Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu cảm nhận vẻ đẹp của 2 câu thơ sau: "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng, rướn thân trắng bao la thâu góp gió"

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
13.311
31
26
Nấm lùn
16/01/2018 20:28:10
Khi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ phăng như con tuấn mả
Phăng mái chéo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hốn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai trángbơi thuyền đi đánh cá.

Chỉ mới khúc dạo đầu, tác giả đã mở cho ta một khung cảnh thơ mộng nơi biển cả. Bầu trời thì "trong xanh", lấp ló những mảng hồng phía cuối chân trời, lại tạo cảm giác lăn tăn mỗi khi gió nhẹ đưa sóng vỗ vào bờ cát. Đây quả là một phong cảnh lí tưởng cho ta thưởng thức. Nhưng đối với người dân biển cả thì đâu có thế,bởi đó là lúc dành cho các trai tráng khỏe mạnh ra khơi nguyện biển lành chống sóng dữ để đem cá về che chở cuộc sống tạm bợ ở nhà. Đó là lí do phụ nữ và trẻ em không có mặt trong chuyến đi câu này. Dường như, đây cũng là cảnh chia tay đầy lo sợ của vợ với chồng, cha với còn mà tác giả ẩn sau vào lời thơ ấy. Hãy thử hình dung, khi một chiếc thuyền ra khơi thì không biết còn có thể về, vì phần lớn còn tùy thuộc vào thái độ của trời nay vầy mai khác. Do vậy, đối với phụ nữ và trẻ em, đó luôn có thể là lần tạm biệt cuối cùng với người thân.Và với tôi, câu văn tuy sinh động nhưng ẩn sâu trong đó là nỗi buồn da diết thủy chung của người phụ nữ.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Qua câu này,lời thơ sôi dộng hẳn lên. Với biện pháp so sánh, con thuyền được tác giả ví như chú ngựa rất sung sức, hăng say, mạnh mẽ tung từng vó chắc chắn phăng nhanh trên từng ngọn sóng. Câu thơ trên đã thể hiện rất rõ tâm trạng các dân chài, cũng hăng hái, vững vảng, không sợ phong ba bão táp tiến cùng "chú ngựa" để giành lấy các con cá tươi ngon về làng. Dây chính là phẩm chất mộc mạc đáng quý của người dân vùng biển.

Cánh buồm giương to như mảnh hốn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Cũng từ một biện pháp so sánh, nhưng cánh buồm lại mang sức sống mãnh liệt hơn nhiều. Tác giả đã lấy cánh buồm làm một vật linh thiêng nhất- mảnh hồn làng. Bởi khi con thuyền ra khơi, người ở bến luôn ngóng trông đợi chờ bóng dáng cánh buồm xuất hiện, đó là dấu hiệu của niềm vui chào đón thuyền về bến.Niềm hạnh phúc này không một ai trong chúng ta có thể thấu hiểu hết được. Và khi cánh buồm vẫnchưa hiện dạng, họ chỉ có thể nhờ gió gửi ngàn tình thương, nỗi nhớ chờ mong lo sợ đến giữa khơi mong được hồi âm đáp lại. Và, cánh buồm đã " rướn thân trắng" đón nhận ngọn gió kì diệu ấy, quyện thành sức mạnh tiếp sức cho thuyền phóng nhanh.

Mình vừa học qua năm lớp 8, có gặp đề này. Cô mình kêu làm bài cô kt nhưng không kiểm. Mình thức suốt đêm để làm nó cuối cùng công cốc. Những cảm nhận này mình phải đọc rất nhiều lần mới nghĩ ra đấy, tưởng chừng phải bỏ nhưng không ngờ lại có dịp trao đổi với bạn bè.Mình vui lắm! Đây là đoạn thơ mình cảm nhận sâu sắc nhất trong chương trình lớp tám. Cám ơn nthn_98 đã ra câu hỏi này.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
93
20
Bạch Ca
16/01/2018 20:36:10

“Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”

Hai câu thơ trên đã vẽ lên một hình ảnh tuyệt đẹp: cánh buồm trắng no căng gió đưa con thuyền vượt lên phía trước. Tế Hanh đã có một so sánh rất lạ: "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Phép so sánh thường lấy đối tượng trừu tượng so sánh với đối tượng cụ thể để người đọc, người nghe hình dung rõ về đối tượng trừu tượng đó. Trong phép so sánh của Tế Hanh, nhà thơ lại lấy một hình ảnh cụ thể “cánh buồm” để so sánh với một hình ảnh trừu tượng” mảnh hồn làng”. Viết như vậy thật độc đáo! "Mảnh hồn làng” gợi đến truyền thống chăm chỉ, cần cù và bao đức tính quí báu của người dân vùng biển. So sánh “cánh buồm ” với “mảnh hồn làng” khiến hình ảnh cánh buồm trở nên thiêng liêng, xúc động biết bao. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Động từ “rướn “ rất mạnh mẽ và hình ảnh "rướn thân trắng” cũng vô cùng gợi cảm, nó gợi đến sự trong sáng, vẻ thuần khiết của “cánh buồm” và cũng là của “mảnh hồn làng”. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng” để “bao la thấu góp gió” của đại đương và biển cả còn thể hiện khao khát chinh phục tự nhiên và vũ trụ của con người. Qua hình ảnh cánh buồm tuyệt đẹp, Tế Hanh đã thể hiện tâm hồn khoáng đạt của người dân làng chài “quê hương”.

28
19
Anh Pham
17/01/2018 20:12:05
“Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
Hai câu thơ trên đã vẽ lên một hình ảnh tuyệt đẹp: cánh buồm trắng no căng gió đưa con thuyền vượt lên phía trước. Tế Hanh đã có một so sánh rất lạ: "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Phép so sánh thường lấy đối tượng trừu tượng so sánh với đối tượng cụ thể để người đọc, người nghe hình dung rõ về đối tượng trừu tượng đó. Trong phép so sánh của Tế Hanh, nhà thơ lại lấy một hình ảnh cụ thể “cánh buồm” để so sánh với một hình ảnh trừu tượng” mảnh hồn làng”. Viết như vậy thật độc đáo! "Mảnh hồn làng” gợi đến truyền thống chăm chỉ, cần cù và bao đức tính quí báu của người dân vùng biển. So sánh “cánh buồm ” với “mảnh hồn làng” khiến hình ảnh cánh buồm trở nên thiêng liêng, xúc động biết bao. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Động từ “rướn “ rất mạnh mẽ và hình ảnh "rướn thân trắng” cũng vô cùng gợi cảm, nó gợi đến sự trong sáng, vẻ thuần khiết của “cánh buồm” và cũng là của “mảnh hồn làng”. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng” để “bao la thấu góp gió” của đại đương và biển cả còn thể hiện khao khát chinh phục tự nhiên và vũ trụ của con người. Qua hình ảnh cánh buồm tuyệt đẹp, Tế Hanh đã thể hiện tâm hồn khoáng đạt của người dân làng chài “quê hương”.
3
7
Nguyễn Linh Chi
08/04/2020 10:36:25
Viết đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu, nêu cảm nhận vẻ đẹp của 2 câu thơ:
“ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×