LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn khoảng 10 câu cảm nhận về giá trị của khổ thơ: Mọc giữa dòng sông xanh, Một bông hoa tím biếc, Ơi con chim chiền chiện, Hót chi mà vang trời

1. Viết đoạn văn khoảng 10 câu cảm nhận về giá trị của khổ thơ
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng

2. Cảm nhận về giá trị của
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
5 trả lời
Hỏi chi tiết
8.982
14
2
Nguyễn Mai
17/03/2018 08:52:07
“ Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời ”
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
Khổ thơ đẹp như một bức tranh với âm thanh,màu sắc,với sức xuân hài hòa,sống động: .Từ “mọc” được đặt ở đầu câu với lối đảo ngữ tạo nên sự khỏe khoắn,tạo nên sức sống tiềm ẩn,tạo nên sự vươn lên trỗi dậy.Giữa dòng sông rộng lớn ,không gian mênh mông,chỉ một bông hoa thôi,một bông hoa tím biếc cũng làm nên sức xuân,cũng làm nên ánh xuân lung linh sắc màu. Bức tranh xuân được tô điểm với gam màu thật hài hòa,dịu nhẹ,tươi tắn: màu xanh lam của nước sông Hương hài hòa cùng màu tím biếc của hoa,một màu tím thật giản dị,thủy chung mà cũng thật mộng mơ,quyến rũ. Đó cũng chính là màu đặc trưng của xứ Huế. Âm thanh: Đâu đó tiếng chim chiền chiện hót vang trời.Với những thán từ ”gọi”,”ơi”,”chi” mang chất giọng ngọt ngào,đáng yêu và đậm chất xứ Huế mang nhiều màu sắc thái cảm xúc như một lời trách yêu. Khung cảnh mùa xuân có không gian cao rộng,màu sắc tươi thắm,âm thanh vang vọng.Âm thanh vang vọng,hót vang trời,một không gian bay bổng,đằm thắm,dịu dàng.Mùa xuân trong thơ Thanh Hải chẳng có mai vàng,đào thắm cũng chẳng có muôn sắc màu rực rỡ nhưng sao mà tất cả rộ lên sắc màu những âm thanh đều đang ở độ tràn đầy nhựa sống.
Cảm xúc trước mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên đất trời sao mà say sưa, ngây ngất, xốn xang đến thế.
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”

Giọt long lanh phải chăng là giọt sương,giọt mưa,giọt nắng,giọt mùa xuân hay giọt của âm thanh, giọt của hạnh phúc. Tiếng chim chiền chiện hót vang trời nhưng không tan biến vào không trung mà ngưng đọng lại thành từng giọt âm thanh như những giọt lưu ly trong vắt long lanh, chói ngời .Với bút pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thính giác đến thị giác và xúc giác”hứng” đó là sự trân trọng vẻ đẹp của thi nhân đối với vẻ đẹp của sự sống ,của đất trời,của chim đó cũng là sự đồng cảm của thi nhân trước thiên nhiên,cuộc đời.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
0
Nguyễn Mai
17/03/2018 08:54:14
Câu 2 Công cuộc xây dựng xã hội mới đòi hỏi những con người mới biết cống hiến, biết hi sinh. Nhà thơ Thanh Hải, một nhà thơ cách mạng đã thấm nhuần quan điểm trên. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ” đã thay ông nói lên niềm tâm sự, khát vọng được cống hiến cho mùa xuân của đất nước. Chỉ với hai đoạn thơ, tác giả đã nêu bật được niềm khát vọng thiết tha, cháy bỏng của mình:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nổi trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Trong sức xuân mạnh mẽ của đất trời, trong khí thế bừng bừng sức sống của đất nước vào xuân, tác giả đã cảm nhận được mùa xuân trỗi dậy tự đáy tâm hồn mình. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức sống tươi trẻ, mùa xuân của cống hiến và hi sinh.
