Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một bài văn nêu cảm nhận và suy nghĩ của em sau chuyến đi Cổ Loa

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
811
1
0
doan man
28/01/2019 21:56:43

Kết thúc năm học với nhiều thành tích nổi bật, tập thể lớp 6A1 chúng em được cô giáo và hội phụ huynh tổ chức một chuyến đi tham quan di tích lịch sử, đây vừa là phần thưởng cho những nỗ lực, cố gắng trong năm học vừa qua mà đó còn là dịp để chúng em thêm hiểu biết về những truyền thống lịch sử quý giá của dân tộc. Là một chuyến đi chơi nhưng đồng thời cũng phục vụ thiết thực cho việc học của chúng em. Đó là chuyến đi thăm di tích lịch sử thành Cổ Loa.

Sau khi bàn bạc và thống nhất ý kiến, cô giáo chủ nhiệm và hội phụ huynh đã quyết định đưa chúng em đi tham quan di tích lịch sử thành Cổ Loa, nơi thờ vua An Dương Vương và công chúa Mị Châu. Đây là di tích lịch sử nổi tiếng của Việt Nam, chứa đựng nhiều câu chuyện về lịch sử, về bài học dựng nước, giữ nước của các vua Hùng. Chúng em đã biết về di tích thành Cổ Loa thông qua truyền thuyết về An Dương Vương, Mị Châu- Trọng Thủy, nhưng đây là lần đầu tiên chúng em được đặt chân đến địa danh lịch sử, địa danh của những câu chuyện lịch sử kì bí, hấp dẫn này.

Để bắt đầu chuyến tham quan, chúng em sẽ tập trung ở trường, sau đó sẽ được cô giáo chủ nhiệm và đại diện hội phụ huynh cùng thực hiện chuyến đi lí thú này. Vì di tích thành Cổ Loa khá xa trường học của chúng em, nên chúng em tập trung ở trường từ khá sớm, sáu giờ sáng bố mẹ chúng em sẽ đưa chúng em lên trường, sau đó ba mươi phút thì xe bắt đầu chuyển bánh. Đây là lần đầu tiên cả lớp chúng em có một chuyến du lịch cùng nhau, lại là chuyến đi về một địa danh lịch sử nổi tiếng như vậy nên chúng em đều vô cùng háo hức, chờ mong.

Sau hai tiếng chạy xe, cuối cùng chúng em đã đến được di tích thành Cổ Loa, đến đây, chúng em được cô hướng dẫn viên du lịch nồng nhiệt tiếp đón và hướng dẫn hành trình cũng như giới thiệu, thuyết minh về khu di tích thành Cổ Loa này. Khu di tích Thành Cổ Loa nằm ở huyện Đông Anh, ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Đây là nơi diễn ra câu chuyện dựng nước, giữ nước của vua Thục Phán An Dương Vương và câu chuyện tình yêu bi thảm của công chúa Mị Châu và Phò mã người Trung Quốc, Trọng Thủy.

Không gian của khu di tích thành Cổ Loa cũng cổ kính, trang nghiêm, mang màu sắc dân gian như trong những câu chuyện cổ, những mái nhà ngói đỏ, những cây đa, cây đề lớn, có lẽ chúng cũng đã sống qua rất nhiều năm rồi, là nhân chứng cho những sự kiện lịch sử. Trung tâm của di tích thành Cổ Loa chính là đền thờ An Dương Vương, đây là điện thờ chính nên rất rộng lớn và trang nghiêm, dẫn vào đền thờ phải đi qua một khoảng sân rộng lớn, hai bên sân có trồng rất nhiều cây cổ thụ, em có cảm tưởng những cây cổ thụ như những người hiền thần luôn ở bên, trung nghĩa với vua An Dương Vương vậy.

Ngôi đền có mái cong hình đầu rồng vô cùng trang nghiêm, trong điện được trưng bày những câu đối lớn, có chữ Hán mà em không hiểu lắm, chính giữa của điện thờ là một bức tượng An Dương Vương uy nghi trong bộ hoàng bào, ngồi từ trên cao nhìn xuống, cảm xúc chung của chúng em khi vào điện thờ An Dương Vương chính là sự tôn kính, tự hào. Hai bên điện thờ là những bức tượng của những vị quan có công với dân, với nước, những người hiền thần có công giúp vua An Dương Vương dựng nước.

Bên cạnh đền thờ An Dương Vương là một am nhỏ thờ công chúa Mị Châu, công chúa Mị Châu là con gái của vua An Dương Vương, vì ngây thơ, cả tin mà Mị Châu có một kết thúc thật bi thảm. Bức tượng công chúa Mị Châu trong am thờ là một bức tượng không đầu, nó làm cho em nhớ lại sự việc công chúa Mị Châu bị vua cha trừng phạt khi nghe Rùa vàng kết tội, nhìn hình ảnh bức tượng không đầu khiến cho chúng em vô cùng xót xa cho người công chúa này. Nàng là một người ngây thơ, cả tin vì quá tin tưởng vào người chồng mà vô tình lộ bí mật quốc gia, dẫn đến mất nước. Theo em thì Mị Nương là một người đáng thương hơn đáng trách. Nhà thơ Tố Hữu cũng từng bày tỏ sự cảm thông đối với Mị Châu qua những vần thơ như sau:

"Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi có đồ đắm bể sâu"

Đằng sau truyền thuyết về An Dương Vương, Mị Châu- Trọng Thủy là bài học về giữ nước, nhưng ta đều cảm thông cho sự dại khờ, thủy chung của công chúa Mị Châu cùng cái chết đầy oan nghiệt của nàng.

Chuyến tham quan di tích thành Cổ Loa là một chuyến đi thực sự bổ ích và lí thú, chúng em biết nhiều hơn về những câu chuyện lịch sử, được tận mắt chứng kiến những nơi diễn ra câu chuyện lịch sử ấy, thông qua chuyến đi chúng em cũng thêm hiểu hơn về những bài học trên lớp, là cơ hội để chúng em mở mang sự hiểu biết.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
29/01/2019 07:10:03
Chúng tôi đã có sự chuẩn bị thật kĩ càng cho chuyến tham quan từ nhiều ngày trước, bạn nào cũng mong ngóng háo hức và đón đợi. Lần lượt từng nhóm chuẩn bị kế hoạch cho việc tham quan và chơi trò chơi vì đã được cô giáo chủ nhiệm báo trước.
Đúng 8 giờ, cả đoàn xe nối đuôi nhau nhằm hướng Cổ Loa – Đông Anh thẳng tiến trong tâm trạng vô cùng hào hứng. Chưa đầy 1 giờ vùng đất lịch sử gắn liền với bao huyền thoại linh thiêng đã hiện ra. Mỗi lớp chúng tôi xếp thành hai hàng ngay ngắn tập trung trước sân đền thờ vua An Dương Vương. Tại đây chúng tôi đã được cô hướng dẫn viên kể về lịch sử đất Cổ Loa với một chất giọng truyền cảm nghe thật hấp dẫn. Qua đó chúng tôi đã thấy được một Cổ Loa của mấy nghìn năm lịch sử hiện ra trước mắt cùng lòng quyết tâm đánh giặc của vua tôi nước Âu Lạc, mối tình đáng thương của nàng công chúa Mỵ Châu xinh đẹp và Trọng Thuỷ, và đặc biệt chúng tôi ghi nhớ thật sâu sắc hình ảnh một Cổ Loa của 9 vòng thành được xây hình xoáy trôn ốc với sự giúp đỡ của thần Kim Quy. Tất cả, tất cả chúng tôi lắng nghe về Cổ loa một cách say sưa.
Và tiếp theo là đến phần tham quan các khu di tích. Theo sự chỉ dẫn của cô hướng dẫn viên, cô giáo đưa chúng tôi vào thăm đền thờ vua An Dương Vương, quan sát dấu tích 9 vòng thành còn lưu lại, thăm giếng Cổ Loa. Chúng em còn được chứng kiến hình ảnh tướng quân Cao Lỗ hiên ngang cùng nỏ thần. Điểm tham quan cuối cùng chính là am Mỵ Châu và khu nhà trưng bày hiện vật lịch sử Cổ Loa. Đó là những chứng tích về một làngViệt cổ với bề dày lịch sử mấy nghìn năm.
Hào hứng hơn nữa đó là các cuộc thi! Các lớp tập trung trước một bãi cỏ rộng mênh mông. Các cuộc thi lần lượt diễn ra. Ở một góc nhỏ gần 30 hoạ sĩ nhí đang mải miết thể hiện tất cả cảm xúc mới mẻ về chuyến đi trên giấy vẽ. Nơi tập trung đông nhất là khu vực diễn ra trò kéo co và nhảy bao. Ai cũng quyết tâm chơi, quyết tâm cổ vũ hết mình để giành phần thắng. Không chỉ có chúng tôi mà các thầy cô, các bác phụ huynh cũng cổ vũ thật lớn trong tiếng trống giục thùng …. thùng.
Cuối cùng các giải thưởng cũng tìm được chủ nhân xứng đáng của nó
Vẽ tranh:
- Hoạ sĩ giành giải nhất thuộc về Giang Minh Huyền lớp 3A7,
- Giải nhì: Nguyễn Hồng Giang lớp 5A1, Hồ Vũ Thiên An lớp 4A2
- Giải ba: Nguyễn Thu Thảo 3A6, Hoàng Hà Thu lớp 3A7, Kim Thúy Hiền lớp 3A1.
Kéo co:
- Giải nhất: Lớp 4A2, 3A8.
- Giải nhì: Lớp 5A1, 3A6.
- Giải ba: Lớp 3A2, 3A4
Nhảy bao:
- Giải nhất: Lớp 4A2
- Giải nhì: Lớp 4A1
Chúng tôi nhận phần thưởng, nghỉ ngơi ăn uống rồi lên xe về trường trong niềm hào hứng tràn đầy và sự sảng khoái với bao tiếc nuối.
Tham quan Cổ Loa thực sự là một chuyến đi ý nghĩa biết bao! Chúng tôi được dịp về một làng quê cổ xưa thanh bình, được gần gũi với thiên nhiên. Đặc biệt, chúng tôi có được thêm những hiểu biết sâu sắc về những trang sử Việt cùng những câu chuyện kể mang đầy sắc màu huyền thoại và linh thiêng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×