Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn phân tích cảnh mùa hè trong 6 câu thơ đầu bài thơ Khi con tu hú

b1: viết đoạn văn phân tích cảnh mùa hè trg 6 câu thơ đầu bài thơ khi con tu hú
b2: viết đoạn văn phân tích và nêu cảm nghĩ của em về tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng bị tù đày trg 4 câu thơ cuối bài thơ khi con tu hú
4 trả lời
Hỏi chi tiết
481
3
1
doan man
27/01/2019 22:36:00
b1. Tố Hữu nhà thơ lớn và có ảnh hưởng sâu rộng trong nền văn học nước nhà, ông có nhiều tác phẩm rất nổi tiếng và có thể kể đến Khi con tu hú một trong những tác phẩm được chính tác giả viết khi ở trong ngục tù. Đây là những năm tháng đau thương, ngột ngạt nhưng vẫn lạc quan và khát khao sự tự do.
Bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu có 10 câu và trong 6 câu thơ đầu chính là bức tranh thiên nhiên đẹp của mùa hè sắp đến.
“Khi con tu hú gọi bầy”
Tiếng tu hú theo quan niệm của dân gian chính là khởi đầu của mùa hè, mùa của những ánh nắng rực rỡ và ấm áp. Tiếng tu hú quen thuộc vang lên đâu đó đã gợi lên mạch cảm xúc trong chính tâm hồn của nhà thơ những cảm xúc khá tả, những kỉ niệm ùa về.
“Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hat đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”…
Trọng tâm trí tác giả mùa hè rất sinh động và đẹp, màu vàng của lúa đang chín của những quả ngọt, âm thanh rộn ràng của những tiếng ve ngân lên như chào đón mùa hè, tiếng sáo diều…Tất cả đều hiện lên thật đẹp,sinh động gợi lên bao nhiêu rạo rực cho người thanh niên.Tác giả phải là một người yêu thiên nhiên, cảm nhận tinh tế mới có thể viết lên những vần thơ đầy sức gợi hình, gợi cảm như vậy.
Trong 6 câu thơ đầu tác giả đã kể lại những hình ảnh thân thuộc của mùa hè bằng phương pháp tả cảnh, vô cùng sinh động với nhiều từ ngữ có sức gợi hình cao. Tất cả đều thể hiện được vẻ đẹp của mùa hè mùa của tuổi trẻ và khát vọng sự tự do.
Những hình ảnh mùa hè được tác giả về nên cùng với hiện thực đang bị giam cầm ngục tối đã nói lên sự khát khao mãnh liệt mong muốn tự do, khát vọng của tuổi trẻ, đây cũng là nét đẹp trong tâm hồn của chính nhà thơ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
doan man
27/01/2019 22:38:31
b2.  Trở lại với thực tại đang bị giam hãm, chỉ với bốn câu thơ cuối bài, tác giả đã thể hiện tâm trạng bức xúc, sự phẫn uất của mình.
Trước hết là khát vọng muốn bứt phá tù ngục, muốn “đạp tan phòng”. Mùa hè trở thành đối tượng vẫy gọi, đối tượng để nhà thơ thổ lộ tâm tình. Cảm giác ngột ngạt trong cảnh tù hãm lên đến tột đỉnh khi nhà thơ thốt lên: “Ngột làm sao, chết uất thôi”. Cái ngột ngạt ở đây không chỉ là giới hạn chật hẹp của phòng giam, mà là sự phẫn uất của tác giả và niềm khao khát tự do, khao khát trở về với cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi. Các từ cảm thán “ôi”, “thôi”, “làm sao”,... càng nhấn mạnh cảm giác ngột ngạt đó. Tiếng “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!” càng như thôi thúc vẫy gọi. Tiếng chim tu hú báo hiệu xuân hết hè sang, báo hiệu sự chuyển đổi của thời gian, mà đối với người chiến sĩ cộng sản, vấn đề không phải chỉ là ở chỗ bị bắt bớ tù đày khổ ải, mà vấn đề là ở chỗ cách mạng đang bước vào giai đoạn quyết liệt, thời cơ của cách mạng giải phóng dân tộc đã tới gần. Do đó, thời gian hành động đòi hỏi rất cấp bách, trong khi ấy, người chiến sĩ lại đang bị giam hãm trong nhà lao. Cách ngắt nhịp 6/2 hay 3/3 cũng nhấn mạnh trạng thái tinh thần bức xúc, bực bội ấy (“Mà chân muốn đạp tan phòng/ hè ôi”, “Ngột làm sao/ chết uất thôi”). Tiếng chim tu hú một mặt vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Nếu tiếng chim ở phần đầu bài thơ là tiếng chim thông báo chuyển mùa thì tiếng chim ở cuôì bài là tiếng chim nhắc nhở, thôi thúc. Tiếng chim một mặt cho thấy dấu hiệu dịch chuyển thời gian, mặt khác lại cho thấy thời gian không đợi không chờ. Tiếng chim ấy đối với người tù cộng sản cũng là tiếng gọi của tự do.
2
0
Quỳnh Anh Đỗ
28/01/2019 11:49:04
1.