Tác giả không mơ giấc mơ vĩ đại, chẳng tưởng một viễn cảnh lạ kì, mà tâm hồn tác giả nguyện những ước mơ đơn sơ, bình dị:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Tác giả ước mơ được hi sinh, được cống hiến. Ước mơ cháy bỏng của tác giả sôi tràn nhiệt huyết, căng tràn nhựa hi sinh, thổi phồng lên một niềm tin bất diệt. Tác giả mơ ước nhưng chỉ nguyện “làm” một cành hoa, một con chim hót. Tác giả như nguyện rằng mình sẽ làm, vâng sẽ làm một tiếng chim, một cành hoa đế góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim. Một cành hoa, một tiếng chim để tô điểm cho phong cảnh mùa xuân tươi đẹp. Đó là ước nguyện lạ thường, không phải nó cao siêu vĩ đại mà tại nó gần gũi. Quá, đáng yêu quá. Uớc được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện công hiến cho sự phồn vinh của đất nước.
Tác giả nguyện sẽ cống hiến, cống hiến những gì đơn sơ, giản dị, nhưng lại có ích cho đời:
Ta nhập vào hòa ca
Mội nốt trầm xao xuyến
Tác giả không mơ được làm một cánh đại bàng lướt gió giữa trời xuân, không mơ được làm nốt nhạc vút cao trong dàn hòa ca bay bổng. Tác giả chỉ nguyện làm một tiếng chim hót, một nốt trầm nhưng xao xuyến lòng người. Một ước mơ nho nhỏ, chân tình.
Tâm hồn của tác giả hòa vào mùa xuân đất nước, thôi thúc từng hồi, mạnh mẽ nhưng âm thầm, lặng lẽ:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Đầu đề của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ" là như vậy. Mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân lớn lao của đất nước. Đó là ước nguyện của tác giả, nguyện sẽ mãi mãi được làm việc, được hi sinh, cống hiến. Tác giả muốn góp vào mùa xuân chút công sức nhỏ bé của mình. Đó là ý thích, là niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp, cũng là tấm lòng chân tình của tác giả. Tác giả không mơ ước xa xôi: Một mùa xuân nho nhỏ
Vâng! Mùa xuân nho nhỏ, rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn lao. Bởi tấm lòng của tác giả luôn hướng tới sự cống hiến tốt đẹp, bởi một mùa xuân nho nhỏ sẽ vẽ lên mùa xuân đất trời rộng lớn. Mùa xuân của tác giả chẳng ồn ào náo nhiệt mà âm thầm lặng lẽ hiến dâng, chẳng phô trương, không cần ai biết đến: Lặng lẽ dâng cho đời
Ý thức của tác giả từ một ước nguyện hi sinh, thể hiện sâu hơn là lòng nhân hậu, muốn giúp đời trong âm thầm lặng lẽ:
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khỉ tóc bạc
Tuổi trẻ cống hiến hi sinh, tuổi già cũng ầm thầm cống hiến. Ý thức về trách nhiệm với quê hương, đất nước, khát vọng được sống, được cống hiến trở thành một ý thức bất diệt trong tâm hồn tác giả. Tác giả sẽ sống và cống hiến. Còn sống là còn cống hiến. Lời thơ nhỏ nhẻ, chân tình quá! Tuổi hai mươi căng tràn nhựa sống hay tuổi già tóc bạc ý thức trách nhiệm với đất nước vẫn không thay đổi. Điệp từ “dù là” như là một lời hứa, cũng là một lời tự nhủ với lương tâm sẽ mãi mãi là mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương, đất nước.
Thấm nhuần tâm tư, ước nguyện của tác giả, được sống trong một xã hội hòa bình thống nhất, ta phải làm sao để với lương tâm ta, ta không hổ thẹn là người đã chối bỏ trách nhiệm với đất nước, với quê hương. Như Thanh Hải, ta cũng nguyện được là một “mùa xuân nho nhỏ”.
2
2
Quỳnh Anh Đỗ
17/03/2018 11:24:41
Mở đầu bài thơ là một bức tranh thiên nhiên thơ mộng. Đó là bức tranh xuân của “Huế đẹp và thơ”, quê mẹ yêu thương của thi sĩ Thanh Hải:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc,
Ơi! con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.
Mùa xuân được miêu tả qua ba hình ảnh: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc và tiếng chim chiền chiện hót vang trời. Bức tranh mùa xuân có âm thanh, có màu sắc, gam màu nhẹ, sáng kết hợp hài hòa. Trên dòng sông xanh quê hương mọc lên “một bông hoa tím biếc”. Nghệ thuật đảo ngữ: “Mọc giữa dòng sông xanh”; động từ "mọc" đứng đầu câu như một sự đột hiện, sự ngạc nhiên vui thú trước tín hiệu xuân về, đồng thời nhấn mạnh sức sống mạnh mẽ của mùa xuân.
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc,
“Bông hoa tím biếc” ấy chỉ có thể là hoa lục bình, hoa sen, hoa súng mà ta thường gặp trên ao hồ, sông nước. Màu xanh của nước hoà hợp với màu “tím biếc” của hoa tạo nên một nét chấm phá tài tình về một bức tranh xuân đằm thắm. Dường như thấp thoáng đâu đó trong câu thơ là màu xanh của dòng Hương Giang mềm mại và những tà áo dài tím biếc của những cô gái Huế mộng mơ.
Ngắm dòng sông, bâng khuâng nhìn bông hoa đẹp, nhà thơ khẽ reo lên khi bỗng nghe tiếng hót vang trời:
Ơi! con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.
“Chim chiền chiện” là loài chim làm tổ trên luống cày, nó là người bạn của nhà nông. Chiền chiện hót là dấu hiệu của mùa xuân về, mùa của ấm áp, yêu thương. “Ơi” là từ cảm thán biểu đạt sự xúc động bồi hồi khi nghe tiếng chim chiền chiện hót. Tiếng chim hót như khúc nhạc đồng quê. Hai tiếng “hót chi” rất gợi cảm, là cách nói dịu ngọt của con người cố đô. Âm thanh rộn rã của tiếng chim gợi một nét vui. Qua tiếng chim hót, ta cảm nhận được cái không khí rộn ràng, cái mênh mông trong sáng của bầu trời xuân. Ta cảm được tấm lòng hồn hậu của người con xứ Huế. Một cử chỉ rất tao nhã, đáng yêu:
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng .
Hai câu thơ không hề nói đến nắng mà ta vẫn cảm nhận được ánh hồng bình minh làm long lanh những giọt sương tròn như hòn ngọc bé tí đọng trên đầu ngọn cỏ, lá cây. “Từng giọt long lanh rơi” cũng có thể là chuỗi âm thanh, từng chuỗi tiếng chim chiền chiện từ cao vọng đến, “rơi” xuống! Cái cử chỉ “đưa tay ... hứng” thể hiện một hồn thơ chan hoà với thiên nhiên, đất trời, tạo vật. Giọt âm thanh của tiếng chim thật trong, thật tròn, vang ngân giữa không gian, đọng lại thành từng giọt hữu hình long lanh như hạt ngọc, nhà thơ đưa tay hứng với tất cả sự trân trọng, đắm say. Sự chuyển đổi cảm giác khiến hình ảnh thơ trở nên lung linh, đa nghĩa góp phần diễn tả trọn vẹn hơn niềm say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất vào xuân.
Chỉ bằng ba nét vẽ: dòng sông xuân, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót..., Thanh Hải đã ve nên bức tranh xuân đẹp tươi và đáng yêu vô cùng. Đó là vẻ đẹp và sức sống mặn mà của thiên nhiên, đất nước vào xuân.
