Dòng chữ"Tiên học lễ, hậu học văn" được khắc trang trọng ở học đường chính là lời giáo huấn sâu sắc nhất, là hành trang quý báu sẽ theo chân ta đi suốt cuộc đời. Và song hành với nó là những lời trách phạt có ý nghĩa của thầy cô.Theo quan điểm của Nho Giáo xưa, sống ở đời phải hết sức coi trọng nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Theo đó, "Lễ" được hiểu là cách cư xử , giao tiếp có văn hoá giữa người với người theo chuẩn mực đạo đức được quy định trong xã hội, là đạo đức nói chung, sống ở đời phải biết kính trên nhường dưới, lấy Nghĩa, Nhân chữ Tín...làm trọng. "Nước có quốc pháp, gia có gia phong", là câu nói răn dạy con người Việt Nam sống có phép tắc, hành xử theo những khuôn mẫu đạo đức nhất định theo tinh thần "Nho Giáo". Những nghi thức ứng xử hàng ngày, thờ cúng ông ba cha mẹ tổ tiên trong họ, việc xây dựng nhà thờ tổ, sửa sang mồ mả, sưu tầm ghi chép gia phả, đều góp phần làm khăng khít hơn mối quan hệ trong gia đình, dòng tộc. Sự giáo dục của Nho giáo lấy "lễ" làm biện pháp đã đạt được tới mức độ sâu sắc ở chỗ nó đã trở thành tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của con người. Xã hội luôn quí trọng, đề cao người có lễ và khinh ghét người vô lễ, vi phạm lễ trở thành điều đau khổ, đáng sỉ nhục, thậm chí đến mức phải chết chứ không bỏ lễ. Ông cha ta từ ngày xưa đã rất mực đề cao việc giáo dục "tiên học lễ". Nếu một người có học vấn, có tri thức mà không có "lễ" thì người đó được xem như là hạng bất nhân và người thầy đào tạo ra học trò đó sẽ cực kỳ hổ thẹn. Lịch sử của ta đã ghi lại tên tuổi của nhiều bậc danh sư tiêu biểu, xứng đáng là người thầy của muôn đời như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp ... Học trò của họ, dẫu có thành đạt đến bao nhiêu đi chǎng nữa cũng không bao giờ quên lễ nghi, đạo đức ở đời. Chuyện kể rằng, một hôm Phạm Sư Mạnh sau khi đỗ đạt, làm quan to ở triều, về thăm thầy Chu Văn An. Dọc đường qua khu chơ đang họp, ông để lính thét dân dẹp đường, làm huyên náo. Biết được sự việc, Chu văn An giận không cho Phạm Sư Mạnh gặp mặt.Quan lớn triều đình phải quỳ xin cả buổi thầy mới tha lỗi. Phải có những người thầy can trực, đức cao vọng trọng như thế mới có thể đào tạo nên những học trò hữu ích cho đất nước. Ngày nay, ở lứa tuổi học sinh chúng ta, "Tiên học lễ, hậu học văn" được hiểu như thế nào"? "Tiên" có nghĩa là đầu tiên, trước hết, "lễ" đây có nghĩa là lễ nghĩa, là quy tắc hành xử theo những chuẩn mực đạo đức của con người. "Hậu" là sau cùng, "văn" nghĩa là văn chương, chữ nghĩạ, tri thức khoa học, kiến thức xã hội nói chung. Trước khi học văn hóa, chúng ta phải học lễ phép, lễ độ. Cả "lễ" và "văn" đều quan trọng như nhau, đặt đồng hàng với nhau, nhưng khi giáo dục thì phải lấy "lễ" làm trọng. Người có học vấn cao nhưng thiếu lễ phép, lễ độ, cư xử thiếu văn hóa thì không thể nào có được sự cảm mến và nể trọng của gia đình và xã hội. Vì vậy lễ phép là điều tối cần thiết, chúng ta bắt nuộc phải học lễ trước khi tiếp thu bất kỳ một tri thức nào khác. Khi mới bi bô học nói, chúng ta phải học nói sao cho đàng hoàng, lễ phép, có đầu có cuối, biết kính trên, nhường dưới, đi thưa, về trình, biết dạ thưa với người lớn tuổi hay có vai vế hơn mình. Người xưa có câu" "Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe". Khi mới bước chân vào học đường, chúng ta phải tạo thiện cảm với những người xung bằng cách hành xử nhã nhặn, nói năng nhỏ nhẹ, lễ phép, rồi sau đó, chúng ta mới bắt đầu trau dồi kiến thức ở trường, ở ngoài xã hội. "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Cho nên, chúng ta phải ghi nhớ nằm lòng câu "tiên học lễ, hậu học văn" các bạn nhé.
