Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn nêu cảm nghỉ của em về buổi học cuối cùng

3 trả lời
Hỏi chi tiết
325
0
1
Vũ Duy Mạnh
07/03/2019 21:32:43
Thời gian cứ trôi đều trên mái tóc của chúng tôi, nhẹ nhàng nhưng cũng thật khắc nghiệt. Kỷ niệm thời học trò không bị thời gian xóa nhòa đi mà nó dường như là một tiềm thức ẩn dật ở đâu đó để rồi lại ùa về khi mỗi mùa hoa phượng đến.
Những kỷ niệm về ngày cuối cùng trong đời học sinh đối với tôi khi ấy thật nhẹ nhàng để tận hưởng cũng như có thể cảm nhận được nó là thế nào. Tôi cũng như bao học sinh khác cũng có những kỉ niệm, cũng có những tình cảm của tuổi học trò dành cho ai đó.
Cũng mong muốn được thổ lộ trong ngày cuối cùng của đời học sinh. Vì tôi thường nghe nói “Đừng để khi bạn xa quãng đời học sinh bạn phải hối tiếc về nó”.
Ngày hôm đó đối với tôi cũng bình thường như mọi ngày – ngay cả bây giờ tôi vẫn không hiểu sao được bản thân mình lại có cảm giác bình thường như vậy trong một ngày mà đối với mọi học sinh khác thật đặc biệt.
Tôi bình thản bước đến trường trong buổi sáng tờ mờ sương sớm, công việc cho buổi sáng cuối cùng của ngày học sinh đã được chúng tôi lên kế hoạch khá chi tiết.
Mới 5h30, những thành viên gần trường đã tập hợp đầy đủ. Theo đúng tinh thần, phần công việc thu thập hoa phượng, hoa bằng lăng được giao cho các bạn nam. Các bạn nữ thì dọn dẹp phòng học một cách hết sức tỉ mỉ.
Màn sương trắng ngày một nhạt dần, những tia nắng đầu tiên đã đến với chúng tôi thật vô tình. Đó cũng là báo hiệu thời gian chuẩn bị đã hết.
Mọi người tập hợp đầy đủ phân phát cho nhau những chùm hoa phượng đỏ thắm, những cành bằng lăng tím ngắt. Những bông hoa phượng vỹ được rải khắp phòng học.
Có thể nói đây là một khung cảnh mà suốt 12 năm học tôi chưa bao giờ được chứng kiến. Nhưng nó cũng không làm tôi thấy quá bất ngờ, vì việc nó sẽ như vậy mà.
Tùng… Tùng… Tùng. Tiếng trống trường vang lên báo hiệu giờ vào lớp. Những thành viên đến muộn nhất cũng vô cùng ngạc nhiên. Tuy mang trong mình cảm giác hết sức đặc biệt song ai cũng có chút lo sợ vì hành động này.
Mọi việc trôi qua có vẻ khá yên ổn. Chúng tôi trao cho nhau những chữ ký trên áo trắng của mỗi người, với những lời chúc về sự thành công trong tương lai.
Cuối cùng thì buổi học cũng đã kết thúc, đó cũng là thời gian của những cảm xúc thật mạnh mẽ dâng trào theo từng đợt. Ai ai cũng mang trong mình tâm trạng thật hỗn độn, rồi mai đây sẽ không còn là học sinh, sẽ không còn được gặp bạn bè, sẽ không còn những buổi học trên lớp, không cùng nhau thảo luận, không cùng nhau làm bài tập. Thật nhiều những suy tư.
Riêng tôi, tôi chọn cho mình một góc lớp, ở nơi đó tôi có thể quan sát được tất cả các bạn bè của mình, nhìn lại những khuôn mặt thân thương ấy một lần cuối cùng cho cả một quãng đời học sinh.
Thời gian dường như dài vô tận, những tiếng ve râm rang cứ như vô hạn lặp đi lặp lại trong không gian thân thương của chúng tôi. Hòa trong tiếng ve là những lời hát của một ai đó tự cất lên rồi được mọi người cùng hòa nhịp…
“…Nếu có ước muốn trong cuộc đời này
Hãy nhớ ước muốn cho thời gian trở lại
Bên nhau tháng ngày, cho nhau những hoài niệm
Để nụ cười còn mãi lắng trên hàng mi, trên bờ môi
Và trong những... kỷ niệm xưa .....!”