Đằng sau những song sắt của nhà tù thực dân, nơi tưởng chừng có thể giam giữ và cầm tù người chiến sĩ cách mạng, nhưng trong đó ngọn lửa của lòng yêu nước vẫn không ngừng cháy, trí căm hờn vẫn vút lên hòa vào từng câu thơ trong bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu. Đặc biệt, với tình yêu thiên nhiên mãnh liệt, nhà thơ đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa hè xứ Huế sôi nổi, phong phú và khát khao tự do đến cháy bỏng qua sáu dòng thơ:

"Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt dầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không"...

Bài thơ được sáng tác trên con đường nhà thơ hoạt động cách mạng và bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ của Huế. Trong bức tranh thiên nhiên tràn đầy hương sắc, ta có thể nhận thấy tác giả gửi gắm nhiều tâm sự trong đó qua nghệ thuật tả cảnh sinh động. Bức tranh thiên nhiên hiện lên rõ nét bằng cách sử dụng nhiều từ ngữ có tính chọn lọc cao như các tính từ chỉ mức độ "chín, ngọt", các tính từ chỉ màu sắc "vàng, đào, xanh", các từ miêu tả không gian "rộng, cao" kết hợp cùng biện pháp tu từ liệt kê giúp người đọc hình dung được bức tranh mùa hè với mùi vị, âm thanh, sắc màu rực rỡ, đa dạng, sinh động. Bên cạnh đó, việc sử dụng thể thơ quen thuộc mang đậm tính dân gian đã giúp nhà thơ bộc lộ tâm trạng, khao khát tự do một cách dễ dàng.

Bức tranh thiên nhiên hiện lên trong tâm trí thi nhân với đầy đủ màu sắc, ánh sáng và âm thanh. Bức tranh ấy thật rộn ràng khi ta bất chợt nghe:

"Khi con tu hú gọi bầy"

Tiếng "tu hú" là tiếng gọi báo hiệu mùa hè tới khi hoa phượng ngoài kia đang đỏ rực, bằng lăng nở tím cả góc trời báo hiệu cái nắng chói chang của mùa hạ. Tiếng "tu hú" làm thổn thức tâm hồn thi nhân với khao khát tự do đến cháy bỏng. Tuy nhiên, bức tranh thiên nhiên ấy không chỉ có tiếng chim "tu hú" mà còn có cả những âm thanh râm ran của những chú ve trong vòm lá:

"Vườn râm dậy tiếng ve ngân"

Tất cả được hòa quyện cùng tiếng sáo diều trên bầu trời xanh thẳm:

"Đôi con diều sáo lộn nhào từng không"

Không chỉ có âm thanh của "tiếng tu hú", "tiếng ve ngân", tiếng "con diều sáo" đang di chuyển trên bầu trời mà bức tranh ấy còn tràn ngập sắc màu tươi vui khi:

"Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần"

Những cánh đồng lúa chín vàng trải dài bất tận báo hiệu một mùa bội thu thuận lợi. Trong cơn gió thoảng của mùa hè, nhà thơ ngửi thấy một mùi hương quen thuộc của quê nhà đó là mùi hoa quả chín tác động vào khứu giác làm ta bất chợt nhớ tới "hương ổi" trong bài thơ "Sang thu" của nhà thơ Hữu Thỉnh:

"Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se"

để báo hiệu mùa thu đang đến cận kề. Với Tố Hữu cũng vậy, nhà thơ đã nhận ra mùi hoa quả đang chín ngọt dần báo hiệu một mùa hè đang tới với biết bao mong đợi. Không chỉ có màu vàng của lúa chín, bức tranh thiên nhiên ấy còn có màu vàng của những sân ngô, màu xanh hi vọng của bầu trời cao vút:

"Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao".

Với tất cả tin yêu, nhà thơ đã phác họa bức tranh thiên nhiên mùa hè sống động tràn đầy mới mẻ và tươi vui. Chắc hẳn nhà thơ là một người yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước đến cháy bỏng nên mới có những cảm nhận tuyệt vời đến vậy. "Thơ ca vốn là sự thăng hoa của cảm xúc". Bởi vậy, bức tranh thiên nhiên ấy còn chứa đựng những nỗi lòng của thi nhân. Nhà thơ như muốn phá tan song sắt để bước đến với thiên nhiên, để được cảm nhận và hòa quyện với những tinh hoa đất trời. Phải chăng, tiếng chim "tu hú gọi bầy", "tiếng ve ngân" đã làm cho nhà thơ thổn thức đến vậy?

Bằng ngòi bút tinh tế, nhà thơ đã phác họa thành công bức tranh thiên nhiên với đầy đủ màu sắc, hương vị và âm thanh. Với nghệ thuật tả cảnh sinh động, từ ngữ giản dị giàu tính tạo hình cùng với phép liệt kê, nhà thơ đã tạo ra những ấn tượng khó quên trong lòng bạn đọc. Giọng điệu sôi nổi hào hứng như đang rạo rực cùng mùa hè đã khiến chúng ta như bị cuốn hút bởi bức tranh thiên nhiên rực rỡ đó.

1
0
Quỳnh Anh Đỗ
28/01/2019 11:52:36
2.
Mộng tưởng càng tươi đẹp bao nhiêu thì hiện thực lại càng cay đắng, nghiệt ngã bấy nhiêu.
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
Tưởng như sự liên kết giữa hai đoạn thơ này không thật chặt chẽ và tứ thơ không liên tục. Khi hướng ra bên ngoài, nhà thơ tả cảnh nhưng khi hướng vào trong lại tả tâm trạng. Kì thực đây chính là sự liên kết vô cùng khéo léo và tinh tế. Mối dây liên kết ấy chính là tiếng chim tu hú. Tiếng chim gọi bầy tha thiết gợi mở một thế giơi bao la và vô cùng sinh động. Nhưng thế giới đó càng rộng rãi, rực rỡ bao nhiêu thì lại càng khiến cho người tù (đã bị tách biệt khỏi thế giới ấy) cảm thấy ngột ngạt và khao khát bấy nhiêu.
Tiếng chim tu hú ở đầu và cuối của bài thơ tuy đều biểu trưng cho tiếng gọi tha thiết của tự do, của cuộc sống ngoài kia đầy quyến rũ đối với người tù nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú lại rất khác nhau, ở câu thơ đầu, tiếng tu hú gợi hình ảnh cuộc sống đầy hương sắc, từ đó gợi ra cái khát khao về cuộc sống tự do. Thế nhưng, đến câu kết, tiếng chim ấy lại khiến cho người tù cố cảm giác bực bội, đau khổ vì chưa thể thoát ra khỏi cảnh tù dầy.
Bài thơ hay ở những hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mà giàu sức gợi cảm, ở nghệ thuật sử dụng thể thơ lục bát uyển chuyển, tự nhiên và cả ở những cảm xúc thiết tha, sâu lắng, thể hiện được nguồn sống sục sôi của người cộng sản.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư