Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một bài văn (khoảng 30 dòng) nêu ý kiến: Sách vừa là bạn, vừa là thầy của con người

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
8.182
10
5
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
14/12/2017 21:39:24
Sách là một trong những phát minh vĩ đại và tài sản quý giá nhất của loài người trong quá trình nhận thức về giới tự nhiên và các quy luật xã hội. Sách lưu giữ và truyền bá tri thức; là người thầy và cũng là bạn, vừa bồi dưỡng tâm hồn, hun đúc nên bản lĩnh đồng thời cũng mách bảo, sẻ chia vui buồn, nâng đỡ những ước mơ, khát vọng và đam mê. Sách như tấm gương phản chiếu hiện thực xã hội, chỉ báo tin cậy về trí tuệ và phẩm cách của một con người, một thời kỳ, một quốc gia, dân tộc. Có người ví sách như một bảo tàng bằng ngôn ngữ. Nhưng sách đâu chỉ lưu giữ những gì đã qua, mà còn dẫn dắt người đọc vượt lên trước thời gian để đắm mình trong xã hội tương lai. Ngày nay, khi kinh tế tri thức đang ngày càng chứng minh sức mạnh và hiệu quả của nó thì sách trở thành công cụ trí tuệ không thể thiếu được. Để có được một nghề: cần có sách. Để giữ được chỗ làm hoặc có chỗ làm việc với thu nhập cao hơn cũng cần đọc, hiểu và biến những con chữ bất động trong những trang sách thành khả năng và kỹ năng được thể hiện sinh động trong cuộc sống.

Đọc sách để nấu được một món ăn mới lạ. Đọc sách để có thể trồng nấm, nuôi gà, nuôi tôm. Đọc sách để chuẩn bị cho bổn phận làm mẹ, nuôi con tốt hơn. Tra cứu tên một loại biệt dược để phòng tác dụng phụ khi dùng thuốc… Giản dị hơn, đọc sách bên một sạp vải ở chợ khi chưa có khách ghé mua. Sách cho ta biết những chữ cái đầu tiên của tiếng mẹ đẻ khi cắp sách tới trường những ngày thơ ấu. Và một đôi dòng trong cuốn gia phả của dòng họ để lưu giữ một cái tên, một sự nghiệp, một cuộc đời của ai đó đã đi xa.

Sách thanh cao mà thân thiết. Hữu hạn mà vô tận, vô cùng. Điều khác nhau là mỗi cuốn sách nói gì, để lại gì cho trí tuệ và tâm hồn người đọc. Thời gian sẽ gạn lọc những tinh túy để chở tới tương lai vô cùng và bỏ lại những gì là sản phẩm của một khoảnh khắc, của một thời… Bàn luận về sách bao nhiêu cũng chưa đủ, như nói về tình yêu vậy. Tình yêu với sách đã trải dài hơn 6000 năm, từ sách bằng đất sét, da thú, tre trúc… đến nay là sách điện tử. Chưa biết sách sẽ có cấu trúc vật chất như thế nào trong tương lai; song tin chắc rằng tình yêu với sách sẽ không phai nhạt. Chừng nào con người còn cần hiểu biết, cần sẻ chia, thì sách còn là người thầy, người bạn thủy chung. Vậy, lẽ nào lại không yêu sách! Tình yêu ấy cần khơi gợi và nuôi dưỡng thường xuyên với mọi lứa tuổi. Chúng ta cần một hành động thiết thực, cụ thể hơn. Đã có ý kiến cho rằng nên gọi là Ngày Tết sách hay Ngày Toàn dân đọc sách. Mỗi cách gọi đều có ý nghĩa, có sức kêu gọi và lay động riêng. Cá nhân tôi xin đề nghị nên gọi là Ngày sách Việt Nam. Trong tâm thức người Việt Nam, Tết trước hết là Tết nguyên đán (1 tháng giêng theo Âm lịch); Tết Độc lập (mùng 2 tháng 9) hoặc Tết trung thu cho các cháu nhi đồng. Còn lại thường được gọi là hội hoặc lễ.

Nếu gọi là ngày Toàn dân đọc sách e cũng khiên cưỡng, như một khẩu hiệu kêu gọi theo cách phát động một số phong trào hiện nay. Mặc khác, đọc sách tuy là hoạt động quan trọng nhằm khai thác, thưởng thức, sử dụng những giá trị của sách nhưng mới giới hạn ở sự hưởng thụ sách của người đọc. Vì vậy, cần chọn một tên gọi để có thể vừa tôn vinh những giá trị của sách vừa tôn vinh tác giả, những người tham gia vào quá trình đưa sách đến tay bạn đọc, lại vừa góp phần xây dựng thói quen đọc sách và quảng bá sách hay, sách tốt. Mục tiêu cuối cùng của Ngày sách Việt Nam không phải chỉ là phát hành được nhiều bản sách, cho dù đó là những cuốn sách có giá trị cao, mà quan trọng hơn như mưa dầm thấm lâu, sách đặt nền tảng cho ứng xử của người đọc, của xã hội ngày càng hợp quy luật hơn, tạo ra sức mạnh tâm thế của dân tộc, góp phần bảo vệ và xây dựng một đất nước độc lập, tự do, giàu mạnh và hạnh phúc.

Đất nước độc lập, tự do, giàu mạnh, người dân hạnh phúc là tâm nguyện suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nên chọn ngày công bố một tác phẩm của Người là Ngày sách Việt Nam. Xin đề nghị lấy ngày phát hành cuốn sách “Đường Kách Mệnh” của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong khóa đào tạo lớp cán bộ đầu tiên của “Thanh niên cách mạng đồng chí Hội” tại Quảng Châu, Trung Quốc vào mùa Xuân năm 1927. “Đường Kách Mệnh” thực sự là cuốn cẩm nang về lý luận cách mạng cho nhiều thế hệ cán bộ của Đảng ta. Cuốn sách là một mốc son lịch sử chấm dứt một thời kỳ khủng hoảng về đường lối trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lại độc lập cho đất nước.

Và như vậy, Ngày sách Việt Nam bắt đầu từ một mốc son lịch sử sẽ có ý nghĩa và sức lôi cuốn nhiều người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
9
6
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
14/12/2017 21:39:51
Sách là một trong những phát minh vĩ đại và tài sản quý giá nhất của loài người trong quá trình nhận thức về giới tự nhiên và các quy luật xã hội. Sách lưu giữ và truyền bá tri thức; là người thầy và cũng là bạn, vừa bồi dưỡng tâm hồn, hun đúc nên bản lĩnh đồng thời cũng mách bảo, sẻ chia vui buồn, nâng đỡ những ước mơ, khát vọng và đam mê. Sách như tấm gương phản chiếu hiện thực xã hội, chỉ báo tin cậy về trí tuệ và phẩm cách của một con người, một thời kỳ, một quốc gia, dân tộc. Có người ví sách như một bảo tàng bằng ngôn ngữ. Nhưng sách đâu chỉ lưu giữ những gì đã qua, mà còn dẫn dắt người đọc vượt lên trước thời gian để đắm mình trong xã hội tương lai. Ngày nay, khi kinh tế tri thức đang ngày càng chứng minh sức mạnh và hiệu quả của nó thì sách trở thành công cụ trí tuệ không thể thiếu được. Để có được một nghề: cần có sách. Để giữ được chỗ làm hoặc có chỗ làm việc với thu nhập cao hơn cũng cần đọc, hiểu và biến những con chữ bất động trong những trang sách thành khả năng và kỹ năng được thể hiện sinh động trong cuộc sống.
Đọc sách để nấu được một món ăn mới lạ. Đọc sách để có thể trồng nấm, nuôi gà, nuôi tôm. Đọc sách để chuẩn bị cho bổn phận làm mẹ, nuôi con tốt hơn. Tra cứu tên một loại biệt dược để phòng tác dụng phụ khi dùng thuốc… Giản dị hơn, đọc sách bên một sạp vải ở chợ khi chưa có khách ghé mua. Sách cho ta biết những chữ cái đầu tiên của tiếng mẹ đẻ khi cắp sách tới trường những ngày thơ ấu. Và một đôi dòng trong cuốn gia phả của dòng họ để lưu giữ một cái tên, một sự nghiệp, một cuộc đời của ai đó đã đi xa.
Sách thanh cao mà thân thiết. Hữu hạn mà vô tận, vô cùng. Điều khác nhau là mỗi cuốn sách nói gì, để lại gì cho trí tuệ và tâm hồn người đọc. Thời gian sẽ gạn lọc những tinh túy để chở tới tương lai vô cùng và bỏ lại những gì là sản phẩm của một khoảnh khắc, của một thời… Bàn luận về sách bao nhiêu cũng chưa đủ, như nói về tình yêu vậy. Tình yêu với sách đã trải dài hơn 6000 năm, từ sách bằng đất sét, da thú, tre trúc… đến nay là sách điện tử. Chưa biết sách sẽ có cấu trúc vật chất như thế nào trong tương lai; song tin chắc rằng tình yêu với sách sẽ không phai nhạt. Chừng nào con người còn cần hiểu biết, cần sẻ chia, thì sách còn là người thầy, người bạn thủy chung. Vậy, lẽ nào lại không yêu sách! Tình yêu ấy cần khơi gợi và nuôi dưỡng thường xuyên với mọi lứa tuổi. Chúng ta cần một hành động thiết thực, cụ thể hơn. Cảm ơn SachHay.com đã tổ chức Hội thảo và đề xuất một lần nữa về sự cần thiết có một ngày tôn vinh sách. Đã có ý kiến cho rằng nên gọi là Ngày Tết sách hay Ngày Toàn dân đọc sách. Mỗi cách gọi đều có ý nghĩa, có sức kêu gọi và lay động riêng. Cá nhân tôi xin đề nghị nên gọi là Ngày sách Việt Nam. Trong tâm thức người Việt Nam, Tết trước hết là Tết nguyên đán (1 tháng giêng theo Âm lịch); Tết Độc lập (mùng 2 tháng 9) hoặc Tết trung thu cho các cháu nhi đồng. Còn lại thường được gọi là hội hoặc lễ.
Nếu gọi là ngày Toàn dân đọc sách e cũng khiên cưỡng, như một khẩu hiệu kêu gọi theo cách phát động một số phong trào hiện nay. Mặc khác, đọc sách tuy là hoạt động quan trọng nhằm khai thác, thưởng thức, sử dụng những giá trị của sách nhưng mới giới hạn ở sự hưởng thụ sách của người đọc. Vì vậy, cần chọn một tên gọi để có thể vừa tôn vinh những giá trị của sách vừa tôn vinh tác giả, những người tham gia vào quá trình đưa sách đến tay bạn đọc, lại vừa góp phần xây dựng thói quen đọc sách và quảng bá sách hay, sách tốt. Mục tiêu cuối cùng của Ngày sách Việt Nam không phải chỉ là phát hành được nhiều bản sách, cho dù đó là những cuốn sách có giá trị cao, mà quan trọng hơn như mưa dầm thấm lâu, sách đặt nền tảng cho ứng xử của người đọc, của xã hội ngày càng hợp quy luật hơn, tạo ra sức mạnh tâm thế của dân tộc, góp phần bảo vệ và xây dựng một đất nước độc lập, tự do, giàu mạnh và hạnh phúc.
Đất nước độc lập, tự do, giàu mạnh, người dân hạnh phúc là tâm nguyện suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nên chọn ngày công bố một tác phẩm của Người là Ngày sách Việt Nam. Xin đề nghị lấy ngày phát hành cuốn sách “Đường Kách Mệnh” của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong khóa đào tạo lớp cán bộ đầu tiên của “Thanh niên cách mạng đồng chí Hội” tại Quảng Châu, Trung Quốc vào mùa Xuân năm 1927. “Đường Kách Mệnh” thực sự là cuốn cẩm nang về lý luận cách mạng cho nhiều thế hệ cán bộ của Đảng ta. Cuốn sách là một mốc son lịch sử chấm dứt một thời kỳ khủng hoảng về đường lối trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lại độc lập cho đất nước.
Và như vậy, Ngày sách Việt Nam bắt đầu từ một mốc son lịch sử sẽ có ý nghĩa và sức lôi cuốn nhiều người.
21
5
Huyền Thu
14/12/2017 21:39:53
Sách là một trong những phát minh vĩ đại và tài sản quý giá nhất của loài người trong quá trình nhận thức về giới tự nhiên và các quy luật xã hội. Sách lưu giữ và truyền bá tri thức; là người thầy và cũng là bạn, vừa bồi dưỡng tâm hồn, hun đúc nên bản lĩnh đồng thời cũng mách bảo, sẻ chia vui buồn, nâng đỡ những ước mơ, khát vọng và đam mê. Sách như tấm gương phản chiếu hiện thực xã hội, chỉ báo tin cậy về trí tuệ và phẩm cách của một con người, một thời kỳ, một quốc gia, dân tộc. Có người ví sách như một bảo tàng bằng ngôn ngữ. Nhưng sách đâu chỉ lưu giữ những gì đã qua, mà còn dẫn dắt người đọc vượt lên trước thời gian để đắm mình trong xã hội tương lai. Ngày nay, khi kinh tế tri thức đang ngày càng chứng minh sức mạnh và hiệu quả của nó thì sách trở thành công cụ trí tuệ không thể thiếu được. Để có được một nghề: cần có sách. Để giữ được chỗ làm hoặc có chỗ làm việc với thu nhập cao hơn cũng cần đọc, hiểu và biến những con chữ bất động trong những trang sách thành khả năng và kỹ năng được thể hiện sinh động trong cuộc sống.
12
8
Quỳnh Anh Đỗ
15/12/2017 11:38:18
Người lớn, trẻ con bây giờ đều có vẻ hờ hững với sách. Chơi thể thao được giới trung tuổi coi là lựa chọn hàng đầu vì lợi ích thiết thực: tốt cho sức khỏe, xả stress và cười đùa rôm rả trong sân thể thao cùng bạn chơi. Trẻ con mê cày game, xem ti vi với quá nhiều bộ phim hoạt hình hấp dẫn. Đọc sách được nhiều người mặc nhiên coi là buồn chán, tẻ nhạt. Đọc sách thường là lúc bạn phải một mình, trong không gian yên tĩnh để có thể đắm chìm cảm xúc, suy tưởng vào mỗi trang sách. Vì thế sách thường không được nhiều người xếp hạng trong thú vui giải trí. Trong khi đó với tôi, sách luôn được coi là người thầy, người bạn truyền cảm hứng, bổ sung vô vàn hiểu biết.
Bạn hãy cứ đọc những cuốn sách mà bạn thích thú, không cần phải là những cuốn sách kinh điển, sách triết lý, sách khoa học. Tôi nghĩ ở bất cứ cuốn sách nào cũng truyền đi thông điệp nhân ái khiến mỗi người sống cởi mở hơn, tử tế hơn.
Tôi có người bạn tận thành phố Hồ Chí Minh. Bạn thấy tôi hay viết, hay đọc sách nên thỉnh thoảng lại gửi tặng cho tôi những cuốn sách hay. Tôi ấn tượng nhất cuốn “Tony buổi sáng” mà bạn gửi tặng. Hồi đó, cuốn sách này đã tạo nên cơn sốt trong giới trẻ vì giọng điệu gần gũi, khôi hài mà "nói đâu trúng đó", bắt bệnh - kê toa thuốc cho các bạn học sinh, sinh viên đang bỡ ngỡ trước trường đời vô vàn lối rẽ. Không chỉ với giới trẻ, tôi cảm thấy dường như con người mình được đánh thức, tôi thấy mình cũng sống thụ động, sống hoài phí thời gian khi bị lệ thuộc vào cảm xúc của người khác, khi chưa sắp xếp việc bếp núc khoa học, khi quá lười vận động thể thao, khi mắc bệnh buôn dưa lê vô bổ, khi ghen tị uất ức với người khác vì họ thành công hơn mình. Lúc gửi sách ra, bạn tôi chỉ nhắn gọn gàng "Sách này hay, đảm bảo bạn thích đọc". Cuốn sách ấy tôi đọc chậm, đọc đi đọc lại và ngẫm nghĩ rất nhiều để thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực. Thì ra lâu nay, mình vẫn luôn coi mình trong vỏ ốc mặc cảm, chưa trân trọng cuộc sống một cách đúng nghĩa. Tại sao mình có quá nhiều thời gian rảnh mà không biết tận dụng, đơn giản như miệt mài viết lách, đọc sách, dạy con học, hay chú tâm vào sở thích trồng cây, chăm sóc cho vườn cây luôn xanh tươi và nở hoa?
Mê sách, tôi cũng sẵn lòng san sẻ sở thích ấy cùng bạn bè. Tôi được bạn tặng sách, tôi cũng tặng sách của mình cho những người bạn khác mà tôi quý mến. Đọc xong 1 cuốn sách, tôi đều viết lại cảm nhận của mình trên facebook, sau đó thể nào cũng có vài đồng nghiệp ngỏ ý mượn sách. Hai đứa con tôi cũng được mẹ mua cho nhiều sách, từ những truyện tranh cổ tích đến truyện ngắn dành cho thiếu nhi. Tôi đọc sách cho con mỗi tối, đọc đi đọc lại đến mức có truyện con thuộc lòng. Con trai đang học tiểu học có mấy chục cuốn “Đô rê mon”, bạn quanh xóm thường tới mượn về nhà đọc. Con gái học mẫu giáo thì có nhiều chị tới nhà chơi, sẵn sàng đọc to truyện cổ tích cho cả nhóm ngồi nghe. Có lúc mỗi bạn cầm 1 quyển, rồi chia nhau đọc cho công bằng. Tụi trẻ con đọc truyện rồi ríu rít bình phẩm về nhân vật rất ngộ nghĩnh. Thật vui là sau mỗi câu chuyện kể cho con, tôi có thể dạy con tìm hiểu về cây cối, động vật, kiên nhẫn giải đáp nhiều câu hỏi của tụi nhỏ, có thể hướng dẫn con trai cách dùng từ ngữ, cách viết có cảm xúc mà không cần tới sách văn mẫu.
Tôi hay nói với con rằng, ước gì mẹ có thật nhiều thời gian để đọc sách vì đọc sách thú vị quá. Con không bao giờ nhìn thấy mẹ chơi game, lướt facebook cũng rất ít. Tôi thường lo xong việc nhà, lúc đó mới yên tâm ngồi đọc sách một mình. Mà thú thực là tôi chưa bao giờ thấy cô đơn khi ngồi đọc sách cả vì tôi thường sống cùng tâm trạng nhân vật ở mỗi trang sách, hoặc có cảm giác mình đang được ai đó giải đáp về nhiều vấn đề của cuộc sống...
6
6
Võ Thị Huệ
27/05/2018 22:36:07
Sách là một trong những phát minh vĩ đại và là một trong những tài sản quý giá nhất của mỗi con người chúng ta trong quá trình nhận thức về giớ tự nhiên và cá quy luật xã hội trong thời kì hiện nay . Sách lưu giữ và truyền bá tri thức , là một người thầy cũng là một người bạn của mình , vừa bồi dương kiến thức ,tâm hồn ,kết tạo nên bản lĩnh đồng thời cũng mách bảo , chia sẽ niềm vui , nâng đở những khát vọng và đam mê xây dựng nên một ước mơ hoang chỉnh theo ý ta muốn . Sách như một tấm gương phản chiếu hiện thực ,chỉ báo tin cậy về một trí tuệ và mỗi phẩm chât ,phẩm cách của một con người trong một thời kì , một quốc gia , một dân tộc . Có người ví sách như một bảo tàng ngôn ngữ , koeens thức . Nhưng ách đau chỉ lưu giữ những gì đã qua , mà còn dẫn dắt người đọc vượt trước thời đại để đắm mình vào một thế giới trong tương lai . Ngày nay , khi thế giớ đang ngày càng chứng minh sức mạnh và hiệu quả của nó thì sách đã trở thành công cụ trí tuệ ko thể thiếu được ởmỗi con người . Để có đượcột cái nghề thì cần phải có sách . Để giữ chổ làm hoặc có chỗ làm việc với có thu nhập cao hơn cũng cần phải đọc sách để mở mang tầm mắt , để bổ sung thêm kiến thức và hiểu biết trong những trang sách , biến những thứ đó trở thành của mình để góp phần tăng khả năng cuộc sống trở thêm sinh động hơn , thành công hơn

Mê sách , mình cũng là một con mọt sách đứng thứ hai trong nhà . Mình được người ta tặng sách , mình cũng tặng sách của mình cho những người khác , người mà mình quý mến . Đọc xong mỗi cuốn sach , ình cũng coa thể hiểu được một pần trong cuộc sống à ư tácga đã sao chép và ghi chú lainhững gì trong cuốc sống vào những cuốn sách . Chị tôi cũng vậy ũng thích đọc sách , chị tôi đọc những loại sách ghi lại những điều bổ ích trong cuộc sống và những điều mà con người ta hường hay vấp ngã , chị cũng thương đọc những loại sách về chuyên môn tiếng anh vì chị tôi học rất giỏi về môn tiếng anh . Chị thường giành thời gian rảnh rổi để đọc những cuốn sách ấy . chị thường hay nói với tôi rằng , ước gì chị có nhiều thời gian để đọc sách bổ ích này vì đọc sách thú vị quá . tôi chả thấy chị ấy coi phim , lướt facebook cũng rất ít nữa , Chị tôi thường lo xong việc nhà , lúc đó mới yên tâm ngồi đọc sách một mình . Chị tôi thường nói với tôi rằng : chị chưa bao giờ thấy cô đơn khi ngồi độc sách cả vì chị thường tưởng tượng mình là một nhân vật ở mỗi trang sách hoặc có cảm giác rằng ai đó đả giải đáp về nhiều vấn đề trong cuốc sống này.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×