Với chính tôi lúc đó thật không có cảm nhận nhiều về việc chia xa này cho lắm. Bạn bè bên cạnh mình thì có đứa khóc, có đứa cứ ôm lấy nhau mà khóc. Còn riêng tôi thì lại thấy sảng khoái, ôi thật là nghịch lý!
Chắc có lẽ cũng vì tôi là người luôn hết mình vì mọi người, vì bạn bè nên cũng không còn nhiều điều để mà luyến tiếc nữa. Chắc cũng có ít người có suy nghĩ giống tôi. Nhưng đây là điều mà tôi đã nghĩ và đã làm.
Có lẽ tôi là người khá cô quạnh trong cảm xúc. Việc các bạn tôi tôn sùng thì tôi lại xem nó là việc bình thường. Cũng như ngày cuối cùng của quãng đời học sinh trôi qua với tôi thật nhẹ nhàng. Nhiều bạn bè cứ hay hỏi tôi: “Liệu có phải là tôi ghét họ?”. Tôi luôn dành câu trả lời cho chính những người bạn của mình.
Vào đại học rồi, tôi vẫn thường xem lại những bức hình chúng tôi chụp chung vào buổi học cuối cùng ấy, có phải vì càng lớn hơn tôi càng đa cảm thêm hay không nhưng tôi lại thấy ngập tràn cảm xúc trong không khí của buổi học ấy. Tràn về là những kỷ niệm đã qua, những ngày tháng cùng đạp xe đi du lịch ở một ghềnh đá, một cảnh đẹp nào đó.
Những lời nói của buổi học ấy, những lời tỏ tình của những người không muốn phải bỏ lỡ một cơ hội, không muốn phải giữ mãi trong lòng những điều phải nói. Không ai trách ai vào thời khắc ấy cả. Tất cả chúng tôi đều trao nhau lời “cảm ơn”.
Cảm ơn tất cả các bạn đã cho tôi biết thế nào là tình bạn, cho tôi biết thế nào là một quãng đời học trò thật ngây thơ và đầy ắp những kỷ niệm. Ở thời khắc cuối cùng của học sinh, của một thay đổi lớn về chất.
Vào đại học có quá nhiều biến cố để chúng tôi có thể tập hợp lại với nhau, những cuộc điện thoại thưa dần. Âu có lẽ cũng là vì chúng tôi đã lớn. Mỗi người đều có những lo lắng riêng cho bản thân, có những lựa chọn riêng cho cuộc sống. Tình yêu cũng chiếm đi phần nhiều thời gian cho tình bạn. Nhưng chúng tôi cũng không mấy giận nhau, cuộc sống phải vậy thôi.
Chúng tôi không thể đứng mãi trong khi cuộc sống thì đang chạy. Với bản thân mỗi người thì các bạn luôn thấy không thay đổi theo thời gian song với bạn bè thì bạn đang thay đổi.
Đó cũng là điều dễ hiểu song đừng đi quá xa những gì chúng ta đã mong muốn. Với những lúc rảnh rỗi hãy nhớ về những kỉ niệm của một thời học sinh yêu dấu nhé các bạn. Nó sẽ là hành trang theo chân bạn suốt quãng đời còn lại.
Tôi cảm thấy thật may mắn khi được nhiều kỷ niệm như vậy. Giờ thì tôi mới hiểu được tâm tư của người đã viết nên bài hát “Mong ước kỷ niệm xưa” – có lẽ nhiều thứ qua đi thì ta mới nhận ra nó thật đáng trân trọng biết bao.
“Thời gian trôi qua mau chỉ còn lại những kỷ niệm
Kỷ niệm thân yêu ơi sẽ còn nhớ mãi tiếng thầy cô
Bạn bè mến thương ơi sẽ còn nhớ những lúc giận hờn
Để rồi mai chia xa lòng chợt dâng niềm thiết tha
nhớ bạn bè, nhớ mái trường xưa…”

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
doraetale
07/03/2019 21:33:24
Truyện Buổi học cuối cùng được An-phông-xơ Đô-đê, một nhà văn Pháp nổi tiếng (1840 - 1897) viết từ cuối thế kỉ XIX. Nội dung kể về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp của lớp tiểu học ở một làng quê thuộc vùng An-dát, sau khi vùng này đã bị cắt về cho nước Phổ. (Vì nước Pháp thua trận trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ năm 1870 - 1871). Truyện được kể qua lời của chú bé Phrăng - học sinh lớp thầy Ha-men phụ trách.
Việc dạy và học bằng tiếng Pháp trong nhà trường ở Pháp vốn là việc hết sức bình thường, như việc dạy và học bằng tiếng mẹ đẻ ở bất cứ nước nào. Nhưng điểu không bình thường lại nằm ở chỗ: đây là buổi học cuối cùng mà thầy trò còn được dạy và học bằng tiếng Pháp, Sau buổi học này, các trường đều phải dạy bằng tiếng Đức và đó là một điều sỉ nhục đối với người dân trong vùng bị quân thù chiếm đóng.
Từ thầy giáo đến học trò và cả những cụ già đến dự buổi học này đều cảm thấy ý nghĩa đặc biệt của nó. Họ thấm thía một điều hết sức quan trọng và thiêng liêng là phải biết yêu quý, trau dồi và giữ gìn tiếng Pháp, nhất là trong hoàn cảnh quê hương đang bị kẻ thù xâm lược cố tình đồng hoá, trước hết là bằng ngôn ngữ.
Lòng yêu nước của mọi người đã được thể hiện qua thái độ quý trọng tiếng nói của dân tộc mình. Truyện nêu lên một chân lí qua lời thầy Ha-men: khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chia khoá chốn lao tù.
Sáng nay, Phrăng định trốn học phần vì đã trễ giờ, phần vì sợ thầy hỏi bài phân từ mà chú chưa thuộc chữ nào. Nhưng chú đã nghĩ lại và vội vã chạy đến trường. Trên đường đi, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Phổ, chú băn khoăn nghĩ: Lại có chuyện gì nữa đây?Khi bác phó rèn Oát-stơ khuyên Phrăng chẳng cần vội vã đến trường làm gì thì chú bé lại tưởng là bác chế nhạo mình. Quang cảnh lớp học mọi khi ồn ào như chợ vỡ mà giờ đây binh lặng y như một buổi sáng chủ nhật khiến chú ngạc nhiên. Mặc dù vào lớp muộn nhưng Phrăng không bị thầy Ha-men qưở trách như mọi lần mà thầy dịu dàng nói: Phrăng, vào chỗ nhanh lên con; lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con. Tất cả những điều khác thường đó báo hiệu về một điều gì đó rất nghiêm trọng sắp xảy ra.
Diễn biến của buổi học cuối cùng và hình ảnh thầy Ha-men đã tác động sâu sắc đến nhận thức, tình cảm của Phrăng.
Khi nghe thầy Ha-men nói rằng đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp, Phrăng thấy choáng váng, sững sờ và chú đã hiểu ra nguyên nhân của mọi sự khác lạ trong buổi sáng hôm nay. Từ cảnh nhốn nháo trước trụ sở xã đến không khí yên ắng nặng nề ở lớp học và ở cả bộ y phục trang trọng của thầy Ha-men.
Phrăng tiếc nuối và ân hận về sự lười nhác, ham chơi của mình bấy lâu nay. Chú bé đau xót thú nhận:
Bài học Pháp văn cuối cùng của tôi!...
Mà tôi thì mới biết viết tập toạng! Vậy là sẽ chẳng bao giờ được học nữa ư, phải dừng ở đó ư!... Giờ đây tôi tự giận mình biết mấy về thời gian bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tổ chim hoặc trượt trên hồ. Những cuốn sách vừa nãy tôi còn thấy chán ngán đến thế, mang nặng đến thế, quyển ngữ pháp, quyển thánh sử của tôi giờ đây dường như những người bạn cố tri mà tôi sẽ rất đau lòng phải giã từ.
Khi thầy Ha-men gọi đọc bài, Phrăng không thuộc chút nào về quy tắc phân từ trong tiếng Pháp. Đến đây thì sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ và tự giận mình. Điều kì lạ là trong tâm trạng day dứt ấy, khi nghe thầy Ha-men giảng ngữ pháp, Phrăng lại thấy thật rõ ràng và dễ hiểu: Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng... Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế...
Chứng kiến cảnh các cụ già trong làng đến dự buổi học cuối cùng và được nghe những lời nhắc nhở tha thiết của thầy Ha-men, nhận thức và tâm trạng của Phrăng đã có những biến đổi lớn lao. Chú đã nhận ra ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp nhưng tiếc thay, chú không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa.
Hình ảnh thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng được nhà văn miêu tả thật xúc động qua trang phục, thái độ đối với học sinh, qua lời nói và hành động của thầy lúc kết thúc buổi học.
Thầy Ha-men mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội chiếc mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Với cách ăn mặc trang trọng như vậy, thầy Ha-men đã tôn vinh buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.
Thái độ của thầy đối với học sinh cũng khác hẳn ngày thường. Thầy chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng chứ không trách mắng Phrăng khi chú đến lớp muộn và cả khi chú không thuộc bài. Thầy nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài nhu muốn truyền hết hiểu biết của mình cho học sinh. Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha-men muốn nhắn nhủ với mọi người là hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói của dân tộc, vì đó là biểu hiện của tình yêu nước. Ngôn ngữ không chỉ là tài sản quý báu của một dân tộc mà còn là "chìa khoá" để mở cửa ngục tù khi dân tộc rơi vào vòng nô lệ. Thầy Ha-men khẳng định tiếng Pháp là thứ ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất... Đây là biểu hiện cụ thể lòng yêu nước chân thành và sâu đậm của thầy.
Tiếng đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ và tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ như báo hiệu kết thúc buổi học, cũng là kết thúc việc dạy và học bằng tiếng Pháp ở cả vùng An-dát. Vào thời điểm ấy, nỗi đau đớn, sự xúc động trong lòng thầy Ha-men đã lên tới cực độ và bộc lộ ra trong cử chỉ, hành động: thầy đứng dậy trên bục, người tái nhợt, nghẹn ngào không nối được hết câu tạm biệt và thầy quay về phía bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: "Nước Pháp muôn năm Ị". Rồi thầy đứng đó, đầu dựa vào tường và chẳng nói, giơ tay ra hiệu cho chúng tôi: "Kết thúc rồi... đi đi thôi! ". Chính vào giây phút ấy, chú bé Phrăng cảm thấy thầy giáo của mình thật lớn lao.
Các cụ già trong làng đến lớp và tập đánh vần theo học sinh không phải là do chưa biết chữ mà là để chứng kiến buổi học cuối cùng. Dường như đó cũng là một cách để tạ ơn thầy giáo chúng tôi về bốn mươi năm phụng sự hết lòng và để trọn đạo với Tổ quốc đang ra đi... Cụ Hô-de (vốn là xã trưởng) và bác phát thư chắc chắn là đều biết đọc biết viết, nhưng cụ Hô-de vẫn đánh vần một cách chăm chú cùng với các học trò nhỏ. Cụ nâng cuốn sách vỡ lòng bằng hai tay và giọng cụ run run vì xúc động. Đây là hình ảnh hết sức cảm động, thể hiện tình cảm thiêng liêng và trân trọng của người dân đối với tiếng mẹ đẻ. Còn các học trò nhỏ cũng cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp.
Câu nói của thầy Ha-men:... Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốnlao tù đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc. trong cuộc đấu tranh giành chủ quyền độc lập, tự do.
Ý nghĩa sâu xa của truyện Buổi học cuối cùng là chúng ta phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, bởi nó không chỉ là tài sản tinh thần quý báu của ỏng cha mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại chủ quyền độc lập, tự do cho đất nước.
Tiếng nói của mỗi dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của biết bao thế hệ qua hàng ngàn năm. Vì vậy, khi bị kẻ xâm lược đồng hoá về ngôn ngữ, nếu cam chịu để tiếng nói dân tộc bị mai một thì tất yếu đất nước sẽ rơi vào hoạ diệt vong.
Tiếng nói Việt Nam qua bốn nghìn năm lịch sử biểu hiện sức sống bất diệt của dân tộc Việt Nam. Hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc thống trị nhưng tiếng Việt vẫn tồn tại và phát triển ngày càng phong phú thêm lên. Dưới thời Pháp thuộc, các trường học chủ yếu dạy bằng tiếng Pháp nhưng tiếng Việt vẫn là tiếng nói được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày của nhân dân, vẫn được trân trọng giữ gìn để đến hôm nay, chúng ta có thể tự hào là tiếng Việt giàu và đẹp.
1
0
doan man
07/03/2019 21:35:03
Truyện Buổi học cuối cùng đượcAn-phông-xơ Đô-đê, một nhà văn Pháp nổi tiếng (1840 - 1897) viết từ cuối thế kỉ XIX. Nội dung kể về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp của lớp tiểu học ở một làng quê thuộc vùng An-dát, sau khi vùng này đã bị cắt về cho nước Phổ. (Vì nước Pháp thua trận trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ năm 1870 - 1871). Truyện được kể qua lời của chú bé Phrăng - học sinh lớp thầy Ha-men phụ trách.
Việc dạy và học bằng tiếng Pháp trong nhà trường ở Pháp vốn là việc hết sức bình thường, như việc dạy và học bằng tiếng mẹ đẻ ở bất cứ nước nào. Nhưng điểu không bình thường lại nằm ở chỗ: đây là buổi học cuối cùng mà thầy trò còn được dạy và học bằng tiếng Pháp, Sau buổi học này, các trường đều phải dạy bằng tiếng Đức và đó là một điều sỉ nhục đối với người dân trong vùng bị quân thù chiếm đóng.
Từ thầy giáo đến học trò và cả những cụ già đến dự buổi học này đều cảm thấy ý nghĩa đặc biệt của nó. Họ thấm thía một điều hết sức quan trọng và thiêng liêng là phải biết yêu quý, trau dồi và giữ gìn tiếng Pháp, nhất là trong hoàn cảnh quê hương đang bị kẻ thù xâm lược cố tình đồng hoá, trước hết là bằng ngôn ngữ.
Lòng yêu nước của mọi người đã được thể hiện qua thái độ quý trọng tiếng nói của dân tộc mình. Truyện nêu lên một chân lí qua lời thầy Ha-men: khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chia khoá chốn lao tù.
Sáng nay, Phrăng định trốn học phần vì đã trễ giờ, phần vì sợ thầy hỏi bài phân từ mà chú chưa thuộc chữ nào. Nhưng chú đã nghĩ lại và vội vã chạy đến trường. Trên đường đi, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Phổ, chú băn khoăn nghĩ: Lại có chuyện gì nữa đây?Khi bác phó rèn Oát-stơ khuyên Phrăng chẳng cần vội vã đến trường làm gì thì chú bé lại tưởng là bác chế nhạo mình. Quang cảnh lớp học mọi khi ồn ào như chợ vỡ mà giờ đây binh lặng y như một buổi sáng chủ nhật khiến chú ngạc nhiên. Mặc dù vào lớp muộn nhưng Phrăng không bị thầy Ha-men qưở trách như mọi lần mà thầy dịu dàng nói: Phrăng, vào chỗ nhanh lên con; lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con. Tất cả những điều khác thường đó báo hiệu về một điều gì đó rất nghiêm trọng sắp xảy ra.
Diễn biến của buổi học cuối cùng và hình ảnh thầy Ha-men đã tác động sâu sắc đến nhận thức, tình cảm của Phrăng.
Khi nghe thầy Ha-men nói rằng đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp, Phrăng thấy choáng váng, sững sờ và chú đã hiểu ra nguyên nhân của mọi sự khác lạ trong buổi sáng hôm nay. Từ cảnh nhốn nháo trước trụ sở xã đến không khí yên ắng nặng nề ở lớp học và ở cả bộ y phục trang trọng của thầy Ha-men.
Phrăng tiếc nuối và ân hận về sự lười nhác, ham chơi của mình bấy lâu nay. Chú bé đau xót thú nhận:
Bài học Pháp văn cuối cùng của tôi!...
Mà tôi thì mới biết viết tập toạng! Vậy là sẽ chẳng bao giờ được học nữa ư, phải dừng ở đó ư!... Giờ đây tôi tự giận mình biết mấy về thời gian bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tổ chim hoặc trượt trên hồ. Những cuốn sách vừa nãy tôi còn thấy chán ngán đến thế, mang nặng đến thế, quyển ngữ pháp, quyển thánh sử của tôi giờ đây dường như những người bạn cố tri mà tôi sẽ rất đau lòng phải giã từ.
Khi thầy Ha-men gọi đọc bài, Phrăng không thuộc chút nào về quy tắc phân từ trong tiếng Pháp. Đến đây thì sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ và tự giận mình. Điều kì lạ là trong tâm trạng day dứt ấy, khi nghe thầy Ha-men giảng ngữ pháp, Phrăng lại thấy thật rõ ràng và dễ hiểu: Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng... Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế...
Chứng kiến cảnh các cụ già trong làng đến dự buổi học cuối cùng và được nghe những lời nhắc nhở tha thiết của thầy Ha-men, nhận thức và tâm trạng của Phrăng đã có những biến đổi lớn lao. Chú đã nhận ra ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp nhưng tiếc thay, chú không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa.
Hình ảnh thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng được nhà văn miêu tả thật xúc động qua trang phục, thái độ đối với học sinh, qua lời nói và hành động của thầy lúc kết thúc buổi học.
Thầy Ha-men mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội chiếc mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Với cách ăn mặc trang trọng như vậy, thầy Ha-men đã tôn vinh buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.
Thái độ của thầy đối với học sinh cũng khác hẳn ngày thường. Thầy chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng chứ không trách mắng Phrăng khi chú đến lớp muộn và cả khi chú không thuộc bài. Thầy nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài nhu muốn truyền hết hiểu biết của mình cho học sinh. Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha-men muốn nhắn nhủ với mọi người là hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói của dân tộc, vì đó là biểu hiện của tình yêu nước. Ngôn ngữ không chỉ là tài sản quý báu của một dân tộc mà còn là "chìa khoá" để mở cửa ngục tù khi dân tộc rơi vào vòng nô lệ. Thầy Ha-men khẳng định tiếng Pháp là thứ ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất... Đây là biểu hiện cụ thể lòng yêu nước chân thành và sâu đậm của thầy.
Tiếng đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ và tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ như báo hiệu kết thúc buổi học, cũng là kết thúc việc dạy và học bằng tiếng Pháp ở cả vùng An-dát. Vào thời điểm ấy, nỗi đau đớn, sự xúc động trong lòng thầy Ha-men đã lên tới cực độ và bộc lộ ra trong cử chỉ, hành động: thầy đứng dậy trên bục, người tái nhợt, nghẹn ngào không nối được hết câu tạm biệt và thầy quay về phía bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: "Nước Pháp muôn năm Ị". Rồi thầy đứng đó, đầu dựa vào tường và chẳng nói, giơ tay ra hiệu cho chúng tôi: "Kết thúc rồi... đi đi thôi! ". Chính vào giây phút ấy, chú bé Phrăng cảm thấy thầy giáo của mình thật lớn lao.
Các cụ già trong làng đến lớp và tập đánh vần theo học sinh không phải là do chưa biết chữ mà là để chứng kiến buổi học cuối cùng. Dường như đó cũng là một cách để tạ ơn thầy giáo chúng tôi về bốn mươi năm phụng sự hết lòng và để trọn đạo với Tổ quốc đang ra đi... Cụ Hô-de (vốn là xã trưởng) và bác phát thư chắc chắn là đều biết đọc biết viết, nhưng cụ Hô-de vẫn đánh vần một cách chăm chú cùng với các học trò nhỏ. Cụ nâng cuốn sách vỡ lòng bằng hai tay và giọng cụ run run vì xúc động. Đây là hình ảnh hết sức cảm động, thể hiện tình cảm thiêng liêng và trân trọng của người dân đối với tiếng mẹ đẻ. Còn các học trò nhỏ cũng cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp.
Câu nói của thầy Ha-men:... Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốnlao tù đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc. trong cuộc đấu tranh giành chủ quyền độc lập, tự do.
Ý nghĩa sâu xa của truyện Buổi học cuối cùng là chúng ta phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, bởi nó không chỉ là tài sản tinh thần quý báu của ỏng cha mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại chủ quyền độc lập, tự do cho đất nước.
Tiếng nói của mỗi dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của biết bao thế hệ qua hàng ngàn năm. Vì vậy, khi bị kẻ xâm lược đồng hoá về ngôn ngữ, nếu cam chịu để tiếng nói dân tộc bị mai một thì tất yếu đất nước sẽ rơi vào hoạ diệt vong.
Tiếng nói Việt Nam qua bốn nghìn năm lịch sử biểu hiện sức sống bất diệt của dân tộc Việt Nam. Hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc thống trị nhưng tiếng Việt vẫn tồn tại và phát triển ngày càng phong phú thêm lên. Dưới thời Pháp thuộc, các trường học chủ yếu dạy bằng tiếng Pháp nhưng tiếng Việt vẫn là tiếng nói được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày của nhân dân, vẫn được trân trọng giữ gìn để đến hôm nay, chúng tacó thể tự hào là tiếng Việt giàu và đẹp.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư