Trong bài thơ "Ánh trăng ",Nguyễn Duy đã đặt ra một tình huống đời thường xảy ra làm cho con người phải giật mình tỉnh ngộ, phải đối mặt với vầng trăng mà sám hối , nhận ra sự bạc bẽo ,quên ơn chủa mình cũng qua đó tác giả muốn nói phải thuỷ chung trọn vẹn, phải nghĩa tình sắt son với nhân dân, với đất nước, và ngay với chính bản thân mình:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cài gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng.Rưng rưng là biểu hiện xúc động, nước mắt đang ứa ra, sắp khóc,giọt nước mắt làm cho lòng người thanh thản lại, trong sáng lại, bao kỉ niệm đẹp ùa về, tâm hồn gắn bó chan hoà với thiên nhiên, với vầng trăng xưa, với đồng với bể,với sông với rừng.Cấu trúc câu thơ song hành với các biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ cho thấy ngòi bút Nguyễn Duy thật tài hoa. Đoạn thơ hay ở chất thơ bộc bạch chân thành, ở tính biểu cảm, ngôn từ và hình ảnh thơ đi vào lòng người, khắc sâu một cách nhẹ nhàng mà thấm thía những gì nhà thơ muốn tâm sự với chúng ta. Khổ thơ cuối mang hàm ý độc đáo và sâu sắc:
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình. Tròn vành vạnh là trăng rằm, một vẻ đẹp viên mãn,trăng vẫn thuỷ chung mặc cho ai thay đổi, vô tình với trăng. Ánh trăng im phăng phắc, không một lời trách cứ,trăng bao dung và độ lượng biết bao, tấm lòng bao dung độ lượng ấy khiến cho ta phải giật mình. Sự giật mình để tự lột xác, để trở về với chính mình tốt đẹp xưa kia. Đó là cái giật mình để tự hoàn thiện. Với giọng thơ trầm tĩnh, sâu lắng, đoạn thơ trên đã gây nhiều xúc động cho người đọc,nó như là lời tâm sự, lời tự thú, lời tự nhắc chân thành.