Ngày nay, những làn sóng văn minh đang ồ ạt du nhập vào nước ta trong tiến trình mở cửa, giao lưu văn hóa. Càng văn minh, con người dường như càng coi nhẹ những giá trị đạo đức truyền thống, ít quan tâm, chia sẻ, trải lòng với nhau hơn. Học nhiều không có nghĩa là nghiễm nhiên có được đạo đức.Tri thức rất cần cho sự phát triển của nhân loại nhưng thiếu đạo đức thì nhân loại tất sẽ không tồn tại. Thời gian gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng đã chuyển tải nhiều câu chuyện băng hoại đạo đức rất đau lòng : Trò hành hung, tạt axit, chọc phá, trêu ghẹo thầy cô, bảo kê, trấn lột ở học đường, học sinh tập tành học cách xưng bá giang hồ, kết bè kết phái, cậy lớn hiếp đáp người yếu hơn mình, trẻ em dần mất gốc, xưng hô với người lớn bằng you, me, con cái bỏ rơi, kiện thưa cha mẹ, anh em, họ hàng ẩu đả, chém giết nhau chỉ vì tranh chấp gia sản, ra đường chỉ vì lòng hiếu thắng, ghen tuông, hờn giận, cãi vả tranh giành, chen lấn, xô xát, gây gỗ một cách vô lý.,, vô cảm trước những mảnh đời bất hạnh, đói ăn, rét mặc, đôi lúc quên đi sự kính trên nhường dưới nơi công cộng với trẻ em, người cao tuổi hay tàn tật. Giới trẻ đang chạy theo trào lưu heavy rock, Hiphop mà dần lãng quên những hình thức nghệ thuật quý báu của dân tộc mà cả thế giới đang ra sức bảo tồn và gìn giữ. Bên cạnh đó, ngôn ngữ chát biến tướng được sử dụng tràn lan vô cùng phản cảm đã làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Không có nghề thấp hèn mà chỉ có những cách hành xử thấp hèn. Vậy mà chỉ cần dạo một vòng quanh các trung tâm mua sắm sang trọng,sẽ không khó để bắt gặp những bạn teen tự cho mình là “quý tộc”, với ngôn ngữ và cử chỉ đỏm dáng, khinh khi coi thường các bác bảo vệ, chị lao công, bà lãoi bán hàng rong ... thì chắc hẳn không ít người sẽ phải lắc đầu ngán ngẩm. Chửi thề cũng là chuyện thường ngày ở huyện. Các bạn hồn nhiên nói mà không hề để ý tới thái độ khó chịu của những người xung quanh. Một bạn gái thoải mái nhả ngọc phun châu: “Đ.m, mấy bữa nay ông bô bà bô đ. cho tiền, tụi con L, thằng K hôm nào tao có tiền thì bu lại bợ đ, hôm nào đ có thì chúng nó phắng!!”
Với ba mẹ, mỗi khi muốn xin tiền xum xoe bợ đỡ, đến khi mưu sự bất thành thì cứ vô tư xẵng giọng, cáu gắt, nói trống không, chẳng cần biết dưới trên, trời đất chi hết. Ba mẹ mà mắng thì lập tức bỏ nhà đi bụi.
Chúng ta đã may mắn tíêp nhận lời giáo huấn "tiên học lễ, hậu học văn" từ một nền giáo dục lấy đạo đức và tính nhân văn làm trọng từ quê hương Việt Nam yêu quý, một nền giáo dục toàn diện, từ tri thức đến đạo đức làm người. Chẳng phải từ cấp 1 chúng ta đã được làm quen với những bài học "Đạo đức", lên cấp 2, 3 lại tiếp tục trao dồi những bài "Giáo dục công dân" đó sao? Những câu chuyện cổ, những bài báo, những bộ phim, vở kịch, cải lương, tuồng chèo đẫm chất nhân văn, đầy giáo huấn và mang những triết lý sống sâu sắc ngày qua ngày đã nuôi dưỡng tâm hồn, làm đời sống tinh thần mỗi người chúng ta thêm phong phú, giúp chúng ta sống lý trí hơn và cũng "người" hơn. Nếu con người chỉ chăm chăm học chữ nghĩa cho thật nhiều, văn bằng thật cao, địa vị thật lớn nhưng thiếu nền tảng đạo đức, chỉ biết bòn rút cho bản thân mà quên đi nghĩa vụ với gia đình và xã hội, cư xử thiếu tình người, thì chỉ e rằng họ lại càng gây họa cho đất nước. Giáo dục "Lễ" không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, mà tác động lớn nhất, cái nôi hình thành nhân cách mỗi con người chính là gia đình, và xã hội. Các bậc cha mẹ vì cuộc sống mưu sinh, đem con em gửi vào nhà trường, cứ ngỡ rằng con học thật giỏi, cung cấp thật nhiều tiền bạc, phương tiện khi con đòi hỏi là đủ…. Trong khi đó, họ quên dạy cho con cái gốc văn hóa Việt, quên luôn tiếng mẹ đẻ, quên cả cái lễ phép, cái lẽ sống ở đời …Có những gia đình cha mẹ và con cái bất đồng quan điểm, lối sống, mái nhà thiếu hơi ấm củ