Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một bài văn giải thích câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn"

Mọi người giúp mk vs nhé mai là mk thj rồi
6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
625
1
1
Lê Thị Thảo Nguyên
14/05/2019 14:45:44
Một trong những thước đo về nhân cách và giá trị của con người không thể không kể đến lòng biết ơn, phải chăng vì thế ông cha ta có câu “Uống nước nhớ nguồn”. Đó là một đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc từ xưa đến nay.
Vậy “uống nước nhớ nguồn” là như thế nào? Bất kỳ một điều gì trong cuộc sống này đều có nguồn cội, và “nước” cũng vậy, “nước” đi ra từ “nguồn”. Xét về nghĩa thực thì câu tục ngữ khuyên nhủ chúng ta khi tận hưởng những dòng nước ngọt mát, đừng quên đi nơi cội nguồn đã cho ta dòng nước ấy. Nhưng, ở một tầng nghĩa sâu sắc hơn, ông cha ta đã mượn hình ảnh của “nước” và “nguồn” để nhắn nhủ con cháu đời sau đạo lý về lòng biết ơn. Khi ta được kế thừa thành quả , đừng bao giờ quên đi công lao của những người đã tạo ra thành quả ấy để ta được kế thừa và hưởng thụ.
Bài học đạo lý mà ông cha ta gửi gắm quả thật vô cùng đúng đắn và giàu ý nghĩa. Vậy thì, tại sao con người ta phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả? Trước tiên, cần phải hiểu, mọi vật chất trong cuộc sống này đều có cội nguồn, xuất phát từ bàn tay của những người đã tạo ra nó. Không có thứ gì là tự nhiên mà có, cuộc sống của chúng ta được đầy đủ tiện nghi vật chất, an nhiên về tinh thần là cả một công lao to lớn trong quá khứ mà ông cha ta đã kiên cường và dựng xây. Thời vua Hùng đã có công dựng nước, rồi trải qua hàng nghìn năm lịch sử, trang sử vàng của dân tộc không lúc nào thôi điểm tên những người anh hùng, những tập thể đã anh dũng hy sinh thân mình để bảo vệ đất nước, bảo vệ bờ cõi giang sơn để chúng ta có được cuộc sống hòa bình như ngày hôm nay. Rồi trong cuộc sống hàng ngày, những thứ đơn giản nhất như miếng cơm ta ăn, chiếc dép ta đi, giọt nước ta uống,..hay những món đồ công nghệ cao như ti-vi, điện thoại,...để có được những thứ ấy, cũng là cả một quá trình gian nan, vất vả mà con người lao động, nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra. Cuộc sống đầy đủ tiện nghi mà chúng ta có hôm nay đều nhờ vào biết bao tinh hoa, sức lao động, thậm chí là cả sự hy sinh của những thế hệ đi trước, của bao cá nhân góp phần xây dựng, đem đến một cuộc sống phát triển và ấm no.
Do đó, chúng ta cần phải biết ơn, kính trọng những thành quả ấy, kính trọng những giọt mồ hôi, nước mắt , công sức của biết bao người. Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, đã có biết bao những lời răn dạy của anh cha ta về đạo lý “uống nước nhớ nguồn” ấy như:
“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.”
Hay,
“Gươm vàng rớt xuống hồ Tây
Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu”
...và còn rất nhiều những câu ca dao, tục ngữ hay mà giàu triết lý khác. Vậy nên có thể thấy, biết ơn, hướng về cội nguồn luôn là một đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc từ xa xưa đến nay, và cho đến tận bây giờ, nó vẫn được kế thừa và phát huy mạnh mẽ. Đó là lý do vì sao dân tộc ta có những ngày lễ hội như Giỗ tổ Hùng Vương 10/3, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 hay những hoạt động tri ân cha mẹ trong ngày lễ Vu lan, tôn vinh công lao, đức hy sinh của những người phụ nữ trong ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.
Sống có trước có sau, biết ơn nguồn cội sẽ góp phần xây dựng một dân tộc giàu truyền thống đạo lý. Khi ta biết kính trọng những thành quả mà ta nhận được, cuộc sống cũng trở nên giàu ý nghĩa hơn. Nhân cách con người cũng từ đó mà được rèn luyện. Một con người có lòng biết ơn sẽ không bao giờ quay lưng lại với Tổ Quốc, với dân tộc, sẽ không sống vô cảm, vong ân bội nghĩa với những người đã giúp đỡ họ, đem lại những “ trái thơm quả ngọt” để họ hưởng thụ hôm nay. Đó là những con người đáng cần phê phán. Khi đã tiếp thu được đạo lý ấy, mỗi người chúng ta cần phải phát huy và giữ gìn truyền thống quý báu của dân tộc bằng cách tu dưỡng đạo đức thật tốt, thay vì nhận lấy, hãy nói thêm câu “Cảm ơn”, luôn trân trọng những điều tốt đẹp mà người khác đem đến cho mình. Không nên sống bội bạc, vô cảm, thờ ơ, đi ngược lại với truyền thống quý báu của dân tộc.
Mỗi chúng ta giống như những bông hoa vậy, khi còn là mầm hạt , ta nhận được sự chăm sóc, nuôi dưỡng của nước, của những chất dinh dưỡng để ta phát triển và nở rộ. Tuy nhiên, nếu không có những yếu tố ấy, liệu hạt giống có thể nảy mầm? Vậy nên hãy luôn nhớ ơn những yếu tố, những con người đã cho ta cuộc sống hôm nay. Bài học đạo lý của ông cha ta thật sâu sắc và luôn vẹn nguyên giá trị dù là trong quá khứ, hay hiện tại, và cả tương lai.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
SayHaiiamNea ((:
14/05/2019 14:48:27
Một trong những thước đo về nhân cách và giá trị của con người không thể không kể đến lòng biết ơn, phải chăng vì thế ông cha ta có câu “Uống nước nhớ nguồn”. Đó là một đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc từ xưa đến nay.
Vậy “uống nước nhớ nguồn” là như thế nào? Bất kỳ một điều gì trong cuộc sống này đều có nguồn cội, và “nước” cũng vậy, “nước” đi ra từ “nguồn”. Xét về nghĩa thực thì câu tục ngữ khuyên nhủ chúng ta khi tận hưởng những dòng nước ngọt mát, đừng quên đi nơi cội nguồn đã cho ta dòng nước ấy. Nhưng, ở một tầng nghĩa sâu sắc hơn, ông cha ta đã mượn hình ảnh của “nước” và “nguồn” để nhắn nhủ con cháu đời sau đạo lý về lòng biết ơn. Khi ta được kế thừa thành quả , đừng bao giờ quên đi công lao của những người đã tạo ra thành quả ấy để ta được kế thừa và hưởng thụ.
Bài học đạo lý mà ông cha ta gửi gắm quả thật vô cùng đúng đắn và giàu ý nghĩa. Vậy thì, tại sao con người ta phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả? Trước tiên, cần phải hiểu, mọi vật chất trong cuộc sống này đều có cội nguồn, xuất phát từ bàn tay của những người đã tạo ra nó. Không có thứ gì là tự nhiên mà có, cuộc sống của chúng ta được đầy đủ tiện nghi vật chất, an nhiên về tinh thần là cả một công lao to lớn trong quá khứ mà ông cha ta đã kiên cường và dựng xây. Thời vua Hùng đã có công dựng nước, rồi trải qua hàng nghìn năm lịch sử, trang sử vàng của dân tộc không lúc nào thôi điểm tên những người anh hùng, những tập thể đã anh dũng hy sinh thân mình để bảo vệ đất nước, bảo vệ bờ cõi giang sơn để chúng ta có được cuộc sống hòa bình như ngày hôm nay. Rồi trong cuộc sống hàng ngày, những thứ đơn giản nhất như miếng cơm ta ăn, chiếc dép ta đi, giọt nước ta uống,..hay những món đồ công nghệ cao như ti-vi, điện thoại,...để có được những thứ ấy, cũng là cả một quá trình gian nan, vất vả mà con người lao động, nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra. Cuộc sống đầy đủ tiện nghi mà chúng ta có hôm nay đều nhờ vào biết bao tinh hoa, sức lao động, thậm chí là cả sự hy sinh của những thế hệ đi trước, của bao cá nhân góp phần xây dựng, đem đến một cuộc sống phát triển và ấm no.
Do đó, chúng ta cần phải biết ơn, kính trọng những thành quả ấy, kính trọng những giọt mồ hôi, nước mắt , công sức của biết bao người. Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, đã có biết bao những lời răn dạy của anh cha ta về đạo lý “uống nước nhớ nguồn” ấy như:
“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.”
Hay,
“Gươm vàng rớt xuống hồ Tây
Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu”
...và còn rất nhiều những câu ca dao, tục ngữ hay mà giàu triết lý khác. Vậy nên có thể thấy, biết ơn, hướng về cội nguồn luôn là một đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc từ xa xưa đến nay, và cho đến tận bây giờ, nó vẫn được kế thừa và phát huy mạnh mẽ. Đó là lý do vì sao dân tộc ta có những ngày lễ hội như Giỗ tổ Hùng Vương 10/3, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 hay những hoạt động tri ân cha mẹ trong ngày lễ Vu lan, tôn vinh công lao, đức hy sinh của những người phụ nữ trong ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.
Sống có trước có sau, biết ơn nguồn cội sẽ góp phần xây dựng một dân tộc giàu truyền thống đạo lý. Khi ta biết kính trọng những thành quả mà ta nhận được, cuộc sống cũng trở nên giàu ý nghĩa hơn. Nhân cách con người cũng từ đó mà được rèn luyện. Một con người có lòng biết ơn sẽ không bao giờ quay lưng lại với Tổ Quốc, với dân tộc, sẽ không sống vô cảm, vong ân bội nghĩa với những người đã giúp đỡ họ, đem lại những “ trái thơm quả ngọt” để họ hưởng thụ hôm nay. Đó là những con người đáng cần phê phán. Khi đã tiếp thu được đạo lý ấy, mỗi người chúng ta cần phải phát huy và giữ gìn truyền thống quý báu của dân tộc bằng cách tu dưỡng đạo đức thật tốt, thay vì nhận lấy, hãy nói thêm câu “Cảm ơn”, luôn trân trọng những điều tốt đẹp mà người khác đem đến cho mình. Không nên sống bội bạc, vô cảm, thờ ơ, đi ngược lại với truyền thống quý báu của dân tộc.
Mỗi chúng ta giống như những bông hoa vậy, khi còn là mầm hạt , ta nhận được sự chăm sóc, nuôi dưỡng của nước, của những chất dinh dưỡng để ta phát triển và nở rộ. Tuy nhiên, nếu không có những yếu tố ấy, liệu hạt giống có thể nảy mầm? Vậy nên hãy luôn nhớ ơn những yếu tố, những con người đã cho ta cuộc sống hôm nay. Bài học đạo lý của ông cha ta thật sâu sắc và luôn vẹn nguyên giá trị dù là trong quá khứ, hay hiện tại, và cả tương lai.
1
1
SayHaiiamNea ((:
14/05/2019 14:50:03
Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có nhiều truyền thống quí báu được gìn giữ và lưu truyền. Một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp nhất được thể hiện qua câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn", câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người đã giúp đỡ ta, đây là lời dạy mà mỗi người Việt Nam phải luôn ghi nhớ. Đến ngày nay, lời dạy của người xưa càng sâu sắc hơn.
Vậy "Uống nước nhớ nguồn" là như thế nào?
"Uống nước" ở đây là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước, thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra, để có được. "Nguồn" chính là nơi xuất phát, nơi khởi đầu của dòng nước, và ở đây "nguồn" chính là những thế hệ trước, những con người mà đã tạo ra "dòng nước" hay nói cách khác là tạo ra thành quả mà chúng ta đã hưởng ngày hôm nay. Câu tục ngữ chính là lời răn dạy, nhắc nhở chúng ta, những lớp người đi sau, những thế hệ đang thừa hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ trước.
Trong vũ trụ, thiên nhiên và xã hội, mọi sự vật đều có nguồn gốc. Của cải, vật chất, tinh thần đó chính là công sức do con người làm ra. Như việc chúng ta thưởng thức một chén cơm, ta cảm thấy vị ngọt, nhưng thực ra thì chúng thật mặn, mặn vì những giọt mồ hôi, mặn vì những ngày dầm mưa dãi nắng. Họ đã phải sáng nắng chiều mưa làm việc ở ngoài đồng, nhổ mạ cấy lúa, gặt lúa, đập lúa...Bên cạnh đó, còn có sự hi sinh xương máu của các vị anh hùng dân tộc, các chiến sĩ yêu nước vì sắc áo của dân tộc để rồi xây dựng đất nước giàu đẹp phát triển đến ngày hôm nay. Lòng biết ơn phải xuất phát từ tình cảm, từ ý thức ghi nhớ công ơn của những người tạo ra thành quả phục vụ cuộc sống của chúng ta, đó chính là "nhớ nguồn", là đạo lý làm người tất yếu mà mỗi người cần có. Có câu:
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba thì về..."
Đó là lòng biết ơn của nhân dân nên hằng năm cả nước ta làm lễ "Giỗ tổ Hùng Vương" để ghi nhớ công lao của các vua Hùng đã dựng nước và giữ nước, hay hằng năm, để mừng sinh nhật Bác, cả nước đã cùng ôn lại chặng đường mà Bác đã đi qua, ca ngợi sự hy sinh của Bác để giành lại độc lập tự do cho nước nhà, đó cũng là một hình thức "nhớ nguồn" của chúng ta, thể hiện một tình cảm đẹp, một đạo lý đẹp của dân tộc ta.
Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước, sẽ trân trọng những thành quả và công sức của tiền nhân, gần gũi hơn với tập thể...và từ đó sẽ tạo nên một xã hội đoàn kết, thân ái hơn giữa mọi người. Điều đó cho ta thấy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" là một truyền thống vô cùng cao đẹp. Nếu con người không có lòng biết ơn thì sẽ trở nên rất ích kỉ, không hiểu biết, thờ ơ với mọi người xung quanh và có thể sẽ trở thành con người ăn bám xã hội. Ví dụ một con người không có lòng biết ơn, không nhớ đến cội nguồn, chỉ biết hưởng thụ mà không làm, không hiểu được lao động là như thế nào về lâu dài sẽ thành kẻ ăn bám, ngồi một chỗ mà hưởng thành quả lao động.
1
1
Camsamita
14/05/2019 14:50:32
Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam bao đời nay. Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước.
Theo nghĩa đen, “nguồn” là nơi bất đầu cùa dòng nước. Theo nghĩa bóng, “nguồn” là ẩn dụ chỉ công lao tạo lập nên những thành quả của con người đi trước dành cho các thế hệ sau. “Nước có nguồn” nên “uống nước” hiểu theo nghĩa bóng là thừa hưởng thành quả mà người đi trước, thế hệ trước để lại. Câu tục ngữ mượn mối quan hệ khăng khít giữa “nguồn” và “nước” trong tự nhiên để nói với chúng ta một cách thấm thía về triết lí sống: Khi hưởng thụ một thành quả nào đó, người ta phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đã đem lại thành quả mà mình đang được hưởng.
Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” là hoàn toàn đúng đắn. Lẽ thường, khi hưởng thụ một thành quả, người ta thường quên đi sự khó nhọc của những người đã làm nên thành quả ấy. Chính vì thế, người lao động xưa đã chọn thời điểm “bưng bát cơm đầy” thời điểm của sự hưởng thụ - để cất lên tiếng nhắn nhủ thật thấm thía:
“Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.
Thì ra cái “dẻo thơm” của giờ phút hưởng thụ lại bắt nguồn từ giọt mồ hôi của:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.
Mở rộng ra, mọi thành quả mà chúng ta có được hôm nay đều có nguồn gốc từ công sức của bao người. Đất nước Việt Nam hôm nay là thành quả của tổ tiên ta suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, ta lớn lên trong bao sự tích: sự tích bánh chưng, bánh giầy, sự tích tre đằng ngà với chiến công của người anh hùng làng Gióng, sự tích trầu cau, sự tích hòn Trống Mái... Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy có... tất cả đều ẩn chứa một sự tích, nguồn gốc đều là kết tinh từ công sức của bao người. Bản thân sự trưởng thành của mỗi chúng ta cũng nhờ thầy cô, cha mẹ.
Như vậy, trong cuộc sống, không có ,thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên. Chính vì thế, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam luôn có những lời thấm thía nhắc nhở ta về lòng biết ơn với người nghệ sĩ và công lao của những người đi trước:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Và:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Hoặc:
Không thầy đố mày làm nên.
Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” đã hóa thân thành những lập tục đẹp đẽ của người Việt Nam. Biết ơn các vua Hùng dựng nước, dân ta có ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Biết ơn các thương binh, liệt sĩ đã đổ xương máu để giữ hòa bình, chúng ta có ngày 27-7. Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn" đã trở thành bản lĩnh sống, là một nét nhân cách đẹp đẽ. Nguyền Trãi ăn "lộc" vua nhưng lại tâm niệm “đền ơn kẻ cấy cày”. Trần Đăng Khoa biết từ những khó nhọc của cha mẹ để thấy rõ hơn trách nhiệm của mình:
“Áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc
Mẹ ngày đêm khó nhọc
Con chưa ngoan chưa ngoan”
(Khi mẹ vắng nhà)
Trong thực tế, không phải không có những kẻ vô ơn, thậm chí quay lưng phản bội lại những người đã có công lao đối với mình. Đó là những kẻ ích kỉ, giả dốì, như nhân vật Lí Thông trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”. Những kẻ vô ơn đó bị xã hội khinh ghét và sớm muộn cũng sẽ phải trả giá cho sự vô ơn của mình.
Dạy cho con người lòng biết ơn, câu tục ngữ “uổng nước nhớ nguồn” có một giá trị nhân văn đẹp đẽ. Lòng biết ơn khiến con người biết sống thủy chung, ân nghĩa. Nhờ lòng biết ơn mà các thế hệ kết nối với nhau bởi tình người. Lòng biết ơn khi hóa thân thành hành động cụ thể là động lực đề giữ gìn, xây dựng cuộc sống ngày một đẹp hơn. Bác Hồ nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói ấy đã thể hiện cao nhất hành động “nhớ nguồn”. “Nhớ nguồn” là phải giữ gìn, bảo vệ thành quả của những người đi trước, khiến nó trở nên phóng phú, đẹp đẽ hơn. Chúng ta là thành quả của cha mẹ, thầy cô. Đến lượt mình, chúng ta phải đi xa hơn nữa, vươn tới những chân trời mới. Có như thế mới thật sự đền đáp công ơn dưỡng dục, sinh thành của thầy cô, cha mẹ. “Nhớ nguồn”, ở đây cũng đồng thời là lối sống có trách nhiệm, vị tha. Biết vì thế hệ sau - đó là biểu hiện đẹp nhất của “nhớ nguồn”. Có như thế, chúng ta chẳng những tỏ lòng biết ơn mà còn xứng đáng với nhân cách, tấm lòng của thế hệ đi trước. Một điều rất quan trọng nữa là phải biết tự tạo lập cho mình những thành quả cho thế hệ sau.
“Uống nước nhớ nguồn” là đạo lí làm người được đúc kết từ bao đời nay. Đó cũng là “nguồn nước” trong trẻo mà cha ông ta đã bao đời gạn đục, khơi trong để truyền lại cho chúng ta hôm nay. Chúng ta phải biết giữ gìn “nguồn nước" ấy và biến nó thành hiện thực trong nhân cách sống và lối sống của mỗi con người. Đối với học sinh chúng ta, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi là cách đền ơn thiết thực nhất với công lao của cha mẹ, thầy cô và xã hôi.
0
1
Quỳnh Anh Đỗ
14/05/2019 16:35:04
Những câu ca dao nói về lòng biết ơn, nhớ ơn, cách làm người rất đẹp trong văn hóa của người dân Việt Nam ta. Nhớ về cội nguồn, nhớ về thế hệ đi trước và cả thế hệ mai sau. Bởi thế mới có câu "Uống nước nhớ nguồn".
Câu tục ngữ là bài học lớn dạy cho ta biết cách làm người. Chỉ có bốn chữ ngắn gọn mà ý nghĩa sâu xa. "Uống nước" là điều kiện, "nhớ nguồn" là hệ quả. Nguồn là nơi phát nguyên những nguồn nước. Nước đầu nguồn thì trong mát ngọt lành. Nguồn nước thì có bao giờ vơi cạn? Nhờ nguồn mà sông suối, ao hồ, biển cả có nước quanh năm, sự sống được duy trì, cây cối đơm hoa kết trái. Uống nước là được hưởng thụ; nhờ có nguồn mà ta được uống nước. Chữ "nhớ" trong câu tục ngữ thể hiện hiện tấm lòng biết ơn, nhớ ơn. Câu tục ngữ nêu lên mối quan hệ lịch sử xã hội. Đó là hưởng thụ và nghĩa vụ. Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta bài học đạo đức. Đó là phải biết ơn, nhớ ơn những người có công với mình. Những con người mà đã cho ta hạnh phúc, yên vui. "Uống nước nhớ nguồn' đã nói lên mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, một quan niệm nhân sinh đầy tình người, đúc kết một nét đẹp về đạo lý, nhắc nhở mỗi người sống có tình có nghĩa, trọn vẹn thủy chung.
Lòng nhớ ơn, biết ơn là một tình cảm rất đẹp. Câu tục ngữ giáo dục chúng ta lòng biết ơn đối với thế hệ đi trước. Đó là tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Đó là những người anh hùng vĩ đại đã đem mồ hồi xương máu xây dựng và bảo vệ đất nước. Bát cơm ta ăn, mái nhà ta ở, trang sách, ngọn đèn, ngôi trường soi sáng tâm hồn ta... đã thấm sâu công ơn hàng triệu người dân cày, người thợ, thầy giáo, cô giáo... Đất nước được độc lập thanh bình, lá quốc kì đỏ thắm tung bay trên bầu trời độc lập là do xương máu của biết bao anh hùng liệt sĩ. Những con người không tên đã giành lại được giang sơn gấm vóc cho dân tộc Việt Nam ta. Giang sơn gấm vóc hôm nay là do nguồn thiêng ông cha. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã từng ca ngợi:
"Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra đất nước"
Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước, sẽ trân trọng thành quả, công sức của tiền nhân, gần gũi với mọi người từ đó sẽ tạo ra một xã hội văn minh, đoàn kết. Bởi thế mà "uống nước nhớ nguồn" được coi là nền tảng của một xã hội văn minh lành mạnh. Một con người khi sinh ra, lớn lên và trưởng thành luôn có những tấm lòng, những hành động mà phải nhớ ơn. Trước hết là cha mẹ. Cha mẹ là người không chỉ có công ơn sinh thành trời bể mà còn là những năm tháng nhọc nhằn nuôi nấng. Những đêm mưa lạnh mẹ ôm con ngủ, những ngày nắng gió cha đưa con tới trường. Biết bao sự nhọc nhằn mà cha mẹ đã phải trải qua để chúng ta lớn lên, thành người. Cha mẹ nuôi con bằng tình thương. Từng ngày từng ngày cha mẹ chẳng quản ngại khó khăn gian khổ mà nuôi nấng chúng ta. Đối với cha mẹ, con cái luôn là một niềm hi vọng và ước mơ. Bởi thế mà công ơn trời bể ấy, dù bạn có dành hết phần đời của mình cũng chưa chắc đã trả hết được. Rồi đến trường học, thầy cô chính là người có công ơn thứ hai. Thầy cô là người truyền tụng kiến thức, tri thức nhân loại cho chúng ta. Để chúng ta có thể phát triển toàn diện cả về mặt nhân cách lẫn trí tuệ, thì thầy cô chính là một phần ấy. Không phủ nhận những tấm gương tự học, nhưng đó chỉ là con số rất ít. Thầy cô luôn là bến đò của tri thức, là người có công ơn dạy dỗ chúng ta thành công hơn trong cuộc sống. Rồi tiếp nữa là cấp trên của ta tại nơi làm việc. Họ sẽ là những người cho ta những bài học thực tế, kinh nghiệm trong công việc. Và còn nhiều rất nhiều những người khác nữa. Nhưng gần gũi với chúng ta nhất chính là họ. Bởi công lao của họ đối với ta là to lớn vì thế mà ta không được rũ bỏ nó. Nếu rũ bỏ nó, phủ nhận nó, thì bạn sẽ không phải là một con người đúng nghĩa con người. Con người có bộ não nhưng cũng có trái tim. Đã có người từng nói, "Nếu sống mà rũ bỏ quá khứ là không có trái tim". Bạn là con người, và bạn có trái tim. Vì vậy, bạn hãy tự nhủ lòng mình phải nhớ ơn những người đã có công lao to lớn không gì thay thế được. Bởi đó là cách sống, đạo lý làm người ngẫu nhiên và tất nhiên mà một con người cần phải có.
"Uống nước nhớ nguồn" là đạo lý sống biết bao đời nay vẫn còn giữ nguyên giá trị. Nó vẫn sẽ đúng và mãi đúng cho đến ngàn đời sau. Bởi giá trị của nó không đơn thuần là một tác phẩm văn học mà còn là đạo lý làm người.
1
0
Nhok Phượng Núi
14/05/2019 18:04:58
Từ ngàn đời xưa, ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau những bài học đáng giá và đáng để chúng ta học hỏi và suy ngẫm. Những câu ca dao tục ngữ đó được đúc kết từ những bài học kinh nghiệm quí giá. Một trong những câu tục ngữ có tính chất răn dạy con người chúng ta chính là câu tục ngữ. “Uống nước nhớ nguồn”. Ngay ở câu tục ngữ khi chúng ta đọc lên cũng có thể suy luận ra nhiều bài học đáng giá.
“Uống nước nhớ nguồn” là một câu tục ngữ đã được đúc rút từ hàng nghìn đời nay và cho tới bây giờ nó vẫn chứa đựng nhiều ý nghĩa và răn dạy cho những người thế hệ sau đặc biệt là thế hệ trẻ có bổn phận học hỏi và ghi nhớ những công ơn của những con người đi trước.
Theo nghĩa đen của câu tục ngữ. “Uống nước nhớ nguồn” thì chúng ta có thể hiểu rằng. Mỗi con sông mỗi con suối đều bắt nguồn từ một nguồn lớn và cho dù hàng trăm dòng chảy lớn bé như thế nào thì cũng bắt đầu từ một nguồn. Chính vì vậy mỗi khi chúng ta lấy nước lấy nước để ăn uống để sinh hoạt thì càng phải biết ơn những nguồn lớn đã sản sinh ra những dòng nước như bây giờ cho chúng ta sinh hoạt, cho chúng ta có để uống để tưới tiêu. Đây chính là lúc mà con người chúng ta cần phải biết ơn từ những cái đơn giản nhất, biết ơn thiên nhiên vì tạo hóa đã cho ta đã ban tặng cho ta một nguồn sống quí giá.
Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn theo nghĩa bóng cũng mang tới cho chúng ta những bài học mang tính giáo dục sâu sắc. Câu tục ngữ khuyên răn chúng ta phải biết sống biết ơn, ghi nhớ những công lao và những gì người khác đã phải hi sinh xương máu để giành giật được. Câu tục ngữ mang ý nghĩa xuyên suốt nhiều mặt của cuộc sống của mỗi con người
Từ khi chúng ta sinh ra trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước có biết bao con người đã hi sinh và nằm xuống bỏ lại mạng sống của chính họ nơi chiến trường mà cũng có thể là viễn xứ để đánh đổi lấy cuộc sống yên bình cho những người dân Việt Nam. Và để có cuộc sống ấm no như bây giờ thì chúng ta cần biết ơn những người đã nằm xuống vì cuộc sống hòa bình hiện tại.
Bản thân chúng ta sinh ra mỗi người con người cháu lại có bổn phận phải biết ơn kính trọng những người lớn tuổi phải biết kính trên nhường dưới kính trọng ông bà cha mẹ. Họ là những người sinh ra chúng ta là người dạy dỗ chỉ bảo cho chúng ta nên người. Có họ mới có cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay.
Những hạt lúa hạt gạo thơm dẻo là công lao bao ngày chăm sóc của những người nông dân chân lấm tây bùn, khi chúng ta cầm bát cơm lên chúng ta phải biết những gì là quan trọng những gì là quí giá. Có họ chúng ta mới có cơm ăn mới có ấm no.
Những bài học làm người bắt đầu từ sự biết ơn và lời nói cảm ơn. Những hành động nhỏ nhặt đó sẽ không mất nhiều thời gian của chúng ta nhưng đổi lại thì mỗi chúng ta lại thấy bản thân làm được những điều có ý nghĩa vô cùng. Nó sưởi ấm và đổi lại nụ cười của mỗi con người trên môi. Lòng biết ơn quí trọng những người đã tạo cho mình cuộc sống này, hãy biết ơn rằng chính hôm nay bạn phải cảm ơn cha mẹ cảm ơn bạn bè cảm ơn những người nông dân vì đã cho bạn một sự sống đáng quí hơn thế.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×