1
1
Quỳnh Anh Đỗ
17/03/2018 11:27:22
Câu 2: Trước mùa xuân lớn của đất nước, nhà thơ tâm niệm về mùa xuân riêng mỗi cuộc đời và dạt dào một khát vọng hiến dâng.
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Nhà thơ nguyện ước làm con chim hót trong giọng hót của muôn chim dâng cho đời tiếng ca vui, làm bông hoa trong hương sắc của muôn hoa, làm nốt trầm xao xuyến trong bản hòa tấu muôn điệu, muôn lời ca, làm một mùa xuân nho nhỏ đế hòa góp vào mùa xuân chung lớn lao của đất nước. Đó là khát vọng sống hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung - một quan niệm sống đẹp và đầy trách nhiệm. Điều tâm niệm ấy lại được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh đẹp của tự nhiên và đến một cách tự nhiên trong mạch cảm xúc của bài thơ. Trước mùa xuân, nhà thơ muốn biến cuộc đời mình thành hương sắc, tiếng ca để hòa góp cùng mùa xuân. Những hình ảnh của mùa xuân (chim, hoa) lặp lại nhưng đã chuyển nghĩa để nói về mùa xuân của lí tưởng, khát vọng, gợi ấn tượng đậm nét và còn mang ý nghĩa: niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời cũng là lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa cho sắc hương, như Tố Hữu từng viết:
Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.
Nhà thơ ý thức được vai trò, trách nhiệm của cá nhân trong xã hội. Sự đóng góp của mỗi người chỉ là một nét nhỏ, một chi tiết nhỏ giữa cuộc đời lớn lao. Nhưng đó là những gì cao đẹp, tinh túy nhất của chính mình cho cuộc đời. Đất nước là một bản hòa ca và nhà thơ nguyện là một nốt trầm xao xuyến” trong hòa ca. Ý tưởng của nhà thơ kết đọng nhất trong hình ảnh
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”.
“Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo bất ngờ, độc đáo mà rất hợp lí, tự nhiên của nhà thơ. Nhiều người đã gắn mùa xuân với những định ngữ khác nhau như: mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử), mùa xuân xanh (Nguyễn Bính), xuân hồng (Xuân Diệu),... Còn Thanh Hải lại nói "mùa xuân nho nhỏ”. “Mùa xuân” vốn là khái niệm thời gian, lại “nho nhỏ”. Nó gợi một mùa xuân cụ thề trong hình ảnh bông hoa, tiếng chim, nhưng chủ yếu là một ẩn dụ nói về một khát vọng, một lẽ sống cao đẹp, một ý thức khiêm nhường. Làm một mùa xuân là sống đẹp, giữ mãi sức xuân để cống hiến, cống hiến khi ở tuổi thanh xuân - tuổi hai mươi và cả khi không còn ở tuổi thanh xuân nữa, khi tóc bạc, bất chấp thời gian, tuổi tác. Mỗi người chỉ là “mùa xuân nho nhỏ” thôi, mùa xuân lớn thuộc về đất trời, đất nước. Đây không chỉ là khát vọng của mỗi con người mà còn là khát vọng của mọi lớp người, mọi lứa tuổi, tất cả đều phấn đấu không mệt mỏi cho đất nước. Điệp ngữ “Dù là”.khẳng định mạnh mẽ khát vọng ấy. Và cống hiến với tất cả sự khiêm tốn, thiết tha, trân trọng “Lặng lẽ dâng”. Chủ thể trữ tình từ chỗ “hứng” từng giọt long lanh (đón nhận), đến chỗ “nhập” vào hòa ca “một nốt trầm xao xuyến” (hoà nhập) đến “dâng cho đời” (cống hiến). Đó là sự phát triển tự nhiên, hợp lí của cảm xúc. Từ chỗ xưng “tôi” khi bộc lộ cảm hứng trữ tình trước mùa xuân giờ chuyển sang xưng “ta” và ẩn đi trong hình ảnh thơ ("Một mùa xuân nho nhỏ...”) cũng là phù hợp để nói lên ước nguyện cao đẹp chung của nhiều người, mọi người những con người chân chính và nó mang sắc thái trang trọng, thiêng liêng của một lời nguyện ước. Các điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tạo nên nhịp thơ liền mạch, sôi nổi, trẻ trung diễn tả những tình cảm, khát vọng dâng trào, mãnh liệt.
Những câu thơ này không chỉ là lời tự dặn mình mà còn như một sự tổng kết, đánh giá của tác giả về cuộc đời mình - một cuộc đời đã hiến dâng trọn vẹn cho đất nước. Trong những năm chiến tranh ác liệt, Thanh Hải bám trụ ở quê hương, cầm súng, cầm bút, trọn đời cống hiến cho cách mạng và thơ ca. Đến khi kề bên cái chết, ông vẫn khát khao cống hiến và chỉ nói đến cống hiến. Vượt lên đau đớn của bệnh tật, Thanh Hải vẫn sáng lên một bản lĩnh, một tình yêu cuộc sống mãnh liệt, một khát vọng đẹp đẽ được cống hiến cả cuộc đời mình, được hóa thân vào mùa xuân đất nước. Đây là những câu thơ giản dị và dạt dào xúc động - những câu thơ hay nhất của bài, vừa chứa chan cảm xúc vừa đậm đà ý vị triết lí.
2
0
Quỳnh Anh Đỗ
17/03/2018 19:17:30
Câu 1: Khổ thơ đẹp như một bức tranh với âm thanh,màu sắc,với sức xuân hài hòa,sống động:
+Từ “mọc” được đặt ở đầu câu với lối đảo ngữ tạo nên sự khỏe khoắn,tạo nên sức sống tiềm ẩn,tạo nên sự vươn lên trỗi dậy.Giữa dòng sông rộng lớn ,không gian mênh mông,chỉ một bông hoa thôi,một bông hoa tím biếc cũng làm nên sức xuân,cũng làm nên ánh xuân lung linh sắc màu.
+Bức tranh xuân được tô điểm với gam màu thật hài hòa,dịu nhẹ,tươi tắn: màu xanh lam của nước sông Hương hài hòa cùng màu tím biếc của hoa,một màu tím thật giản dị,thủy chung mà cũng thật mộng mơ,quyến rũ. Đó cũng chính là màu đặc trưng của xứ Huế.
+Âm thanh: Đâu đó tiếng chim chiền chiện hót vang trời.Với những thán từ ”gọi”,”ơi”,”chi” mang chất giọng ngọt ngào,đáng yêu và đậm chất xứ Huế mang nhiều màu sắc thái cảm xúc như một lời trách yêu. Khung cảnh mùa xuân có không gian cao rộng,màu sắc tươi thắm,âm thanh vang vọng.Âm thanh vang vọng,hót vang trời,một không gian bay bổng,đằm thắm,dịu dàng.Mùa xuân trong thơ Thanh Hải chẳng có mai vàng,đào thắm cũng chẳng có muôn sắc màu rực rỡ nhưng sao mà tất cả rộ lên sắc màu những âm thanh đều đang ở độ tràn đầy nhựa sống.
+Cảm xúc trước mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên đất trời sao mà say sưa, ngây ngất, xốn xang đến thế.
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
Giọt long lanh phải chăng là giọt sương,giọt mưa,giọt nắng,giọt mùa xuân hay giọt của âm thanh, giọt của hạnh phúc. Tiếng chim chiền chiện hót vang trời nhưng không tan biến vào không trung mà ngưng đọng lại thành từng giọt âm thanh như những giọt lưu ly trong vắt long lanh, chói ngời .Với bút pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thính giác đến thị giác và xúc giác”hứng” đó là sự trân trọng vẻ đẹp của thi nhân đối với vẻ đẹp của sự sống ,của đất trời,của chim đó cũng là sự đồng cảm của thi nhân trước thiên nhiên,cuộc đời.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư