Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn theo mô hình diễn dịch cảm nhận khổ thơ mà em yêu thích trong bài Viếng lăng Bác

Chỉ rõ liên kết hình thức trong đoạn văn
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.150
2
5
Nguyễn Thành Trương
13/03/2018 09:26:24
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
Khổ thơ diễn tả khoảnh khắc tác giả được đứng chiêm ngưỡng Bác trong lăng. Cảm xúc dồn nén, chất chứa thương yêu đem lại sự lắng sâu về vẻ đẹp tâm hồn Bác. Ở trên, Bác được so sánh với “mặt trời” thì ở khổ này Bác lại được đặt vào ánh sáng “vầng trăng” . Thực ra, vầng trăng này là một liên tưởng sáng tạo của Viễn Phương, bởi lẽ trong lăng nhưng tâm hồn Bác luôn có vầng trăng tri kỷ. Tâm hồn Bác là tâm hồn thi nhân, trăng từng làm bạn với Người trong bao bài thơ khi bị giam cầm, lúc đi kháng chiến… nên giờ đây khi Người vào “giấc ngủ bình yên” thì dường như trăng lại toả sáng cốt cách thi nhân của Bác. Toát lên từ khuôn mặt Bác là vẻ đẹp mà tác giả cảm nhận như giấc ngủ bình yên, giấc ngủ của con người thanh thản vì đã làm tròn sứ mệnh với dân tộc, hoàn thành sự nghiệp cách mạng của mình. Câu thơ gợi cảm giác nghiêm trang, đến lúc đó mới cảm thấy nỗi đau mất mát. Tác giả nghĩ về “trời xanh” cũng có nghĩa là nghĩ đến thời điểm đất nước thanh bình, nhưng cũng là cách ẩn dụ nói về con người Bác đã hoà nhập vào vũ trụ vĩnh hằng. Ý thơ này giống như câu thơ của một cao tăng Nhật Bản là thiền sư Ryokê Osini từng viết: Trời xanh đón ngừơi cứu nước về/Đau lòng chúng sinh trên đường mê/ Xưa nay hiếm bậc lão anh kiệt/ Chiếc lá thu bay trời ủ ê. Nỗi đau là có thật, xuất phát từ sâu thẳm trái tim của đứa con miền Nam ra thăm Bác ngày đất nước đã hoàn toàn thống nhất.(Chúng ta biết Bác luôn dành tình cảm sâu đậm cho đồng bào miền Nam khi sinh thời Người nói “Miền Nam trong trái tim tôi” và Tố Hữu trong bài tơ “Bác ơi” cũng từng viết: Miền Nam đang thắng mơ ngày hội/ Rước Bác vào thăm thấy Bác cười!). Ngày hội non sông không chứng kiến nụ cười của Bác rạng rỡ, nên nỗi đau như nhói ở trong tim.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
0
Nguyễn Mai
13/03/2018 10:47:20
Mặt trời lên cao dần và hình ảnh mặt trời lại gợi trong tác giả những liên tưởng mới:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Mặt trời thiên nhiên theo quy luật của nó, vận hành trong vũ trụ, ngày ngày đi qua trên lăng và thấy một mặt trời khác trong lăng rất đỏ. Mặt trời trong lăng là ẩn dụ chỉ Bác Hồ. Mặt trời thiên nhiên thì đem lại ánh sáng, ban ngày, sự sống: Còn mặt trời Bác cũng là ánh sáng soi đường, đem lại cuộc sống hạnh phúc ấm no. Chi tiết đặc tả “rất đỏ” gợi trái tim đầy nhiệt huyết vì Tố quốc, vì nhân dân, trái tim yêu thương vô hạn của Bác. Mặt trời Bác mãi tỏa sáng, tỏa ấm, tỏa thắm cho đời. Màu đỏ ấy làm ấm lại cả khung cảnh thương đau. Nhiều người đã ví Bác như mặt trời (Người rực rỡ một mặt trời cách mạng Tố Hữu), đặt mặt trời Bác sóng đôi và trường tồn cùng mặt trời thiên nhiên là sáng tạo riêng của Viễn Phương. Cách nói đó vừa ngợi ca sự vĩ đại, bất tử của Bác vừa thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ, biết ơn đối với Bác.
Hình ảnh dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác cũng gợi bao xúc động trong lòng nhà thơ:
Ngày ngày dòng người đỉ trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
Điệp ngữ “ngày ngày” vừa gợi ấn tượng về cõi trường sinh vĩnh viễn, vừa gợi tấm lòng nhân dân không nguôi nhớ Bác. Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” vừa thực vừa ảo. Nỗi nhớ thương vốn chỉ có trong lòng người nhưng ở đây nó bao trùm lên cả thời gian, không gian. Và mỗi người với lòng nhớ thương là một đóa hoa kết nên “tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” cuộc đời Bác một cuộc đời đã dâng cho đời bao hoa trái. Dòng người được tác giả ví như “tràng hoa” là một ẩn dụ độc đáo mà thích hợp. Dòng người vào viếng Bác đi thành vòng tròn dễ gợi liên tưởng đến tràng hoa. Nếu “vòng hoa” thì là viếng người đã khuất. Ở đây là “tràng hoa” để dâng “bảy mươi chín mùa xuân”. Bác không thể mất trong ý nghĩ, tình cảm của nhà thơ cũng như mỗi chúng ta. Lòng nhớ thương và những gì đẹp nhất ở mỗi người dâng lên Bác quả đúng là hoa của đời. Tràng hoa người ở đây hơn hẳn mọi tràng hoa của tự nhiên, nó được kết nên từ lòng ngưỡng mộ, thành kính, nhớ thương Bác. Nhịp thơ đoạn này chậm rãi, trải dài 8, 9 tiếng một dòng thơ, lặp lại từ ngữ, cấu trúc câu vừa diễn tả không khí thiêng liêng, thành kính trong lăng, vừa gợi bước đi chầm chậm của dòng người vào viếng Bác và lòng thành kính, thiết tha của nhân dân với Bác.
3
1
Quỳnh Anh Đỗ
13/03/2018 12:31:06
Khổ thơ mà em yêu thích nhất trong bài là khổ thơ thứ 2. Tác giả đã miêu tả: Càng đến gần lăng bác, cảm xúc của tác giả lại dâng lên khi nhìn thấy hình ảnh dòng người vào lăng viếng bác:
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bẩy mươi chín mùa xuân"
Nhà thơ rất tài tình khi xây dựng 4 câu thơ thành 2 cặp câu có cấu trúc tương ứng. Câu trên tả thực, câu dưới ẩn dụ. Ở cặp câu trên, tác giả đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ.Ở cặp câu trên, tác giả sử dụng một hình ảnh ẩn dụ rất đẹp là mặt trời trong lăng rất đỏ để ca ngợi tôn vinh công lao vị lãnh tụ HCM. Nếu mặt trời của thiên nhiên mạng đến sự sống cho muôn loài thì bác là vị cứu tinh của nhân dân VN, đưa nhân dân thoát khỏi nô nệ, để được đọc lập tự do, hạnh phúc, cặp câu dưới ông lặp lại từngày ngày theo phépđiệp ngữ để nhấn mạnh dòng người vào lăng viếng bác cứ lặp đi lặp lại hết ngày này đến ngày khác. Dòng người nối nhau dài tưởng như không bao giờ dất. Cùng với đó tác giả tạo nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp " kết trang hoa", "bảy mươi chín mùa xuân". Dòng người vào lăng viếng bác và ra liên tục kiến cho nhà thơ liên tưởng đến tràng hoa mà cả dân ttoocj đang kính dâng lên bác.Cuộc đời của bác đã dành trọn vẹn 79 tuổi đời cho dân cho nước nên cuộc đời ấy, 79 tuổi đời ấy đẹp như mùa xuân. Khổ thơ này Viễn Phương đã thể hiện sâu sắc tấm lòng thành kính của dân tộc ta đối với công lao của bác.
2
0
Quỳnh Anh Đỗ
13/03/2018 19:53:06
Viếng lăng Bác bài thơ của người con miền Nam lần đầu được thăm lăng Bác để lại những xúc động, tự hào. Trong đó khổ thơ thứ 2,3 để lại ấn tượng sâu đậm nhất cho em.
Hình ảnh mặt trời rất quen thuộc, được nhắc đến trong nhiều tác phẩm như “Từ ấy” với hình ảnh “Mặt trời chân lí chói qua tim “, hay Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ với “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi của Nguyễn Khoa Điềm. Tác giả Viễn Phương thì có cảm nhận riêng rất độc đáo:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Mặt trời là của tự nhiên, vận hành theo quy luật của vũ trụ, ngày nào cũng đi qua lăng nhưng nhìn thấy trong lăng có một mặt trời rất đỏ, đó là ẩn dụ để nói về Bác. Mặt trời soi sáng giúp cho vạn vật sinh sôi nảy nở, còn Bác soi đường dẫn lối cho dân tộc Việt Nam đánh thắng kẻ thù đi đến thắng lợi cuối cùng. Tác giả sử dụng hình ảnh rất đẹp, ca ngợi công lao của Bác vừa thể hiện sự kính trọng, biết ơn với vị lãnh tụ vĩ đại.
Hình những người con đất nước thể hiện sự tôn kính, biết ơn của Bác cũng để lại nhiều xúc động, những dòng người nối tiếp nhau “ngày ngày” nhớ đến Bác, lòng nhớ thương được kết thành “tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” đó là bảy mươi chín mùa xuân Bác cống hiến trọn vẹn cho nhân dân, đất nước.
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Đối với tác giả, Bác chỉ như đang nằm ngủ, giấc ngủ ngàn thu, giấc ngủ của Bác được ánh sáng của vầng trăng bao phủ xung quanh, vầng sáng ấy là người bạn tâm giao mà Bác luôn trò chuyện, tâm sự. Hình ảnh vần thơ đẹp mà tác giả nhắc đến đó chính là tâm hồn lãng mạn, đậm chất thi ca của Bác Hồ.
Viễn Phương nhìn Bác nằm ngủ mà sao lòng bỗng xúc động dâng trào, vẫn biết con người ta sinh ra lớn lên rồi chết đi đó là quy luật của tự nhiên không thể chống lại, những sao tác giả vẫn cảm thấy nhói ở trong tim. Động từ “nhói” như thể hiện được cảm xúc đau đớn của chính tác giả. Tác giả đã sử dụng các từ ngữ biểu cảm, sự đối lập để bày tỏ được sự tiếc thương, xót xa đang tuôn trào trong chính tâm trí ông.
Con người Bác – bảy mươi chín mùa xuân trọn đời cống hiến cho nhân dân,đất nước, đứng trước Bác tác giả không kìm nén được cảm xúc. Bác mãi là hình tượng cao đẹp, trường tồn trong lòng những người con nước Việt.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×