá,câu lạc bộ,sân bóng,...
        +Điện đài,tivi,vi tính,xe máy,...
        +Nề nếp,làm ăn,sinh hoạt,...
*KB:Suy nghĩ,cảm nghĩ của em về sự đổi mới của quê 
84
53
Chế Quốc Hưng
08/11/2017 20:00:20
bài văn hay đến nỗi tôi cho 5 sao
chúc các bạn được nhiều lượi thích
48
40
hanghienhoa
28/11/2017 19:58:48
Hay quá !!!
34
52
NoName.118091
03/12/2017 15:04:41
hay .có thể chép được 
hay ko chê vào đâu được 
19
54
NoName.122388
08/12/2017 05:33:48
sao chang bai nao hay vay
20
46
Nhật
15/12/2017 09:24:16
khó quá
36
28
Nhật
15/12/2017 09:27:00
VERY GOOD
21
35
NoName.146027
22/12/2017 18:47:13
tiệt vời ông mặt trời
 
16
26
LỢI
23/01/2018 19:49:18
VERY GOOD
9
27
loi
23/01/2018 19:53:48
hello
7
29
loi
23/01/2018 19:55:38
hello
7
35
...
23/01/2018 19:57:34
khó quá
28
19
nong van den
25/03/2018 15:07:34
Con người chúng ta, ai cũng có một quê hương. Tôi cũng vậy. Quê hương đã dạy tôi cách gọi "Mẹ" và chính mảnh đất yêu thương ấy cũng là mẹ tôi. Cùng với dòng thời gian đang trôi không ngừng nghỉ, quê hương tôi cũng đang có sự đổi mới vượt bậc.
Sau một thời gian xa cách, quê hương tôi đã thay đổi rất nhiều, nào từ con đường đất đỏ năm xưa: gồ ghề, lóc xóc giờ đây đã là đổng lúa thơm ngào ngạt như dòng sữa mẹ, một bên là con sông trong veo có thể soi rõ từng hạt cát, hạt phù sa dưới đáy. Con đường đi êm ả như đang đi trên lụa vậy. Xe cộ cứ đi bon bon mà chẳng còn sợ "ngã" như ngày xưa. Lúc nào về quê, tôi cũng rủ cái Tẩy đi ra ngoài vườn chơi. Nhà tôi có cái vườn rất đẹp và cái ao nông lắm, cá bơi tung tăng và có cây khế với bao nhiêu quả chín mọng. Tẩy là em tôi, nó sống ở đây nên thuộc như lòng bàn tay nơi này vậy. Tôi hớn hở ra chơi bờ ao. "Ôi! Cái ao đâu rồi?". Tôi gặng hỏi mãi mà Tẩy chỉ gãi đầu gãi tai. Tôi hỏi lại lần nữa, nó trả lời:
– Người ta đã mua nó xây khách sạn rồi!
Giờ đây tôi mới để ý một điều: Quê hương tôi mới có thêm nhiều khách sạn, chắc là ở quê tôi, ngành du lịch đã rất phát triển. Tôi cũng mừng thầm vì điểu đó nhưng… cái ao nông… với từng đàn cá bơi lượn ấy… là cả tuổi thơ tôi. Tôi cũng rất buồn…
Đi trên đường đến nhà cô bác chào hỏi tôi mới để ý: Trạm y tế xã đã mỡ cửa lại để tiêm phòng, chữa bệnh cho dân làng, cái tường “lởm chởm” được sơn lại, hàng ghế chờ bằng sắt đã hoen gỉ nay đã được thay bằng ghế nhựa cứng ngồi rất thoải mái. Ngôi trường trong làng đã xây thêm nhiều lớp học hơn, lớp nào cũng có quạt mát, đèn sáng, bàn ghế mới sạch, đẹp. Mọi thứ đều rất hiện đại. Tuy vậy các lễ hội dân gian vẫn diễn ra thường xuyên và có cả phát thanh viên tuyên truyền, loa đi khắp xóm thông báo về ngày hội: "Loa… loa… sắp có hội Gò, xin quý ông, quý bà và mọi người cùng đến tham dự..
Đó là sự thay đổi lớn về vật chất ở quê tôi.
Quê hương tôi không chỉ thay đổi về vật chất mà còn có thay đổi về cách giao tiếp, nếp sống. Các cô gái ăn mặc chẳng khác gì các cô ở thành phố, cũng quần bò cạp trễ, áo ba lỗ, áo ren,… Con trai con gái nhiều người nhuộm tóc, có anh để đầu đinh rất ngầu. Xe máy chạy vè vè khắp làng. Tết đến, trẻ con chạy lon ton đi mọi nhà nhận lì xì, mọi người vui vẻ qua nhà nhau chúc Tết. Tiếng chúc nào: "An khang thịnh vượng, phát tài, phát lộc…" vang lên khắp xóm. Không chỉ riêng Tết mà ngày nào cũng vậy. Chốc chốc cậu hàng xóm chạy sang:
– Bà ơi, cho cháu xin củ hành với ít lá chanh được không ạ?
Cậu cu nhỏ lớp hai lại thở hổn hển phóng qua:
– Bà ơi, cho cháu ãn cơm với bà nhé! Bố mẹ cháu ra đồng về muộn rồi.
Hầu như ngày nào mọi người hỏi thăm, nhờ cậy và đều được những người hàng xóm sẵn sàng giúp đỡ. Mỗi giờ tan học, tiếng trẻ con hát"… chào đón chúng em mau bước nhanh chân tới trường…" rồi tiếng bàn bạc:
– Tuấn ơi, tối nay mình sang nhà cậu học nhóm nhé?
– Ừ
Ai cũng vậy, quê tôi mọi người sống hoà thuận, yêu thương nhau, văn minh hơn trước kia.
Ngày xưa, hầu hết trẻ em không được đi học mà phải giúp cha mẹ làm ruộng kiếm vài đồng qua ngày. Giờ đây trẻ thơ được vui vẻ cắp sách tới trường. Sáng sáng, tiếng trẻ con tới trứòng tíu tít:
– Lan ơi đi học thôi!
– Hạnh à? Tớ ra ngay đây!
Bạn này đèo bạn kia trên chiếc xe đạp đi bon bon trên con đường bê tông. Bên trường học, tiếng hát của các em "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh bằng chúng em nhi đồng…" rồi cả tiếng bi bô đánh vần của học sinh lớp một, tiếng đọc bảng cửu chương của cô cậu lớp hai… Thỉnh thoảng vài chú chim sà bên cửa sổ xanh như say mê ngắm các anh chị học trò đang say sưa nghe cô giáo giảng. Mặt ai cũng đăm chiêu suy nghĩ, quạt thổi vù vù mà trán cô cậu nào cũng mướt mát mồ hôi. Giờ ra chơi, các học sinh nhảy dây, đọc sách… toàn những trò chơi bổ ích, lành mạnh và lí thú. Nhiều trường đi học bán trú, từng suất ăn đầy đủ chất dinh dưỡng tiếp cho học sinh năng lượng dồi dào để học buổi chiều. Ánh nắng chói chang chiếu vào lớp học sạch sẽ, không một mẩu giấy được các bạn giữ gìn. Nắng còn chiếu vào phòng tin học với toàn máy tính mới cho học sinh nâng cao hiểu biết về thông tin điện tử. Rồi nắng đi vào phòng thư viện, ngồi ghé đọc sách, nào là: Tốt-tô-chan – cô bé ngồi bên cửa sổ của Ku-rô-y-a-na-gi, Không gia đình của Héc-to Ma-lô, Những vì sao của An-phông-xơ Đô-đê,…, ánh sáng cứ như người dẫn đường cho chúng ta. Ngoài đồng, các bác nông dân nghe tiếng trẻ thơ ngoan ngoãn học hành thì chắc đỡ vất vả phần nào.
Nhiều khi tôi vẫn tự hỏi: "Sao quê hương tôi lại có thể đổi mới?". Và tôi đã tìm được câu trả lời cho mình. Nhờ có sự phát triển của kinh tế cùng với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước mà quê hương tôi phát triển. Nhưng chúng ta cũng không quên công sức của mọi người và tôi mong sao một ngày nào đó tôi sẽ cùng những người dân chăm chỉ nơi đây chung xây mảnh đất này và cùng làm cho đất nước giàu đẹp hơn, hiện đại hơn như Bác Hồ cũng như những người đi trước mong muốn.
5
17
NoName.261929
12/05/2018 20:35:44
Ko đặc sắc cho lắm , câu văn chưa trau chuốt, dàn ý còn sơ sài (No Name 99744).
12
5
NoName.357613
09/11/2018 09:23:16
Cho mình thêm vài bài văn khác , đừng dài quá dễ tả thôi!
22
4
NoName.357615
09/11/2018 09:30:17
Mở bài dễ
Trogn mỗi con người ai cũng có quê hương. Là nơi chôn rau, cắt rốn, gắn với bao nhiêu kỉ niệm của tuôit thơ. Đã lâu lắm rồi mới có dịp về thăm quê, mọi thứ thay đổi nhiều quá khiến tôi không thể nhận ra.
10
3
NoName.357618
09/11/2018 09:38:28
Cách kết bài
Kết bài mở rộng sẽ hay hơn, phải có ý nghĩa nêulên tình cảm với quê hương
Bây giờ nhìn lại những gì quê tôi đã đi qua, đúng thật thay đổi quá. Tôi cũng hiểu đuợc .............................................................. gắn với tình yêu tha thiết.
Các bạn hãy xem trrrn HoaKỳ 288nhé sẽ có nhiều hơn cho các bạn. Điện tử .com
9
7
Yui Natsume
22/11/2018 22:09:38
Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!
Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.
Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.
0
10
NoName.369277
29/11/2018 18:11:11
Rat hayyyyyyyyyy
3
7
binhnhu tran
19/12/2018 17:53:23
cái chị mà xưng bé, lập dàn ý dài dài ý, chị ấy lập dán ý y chang cô mình ko sai tí nào
14
5
binhnhu tran
19/12/2018 18:26:24
MỞ BÀI:
Thời gian trôi thật nhanh, mới ngày nào em còn là một học sinh tiểu học, nay đã lên lớp 6. Quê hương em cũng từng ngày lớn lên, từng ngày thay đổi theo sự phát triển của xã hội. Chỉ cách xa có 3 năm mà khi trở lại em rất ngạc nhiên vì sự đổi mới của quê
THÂN BÀI
Quê em là một vùng nông thôn trước kia rất hẻo lánh, cách thị trấn hơn 4 cây số. Ngày trước cả gia đình em sống trong một căn nhà lá đơn sơ bên cạnh dòng sông hiền hòa. Khi Em vào học lớp 1, ngôi trường cách nhà em khá xa nhưng phải đi bộ mỗi ngày vì không có đường cho xe chạy. Người dân quê em trước kia đi lại bằng xuồng, ghe và buôn bán cũng trên những chiếc xuồng nhỏ. Hai bên sông cây cỏ rât rậm rạp, đoạn không có nhà đường xá còn đứt đoạn. Để qua sông gia đình em phải bơi xuồng nhỏ vì không có cầu. Trước trường học của em có một cây cầu nhưng làm bằng thân dừa và tre, rất khó đi. Ngôi trường của em học rất nhỏ, chỉ có 3 phòng học và bàn học thì nhỏ lại cũ kĩ. Quê em lúc đó chưa có điện cũng chưa có bệnh xá như bây giờ. Buổi tối cả xóm chỉ nghe tiếng ếch nháy kêu và tiếng chó sủa người
Năm em học lớp 3, cha mẹ tìm được công việc trên thành phố nên cả gia đình em lên ở đấy. Bà và chú ở lại lo mồ mã tổ tiên. Từ đấy thỉnh thoảng em mới về quê một lần. Lần này về quê sau 3 năm xa quê, em vô cùng ngạc nhiên vì sự thay đổi của quê mình. Con đường xe chạy không còn ghập ghềnh đá nữa mà thay vào đó là lộ nhựa bằng phẳng rộng hơn 5 mét. Xe của ba không phải gửi ở ngoài đường lớn như lần trước, chiếc cầu nối đường lộ lớn vào nhà bà đã khánh thành, xe cộ chạy qua tấp nập.Con đường từ cầu vào nhà bà cũng được mở rộng hơn 3 mét. Chưa hết ngạc nhiên về đường đi em lại bất ngờ vì hai bên đường không còn những mái nhà lá lụp xụp nữa, thay vào đó là mái ngói đỏ tươi, nhiều nhà lầu khang trang có vườn hoa phía trước không khác gì thành thị. Trên mái nhà không còn những chiếc ăn ten cổ xưa nữa mà thay vào là chiếc chảo vệ tinh có thể xem được nhiều đài. Kìa! Ngôi trường phía trước mặt em, một ngôi trường to lớn có 2 lầu, phía trước sân trường trồng những cây cao to lớn. Ba chỉ ngôi nhà phía trước mặt em, một ngôi nhà nhỏ nhưng ấm cúng, quét vôi xanh. Ba bảo ngôi nhà đó là nhà của bà Năm, bà cụ bán nước sâm trước cổng trường ngày xưa. Em nhớ hình ảnh ốm yếu của bà bên thùng nước sâm bán cho học sinh để kiếm tiền nuôi đứa cháu nhỏ không cha. Chính quyền xã đã quyên góp xây cho bà căn nhà tình thương và cho bà quán nhỏ buôn bán bánh trái cho học trò. Những hộ nghèo xóm em cũng được nhà nước hỗ trợ xây nhà ở hoặc cho vay vốn làm ăn, vì thế cuộc sống cũng ấm no hơn. Về đến nhà của bà, vẫn là ngôi nhà rộng rãi có khu vườn phía sau nhưng ngôi nhà đã được xây tường kiên cố có dán gạch men rất đẹp. Ngôi nhà này do chú và ba xây cho bà. Mọi thứ trong nhà đều thay mới, đầy đủ tiện nghi hơn. TRông bà cũng vui vẻ và khỏe mạnh hơn xưa, bà không còn lo chuyện cơm áo nữa mà vui thú với vườn tược, chơi cùng các cháu hoặc xem cải lương trên Tivi. Cạnh nhà em là nhà cô út con bà sáu. Cô út bây giờ đã trở thành cô giáo trường làng, ngôi nhà nhỏ của cô thành ngôi nhà rộng rãi để học sinh ra vào học cùng cô
KẾT BÀI
Quê hương em đã có nhiều đổi mới. Mặc dù có nhiều khác lạ so với trước nhưng em cảm thấy vui lạ thường vì người dân quê mình ngày một ấm no. Em mong ước sau này lớn lên sẽ trở thành một người có ích cho xã hội. Em sẽ về lại quê hương và góp phần sức lực nhỏ của mình xây dựng quê ngày càng giàu đẹp
NGẮN GỌN NHƯNG HAY
CHO MIK XIN LIKE NHÉ !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
2
5
Sakurai đào
24/10/2019 21:55:48
Kể về sự đổi mới của quê hương em sau nhiều năm xa cách
giúp mình với!!!!!!!
3
3
Nghuyen Jungkook
12/11/2019 19:27:54
Hay vãi!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư