Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một bài văn nêu lên suy nghĩ của em về bài Làng của Kim Lân

4 trả lời
Hỏi chi tiết
318
2
0
mỹ hoa
01/01/2019 22:15:39
Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài sinh năm 1921, quê ở Hà Bắc. Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, ông đã có sáng tác đăng báo từ trước cách mạng tháng 8. Là nhà văn am hiểu sâu sắc, gắn bó với nông dân và nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt nông thôn và cảnh ngộ của người nông dân. Truyện ngắn “Làng” là một trong những truyện ngắn hay nhất của Kim Lân được viết trong thời kì đầu của cuộc khánh chiến p (1948). Đây là một tác phẩm độc đáo viết về lòng yêu nước của ông Hai Tu, lòng yêu nước này xuất phát từ tình yêu quê hương, yêu làng sâu sắc của ông. Tình cảm và ý nghĩa này đã trở thành phổ biến ở mỗi người nông dân VN ta trong những ngày đầu.
Ông Hai yêu cái làng chợ Dầu của ông thật đậm đà, tha thiết , yêu đến nỗi đi đâu ông cũng khoe về cái làng của ông. Kể về làng chợ Dầu, ông nói một cách say sưa mà không cần biết người nghe có chú ý hay không. Ông khoe làng ông có nhà ngói san sát, sầm uất, đường trong làng lát toàn bằng đá xanh, trời mưa đi từ đầu làng đến cuối xóm bùn không dính đến gót chân. Tháng 5 ngày 10 phơi rơm và thóc tốt thượng hạng, không có lấy một hạt thóc đất. Ông còn tự hào về cái sinh phần của tổng đốc làng ông. Ông tự hào, vinh dự vì làng mình có cái nét độc đáo, có bề dày lịch sử. Nhưng khi cách mạng thành công, nó đã giúp ông hiểu dc sự sai lầm của mình. Và từ đó, mỗi khi khoe về làng là ông khoe về những ngày khởi nghĩa dồn dập, những buổi tập quân sự có cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập. Ông còn khoe cả những hố , những ụ, những hào,... lắm công trình không để đâu hết.
Chính cái tình huống ngặt nghèo khi giặc tràn vào làng, ông buộc phải xa làng. Xa làng ông mang theo tất cả nỗi niền thương nhớ. Vì vậy, nên lúc tản cư, ông khổ tâm day dứt khôn nguôi. Quả thật, cuộc đời và số phận của ông Hai thật sự gắn bó với buồn vui của làng. Tự hào và yêu nơi “ chôn rau cắt rốn” của mình trở thành một truyền thống và tâm lý chung của mọi người nông dân thời bấy giờ. Có thể tình yêu nước của họ bắt nguồn từ cái đơn giản, nhỏ : cây đa, giếng nướ, sân đình… và nâng cao lên đó chính là : tình yêu đất nước. Tới đây, là chợt nhớ đến câu nói bất hủ của nhà văn I-li-a Ê-ren-bua : “lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu TQ “. Những ngày ở làng Thắng, ông Hai suốt ngày ra trụ sở để nghe ngóng tin tức về làng chợ Dầu và ông nghe tin cả làng ông Việt gian theo tây. Cổ ông lão “ nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân” ông lão lặng đi, tưởng như không thể thở được. Ông cảm thấy đâu đớn và nhục nhã vì cái làng chợ Dầu yêu quý của mình theo giặc. Ông nguyền rủa bọn theo Tây : “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”. Cũng chình từ lúc ấy, ông không dám đi đâu hết, suốt ngày ru rú trong nhà và nghe ngóng tin tức. Đến khi mụ chủ nhà đến báo không cho gia đình ông ở nữa, ông thấy tuyệt đường sinh sống và ông nảy ra ý định: “hay là quay về làng ?” nhưng rồi ý nghĩ đó lập tức bị ông lão phản đối ngay vì : “ làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù.” Có thể nói với ông Hai, làng và nước bay giờ đã trở thành đối địch. Hai tình cảm này đã dẫn đến cuộc xung đột nội tâm trong lòng ông. Nhưng trong đó, tình yêu đất nước được ông Hai đặt lên trên hết.
Phải thực sự am hiểu sâu sắc về con người, nhất là tâm lí của người dân thì Kim Lân mới diễn tả đúng tâm trang nhân vật như vậy. trong những ngày này, nỗi niềm và tâm sự của ông được thể hiện trong những lời trò chuyện của ông với đứa con út. Trò chuyện với con như là để thanh minh cho làng mình. Ông hỏi con: “con ủng hộ ai?” Thằng bá giơ tay mạnh bạo và rành rọt: “ Ùng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm”. Cái lòng của bố con ông là thế đấy “chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”.
Thế rồi, một tin khác lại đính chính rằng làng ông không theo giặc. Những nỗi lo âu, xấu hổ tan biến. Thay vào đó là nỗi vui mừng, sung sướng. Ông đi từ đầu làng đến cuối xóm khoe cái tin làng mình không theo giặc, khoe cả cái việc nhà ông bị đốt cháy một cách sung sướng, hả hê: “ bác Thứ đâu rồi ! Bác Thứ làm gì đấy ? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn ! ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết… cái tin, cái tin làng chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo ! Láo hết ! toàn là sai sự mục đích cả” Qua lời khoe củ ông Hai, điều làm ta cảm động đó là ông không hề tiếc hay buồn khi ngôi nhà của ông bị đốt . Niềm vui vì làng không theo giặc đã choáng hết tâm trí ông. Mọi đau khổ, buồn tủi đã được rũ sạch.
Quả thật, Kim Lân rất thành công trong việc khắc họa hình ảnh của ông Hai, một trong những người dân bấy giờ, đơn giản, chất phác, tiêu biểu cho tầng lớp nông dân VN sau cách mạng tháng 8. Họ đã đặt tình yêu đất nước lên trên tình yêu làng. Kim Lân thật thành công trong nghệ thuật xây xựng truyện, nhất là nghệ thật sử dụng ngôn ngữ nhân vật mà ông Hai là điển hình. Lời nói của ông hai đúng là lời nói của những người nông dân thời bấy giờ, kể cả những từ dung sai: “bác Thứ đâu rồi… Láo ! Láo hết ! toàn là sai sự mục đích cả”. Bên cạnh đó Kim Lân còn thành công trong việc miêu tả tâm lý nhân vật. Diễn biến tâm lý của ông Hai từ đầu đến cuối truyện thật cảm đông. Yêu làng đến nỗi đi đâu cũng khoe về làng. Khi biết làng bị tình nghi theo giặc thì ông đau khổ, tủi nhục, và khi biết làng mình không theo giặc, ông sung sướng, thậm chí còn khoe cả tin nhà mình bị đố cháy một cách vui sướng, hả hê. Xây dựng được những chi tiết ấy, miêu tả sự phát triển tâm lý nhân vật như vậy, Kim Lân đã chứng tỏ được tài nghệ của mình.
Truyện “Làng” là một tác phẩm khá thành công khi viết về lòng yêu nước, yêu làng của người nông dân VN thời kháng chiến p. Kim Lân đã thể hiện được tài năng của mình qua tác phẩm này. Đọc tác phẩm giúp ta hình dung được một thời kỳ chống Pháp sôi nổi của nhân dân, mọi người một lòng theo Bác, theo Đảng khánh chiến đến cùng, có lẽ vì vẫy mà cuộc chiến của ta đã dành được thắng lợi vẻ vang.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Tabby~Choir~Fly
01/01/2019 22:42:16
Kim Lân là một nhà văn hiện đại Việt Nam. Vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ viêt về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. Truyện ngắn Làng cũng là một tác phẩm thành công của nhà văn Kim Lân được viết trong thời là đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. Truyện ngắn thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động lòng yêu làng quê, đất nước và tinh thần kháng chiến của những người nông- dân, cụ thể ở đây là nhân vật ông Hai.
Ông Hai là người nông dân "chân lấm tay bùn", quạnh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", lao động cần cù, không phút nào ngơi nghỉ. Từng mảnh đất, con trâu, thửa ruộng, nếp nhà., từ lâu đã trở thành máu thịt trong ông, không thể dứt ra được. Thế mà, vì vợ con, vì gia đình, ông đành phải đi tản cư, đành phải xa cái làng Chợ Dầu thân yêu của mình, nhưng lòng thì vẫn đau đáu khôn nguôi nhớ về nó. ông nhớ những ngày tham gia kháng chiến, cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Chỉ cần nghĩ đến vậy là ông đã sướng rơn lên "Ô, sao mà độ ấy vui thế. Ông lão thấy mình như trẻ ra! Chao ôi! Ông lão, nhớ làng, nhớ cái làng quá!".
Những ngày nơi tản cư, ông nhớ làng da diết. Những lúc rảnh rỗi, ông lại đi khắp làng và "bô bô" khoe với mọi người về cái nơi "chôn rau cắt rốn” của mình. Ông tự hào về nó lắm. Bởi đó là làng kháng chiến, làng anh hùng kiên cường chống giặc. Ông khoe làng ông những ngày tập quân sự, đến cả các cụ già cũng đến. Làng ông có ,cái phòng thông tin rộng rãi, sáng sủa, rồi cả cái loa phát thanh chiều chiều cả làng đều nghe… Ông yêu làng bởi tinh thần kháng chiến của nó chứ không phải nó lắm của, giàu sang.
Ông cũng thường xuyên đi đọc báo để nghe tin về làng Chợ Dầu của mình. Những chiến công nho nhỏ của các anh chiến sĩ hay của các em nhỏ cũng đủ làm ông sướng rơn, cứ như thể làng mình vừa lập công vậy. Ông mong đát nước mau đến ngày thống nhất cùng như mong chóng được trở về làng.
Mọi việc làm, hành động của ông Hai đều hướng về làng. Tình yêu làng trong ông có lẽ chẳng bao giờ vơi cạn. Trong hoàn cảnh khó khăn nhất, nó càng được bộc lộ rõ hơn.
Nếu chẳng yêu làng đến mức da diết, cháy bỏng thì ông đâu có đau khổ đến tột cùng như bây giờ. Cái tin cả làng Chợ Dầu lập tề theo giặc làm Việt gian đến với ông quá bất ngờ và quá nhanh. Chẳng ai có thể ngờ được một làng Chợ Dầu tinh thần khi xưa giờ lại hèn nhát, nhục nhã đến như vậy. Cái tin đó làm ông choáng váng và đau đớn: "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng người đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è như nuốt phải cái gì vướng ở cổ […] giọng lạc hẳn đi”. Một cú sốc lớn đối với ông Hai, nó khiến ông biến đổi hẳn từ vui sang buồn, từ rạng rỡ thành sầu não. Có ai đó bất ngờ xiết chặt lấy trái tim ông, bóp méo hơi thở của ông, khiến ông bất ngờ và đau đớn đến tột độ. Ông gắng gượng hỏi lại, chỉ mong mình đã nghe lầm. Nhưng câu trả lời "vừa ở đấy lên" khiến ông không còn cách nào khác nữa. Ông phải tin vào những điều mình không, thể tin. Ông đành phải chấp nhận một sự thật đau đớn là làng Chợ Dầu theo Việt gian".
Ông lảng đi chỗ khác, lẳng lặng ra về. Nỗi nhục nhã ê chề khiến ông phải cúi gằm mặt xuống mà đi". Đâu còn cái hớn hở, “cái đầu cung cúc lao về phía trước" như hôm nào, ông không dám nhìn vào mọi người vì sợ bị dè bỉu, chê cười. Trong ông văng vẳng ám ảnh câu nói của người đàn bà chua ngoa: "Cái giống Việt gian thì cứ cho mỗi đứa một nhát!". "Mỗi đứa" ấy chính là bạn bè, anh em, người thân của ông Hai nơi làng Chợ Dầu. Họ đang bị thiên hạ xỉ vả, coi khinh.
Về đến nhà, ông nằm vật ra giường như một người bị ốm nặng, nước mắt ông giàn ra. Ông cảm thấy mình vừa bị mất đi một thứ thật quan trọng và thiêng liêng trong đời. Đó là danh dự. Ông trao trọn danh dự của mình vào danh dự của làng Chợ Dầu. Giờ làng bị xỉ vả, mất di danh dự, ông cũng thấy mình thật nhục nhã. Ông mắng cả con, mắng cả những người dân làng Chợ Dầu “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà nhục nhã thế này”, rồi ông rít lên chua xót. Nhưng rồi ông dừng lại, ngờ ngợ như lời mình nói không được đúng lắm. Ông tự hỏi; "Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được?". Ông vẫn còn niềm tin vào làng Chợ Dầu, tin vào anh em làng xóm.
Nhưng sau đó, ông lại băn khoăn "Không có lửa làm sao có khói, mà người ta hơi đâu bịa tạo ra những chuyện ấy làm gì?" ông băn khoăn, day dứt. Có nên tin hay không? Hàng loạt câu hỏi cứ xoắn xít lấy ông. Nhục nhã, xót xa, ông thốt lên: "Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian!". Tình cảnh ông Hai lúc này thật đáng thương!
Kể từ đó, ông luôn bị ám ảnh bởi lời đồn và tai mắt mọi người. Suốt ngày ông chỉ thui thủi trong căn nhà ọp ẹp, nghe ngóng xem "tình hình ra sao". Ông sợ. Một đám đông túm lại ông cũng sợ, dăm bảy tiếng nói cười xa xa cũng khiến ông chột dạ, nơm nớp như người ta đang để ý. Chính vì lòng tự trọng mà ông mới sợ như vậy, lo lắng và bồn chồn đến vậy! Đến mức đường cùng, không còn nơi ăn chốn ở, ông cũng nhất quyết không trở về làng. Mặc dù, có lúc trong ông thoáng có ý nghĩ: "Hay là quay về làng?" nhưng ý nghĩ ấy biến mất ngay trong ông. Vì về làng là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ… Lòng trung thành với kháng chiến đã xua đi ý nghĩ sai lầm trong ông. Ông lại khóc! "Nước mắt ông giàn ra". Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tôi, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông". Ông không muốn về làng để rồi lại phải làm nô lệ cho thằng Tây.
Xung đột nội tâm giữa lòng yêu làng và yêu nước xảy ra gay gắt trong ông. Biết chọn con đường nào khi một bên là tình còn một bên là nghĩa. Làng Chợ Dầu là nơi "chôn rau cắt rốn", là nơi sinh thành, nơi ông từng yêu quý và tự hào. Giờ bảo ông dứt bỏ, ông nào nỡ. Còn kháng chiến, Cụ Hồ lại là cứu cánh của gia đình ông, giúp ông, bà Hai và bọn trẻ thoát khỏi cuộc đời nô lệ tối tăm xưa kia. Biết làm sao bây giờ? Ông Hai băn khoăn, day dứt, lòng đầy đau khổ.
Nhưng tình yêu nước đã chiến thắng. Không thể vì một cái nhỏ hơn mà bỏ đi những gì lớn lao. Ông quyết định: "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù!". Tình yêu làng giờ trở thành lòng căm giận. Ông thù làng vì ông theo kháng chiến, theo tất cả những con người trung thành với cách mạng. Tình yêu nước giờ đã hòa quyện và bao trùm lên tình yêu làng trong ông Hai.
Rồi một hôm, cái khuôn mặt rũ rượi của ông Hai bỗng trở nên rạng rỡ và hạnh phúc trở lại. Đó là khi cái tin làng Chợ Dầu theo Tây được cải chính. Làng Chợ Dầu đâu có theo Tây, vẫn "lại chỉ là…" Ông hoa chân múa tay, mua cả quà bánh cho con. Lại chạy sang nhà bác Thứ khoe khoang. Ông lại còn hào hứng khoe nhà mình bị đốt nhẵn, điều đó thật lạ lùng! Nhưng trạng thái tâm lí đó hoàn toàn phù hợp với một người như ông Hai: Danh dự của ông và làng Chợ Dầu được lấy lại mà mất đi ngôi nhà thì có đáng gì đâu. Vì cách mạng, kháng chiến, ông nguyện hi sinh cả hạnh phục riêng tư, cả của cải, vật chất. Với ông, kháng chiến, cụ Hồ là tất cả.
Tình yêu làng trong ông Hai đã hòa quyện, thống nhất với tình yêu nước. Hạnh phúc và đau khổ của ông gắn liền với làng quê, đất nước Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật ông Hai, của người nông, dân nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung, vẻ đẹp ấy đã được kế thừa và phát huy, vẻ đẹp ấy đã được Đảng, Bác Hồ giác ngộ đưa lên một tầm cao mới giá trị mới.
Với một tài năng xuất sắc, một ngòi bút rất chuyên nghiệp, nhà văn Kim Lân đã xây dựng nên hình tượng đẹp về người nông dân Việt Nam. Ông Hai cũng như bao người nông dân khác, với một tâm hồn đẹp tuyệt vời đã để lại trong lòng ta niềm kính yêu trân trọng tha thiết.
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
02/01/2019 07:01:49
“Làng quê”, hai tiếng thật êm đềm và thân thuộc biết bao. Đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ hướng ngòi bút của mình về giếng nước, gốc đa, con đò… hướng về những người nông dân thật thà, chất phác. Kim Lân là một trong những nhà văn viết truyện ngắn và khai thác rất thành công về đề tài này. Truyện ngắn "Làng" của Kim Lân là một truyện ngắn thành công của Kim Lân gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
Kim Lân vốn am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống và con người ở nông thôn Việt Nam nên các truyện gắn của ông thường gây ấn tượng độc đáo, rất giản dị, chân chất về đề tài này. Truyện ngắn Làng cũng vậy, truyện ra đời trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc. Câu truyện xoay quanh nhân vật ông Hai và tình yêu làng Chợ Dầu. Với những chuyển biết trong nhận thức và suy nghĩ, ông Hai đã trở thành một điển hình của người nông dân Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám.
Như bao con người Việt Nam khác, ông Hai cũng có một quê hương yêu thương, gắn bó. Làng Chợ Dầu luôn là niềm tự hào và là kiêu hãnh của ông. Ông luôn khoe về làng mình, đức tính ấy như đã trở thành bản chất. Ông cũng như mọi người nông dân Việt Nam khác, có quan niệm rằng “Ta về ta tắm ao ta. Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”, đối với họ, không có bất cứ đâu đẹp hơn nơi chôn rau cắt rốn của mình. Trước cách mạng, mỗi khi kể về làng, ông đều khoe về cái sinh phần của viên tổng đốc sừng sững ở cuối làng. Sau Cách mạng, làng ông đã trở thành làng kháng chiến, ông đã có nhận thức khác. Ông Hai không còn khoe về cái sinh phần ấy nữa mà ông lấy làm hãnh diện với sự cách mạng của quê hương, vê việc xây dựng làng kháng chiến của quê mình. Ông khoe làng có “những hố, những ụ, những giao thông hào”, “có cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh thì cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy”… Kháng chiến bùng nổ, ông Hai bất đắc dĩ phải rời làng đi tản cư. Trong những ngày buộc phải rời xa làng tâm trí ông luôn nhớ về nơi ấy, về những anh em đồng chí của mình, ông muốn “cùng anh em đào đường, đáp ụ, xẻ hào,khuân đá…’’.
Ở nơi tản cư, ông luôn đến phòng thông tin để theo dõi và mong ngóng tin tức về làng nhằm nguôi ngoai nỗi nhớ. Trong lúc mong tin làng, những tin vui chiến thắng ở khắp nơi khiến ông vui sướng vô cùng, “ruột gan cứ múa cả lên”. Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc từ người đàn bà đi tản cư, ông Hai vô cùng sửng sốt, “cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Đến khi nghe kể rành rọt, không thể không tin vào điều xấu ấy, niềm tin và tình yêu bấy lâu nay của ông về làng như sụp đổ. Ông đã “gầm mặt xuống”, đánh trống lảng rồi bước đi như kẻ trốn nợ. Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó “cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người nhưng lại không tin họ theo giặc. Mấy hôm liền, ông không dám đi đâu vì xấu hổ, luôn bị ám ảnh cái tinh khủng khiếp ấy và hay hốt hoảng giật mình. Những ngày này mâu thuẫn nội tâm trong con người ông Hai diễn ra một cách quyết liệt và ngày càng dâng cao. Đã có lúc ông nghĩ đến việc “quay về làng” nhưng ông đã dứt khoát “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ”, “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Tuy quyết định như thế nhưng ông vẫn rất đau đớn xót xa. Tất cả những cử chỉ của ông Hai khẳng định tình yêu làng của ông đã hòa quyện vào cuộc kháng chiến của dân tộc và ông sẽ gắn bó cả cuộc đời với nó bằng suy nghĩ và hành động. Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông trút nỗi lòng vào lời nói với đứa con út ngây thơ: “Bố con mình theo kháng chiến, theo Cụ Hồ con nhỉ?” để giãi bày tâm sự, trút bỏ, an ủi lòng mình. Đồng thời, ông cũng truyền cả tình yêu nước sang cho con mình và khẳng định tình cảm của bố con ông với kháng chiến, với Cụ Hồ là trước sau như một.
Đau khổ là thế, lo âu là thế nhưng cái tin làng Chợ Dầu theo giặc đã được cải chính. Niềm vui trong ông Hai như vỡ òa. Ông chạy đi khoe ngay với bác Thứ rồi gặp bất cứ ai ông cũng khoe Tây đã đốt nhà mình như muốn chứng minh làng mình không theo giặc với tất cả niềm tin và tình cảm của ông. Đối với ông hai cũng như mọi người nông dân khác, con trâu, mảnh ruộng, gian nhà là vô cùng quý giá nhưng họ thà mất đi tất cả chứ không chịu mất nước và ý chí ý đã trở thành một truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Cách mạng và sự nghiệp kháng chiến đã tác động mạnh mẽ, đem lại những nhận thức, những tình cảm mới lạ cho những người nông dân. Từ đó khiến họ nhiệt tình tham gia kháng chiến và tin tưởng tuyệt đối vào cách mạng, vào lãnh tụ. Ở nhân vật ông Hai, tình cảm đẹp đẽ có tính chất truyền thống của người nông dân Việt Nam là tình yêu làng quê đã được nâng lên thành tình yêu nước. Sự hòa quyện và gắn bó của tình yêu quê hương và tình yêu đất nước là nét mới mẻ trong nhận thức của người nông dân, của quần chúng cách mạng trong giai đoạn văn học chống Pháp.
Truyện ngắn "Làng" của Kim Lân với kếu cấu đơn giản, xoay quanh nhân vật ông Hai với tình yêu làng sâu sắc, “Làng” đã để lại trong lòng người đọc nhiều ý vị sâu sắc. Nhà văn Kim Lân đã xây dựng rất thành công nhân vật ông Hai với các phẩm chất tốt đẹp của người nông dân. Đồng thời nhà văn còn khôn khéo xây dựng tình huống thử thách làm bộc lộ chiều sâu tâm trạng của nhân vật. Tác giả đã miêu tả đặc biệt tài tình nội tâm của nhân vật với những suy nghĩ phức tạp, giằng xé. Tác giả đẩy các chi tiết đến cao trào rồi giải quyết một cách nhẹ nhàng, thỏa đáng và có hậu, tạo hứng thú và bất ngờ cho người đọc, người nghe. Cách sử dụng từ ngữ địa phương mộc mạc, gần gũi với nông dân trong đối thoại, giao tiếp kết hợp với sự hiểu biết sâu sắc về cuộc sống của họ khiến những trang viết của Kim Lân thật gần gũi nhưng không kém phần sâu sắc.
Trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân, vật ông Hai gây ấn tượng mạnh mẽ và để lại nhiều tình cảm tốt đẹp, sự yêu mến, trân trọng và cảm phục trong lòng người đọc. Tình yêu làng của ông Hai mang tinh chất truyền thống đã được nâng lên thành tình yêu nước nồng nàn như “ dòng suối đổ vào sông, dòng sông đổ vào dải trường giang Vônga, dòng sông Vônga đi ra biển..”. Qua nhân vật ông Hai như là nông dân với những phẩm chất tốt đẹp bước từ đời thực vào tác phẩm, có được những biểu hiện cụ thể, sinh động vè tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc.
Truyện ngắn "Làng" của Kim Lân đã trở thành một truyện ngắn đặc sắc, Kim Lân đã thành công trong việc thể hiện những chuyển biến mới mẻ trong nhận thức và tình cảm của người dân Việt Nam. Nhân vật ông Hai đã trở thành một hình tượng điển hình cho những người nông dân Việt Nam cần cù, chất phác nhưng luôn cháy bỏng tình yêu quê hương, yêu đất nước. Họ đã góp phần làm nên thắng lợi của cách mạng và là nhân tố trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Bản thân mỗi chúng ta cần phải học tập tấm gương của họ, ngày càng yêu thương quê hương, đất nước mình hơn.
0
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
02/01/2019 12:47:00

Làng là một truyện ngắn có cốt truyện rất đơn giản, tập trung vào diễn tả tâm trạng của nhân vật chính – ông Hai, hay có thể nói đây là một kiểu cốt truyện tâm lí.

Ngòi bút miêu tả tâm lí của Kim Lân càng tỏ ra sâu sắc khi đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống thử thách để làm bộc lộ chiều sâu tâm trạng của nhân vật đó là tình huống ông Hai đột ngột nghe tin dữ: Làng Chợ Dầu của ông theo giặc lập tề.

Cái tin ấy đến với ông vào một buổi trưa giữa lúc tâm trạng ông đang rất phấn chấn vì nghe được nhiều tin ta đánh thắng giặc trên tờ báo ở phòng thông tin. Cai tin ấy quá đột ngột, khiến ông sững sờ đến nỗi “cổ ông lão nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông đã cố gắng gặng hỏi để hi vọng cái tin ấy là không đúng sự thật. Nhưng người đưa tin lại kể rành rọt quá và khẳng định là họ vừa mới từ dưới ấy lên, nên ông không thể nào nghi ngờ gì nữa. Từ lúc ấy, ông Hai rơi vào tình trạng đau đớn, tủi hổ ngày càng nặng nề. Trước càng tự hào, hãnh diện bao nhiêu về cái làng của mình thì nay ông Hai lại càng đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu. Suốt ngày ông không bước ra đến ngõ. Ông chỉ quanh quẩn trong gian nhà chật hẹp, lắng tai nghe động tĩnh bên ngoài: “Một đám đông tụm lại ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam-nhông… là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!”… Tác giả đã diễn tả rất cụ thể và sâu sắc cái tâm trạng nặng nề đến thành một nỗi sợ sệt luôn ám ảnh trong tâm trí ông Hai.

Không khí nặng nề bao trùm cả gia đình ông từ khi có cái tin ấy. Cả nhà, từ ông Hai, bà Hai đến lũ trẻ con đều sống trong tâm trạng nặng nề, nơm nớp, không ai dám nói to, trẻ con cũng không dám cười đùa. Lòng tự hào về làng quê của ông đã bị tổn thương nặng nề. Nỗi tủi hổ vì là dân của cái làng Việt gian theo Tây đè nặng khiến ông Hai không dám ló mặt ra ngoài, đến cả bên bác Thứ ông cũng không dám sang. Tình thế của ông Hai và gia đình càng khốn đốn hơn khi mà mụ chủ nhà đã ngỏ ý không cho nhà ông ở nhờ nữa mà nghe nói đã có lệnh không chứa chấp những người của cái làng Chợ Dầu theo Tây. Nhưng chính trong tình thế ấy mới càng bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê đã thống nhất với lòng yêu nước của một người nông dân bình thường như ông Hai. Trong lúc dường như đã tuyệt vọng tất cả đường sinh sống, ông Hai thoáng có ý nghĩ: “Hay là quay về làng?”. Nhưng ông đã gạt ngay ý nghĩ ấy, bởi vì làng bây giờ đã theo Tây, bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ, là cam chịu trở lại với kiếp nô lệ nhục nhã mà chỉ mới nghĩ đến ông đã thấy rung mình. Bởi thế mà ông Hai đã tự xác định một cách đau đớn nhưng dứt khoát: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.

Sự mở rộng và thống nhất của tình yêu quê hương trong tình yêu nước và tình cảm giai cấp là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kì kháng chiến đã chú trọng làm nổi bật.

Góp phần vào thành công của truyện ngắn Làng, ngoài nghệ thuật xây dựng tình huống và miêu tả tâm lí, còn phải kể đến đặc sắc của ngôn ngữ nghệ thuật – cả ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ trần thuật.

Kim Lân không thuộc số nhà văn mà khi đi vào cách mạng và kháng chiến phải cố gắng hết sức từ bỏ con người cũ của mình để thâm nhập vào đời sống của nhân dân ta và sáng tác theo phương hướng “đại chúng hóa”. Kim Lân vốn đã rất am hiểu và gần gũi với những nhân vật quần chúng của mình, nhà văn để họ được nói năng, suy nghĩ, hành động một cách hết sức tự nhiên mà bộc lộ được tâm lí, cá tính rất sinh động. Trong truyện Làng, từ nhân vật chính – ông Hai – đến nhân vật phụ nữ – mụ chủ nhà đều có ngôn ngữ vừa rất đại chúng vừa rất riêng của mình. Ngôn ngữ của ông Hai – cả trong những lời đối thoại và lời độc thoại đều rõ ra lời ăn tiếng nói, cách nghĩ của một ông lão nông dân vốn gắn bó thiết tha với làng quê và rất thành tâm với cách mạng, với kháng chiến. Đây là tấm lòng thủy chung với kháng chiến được bộc bạch qua những lời tâm sự của ông với những đứa con và cũng tự nhủ: “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai”.

Truyện ngắn Làng đã tạo được một giọng điệu trần thuật tự nhiên, thân mật và đôi khi dí dỏm nhưng đôn hậu. Đó cũng là một yếu tố góp phần làm nên thành công của thiên truyện Làng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư