Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một bài văn nghị luận chứng minh lớp 7 học kì 2 bài văn số 5

6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
9.255
59
14
Hiếu Phan
02/02/2018 20:15:55

Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: "Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích". Bên cạnh đó còn có những câu: "Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ". Hoặc: "Bất học bất tri lí" (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).

Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học, học suốt đời.

Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.

Trong mười hai năm ở trường phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ... Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết quả thu được chẳng đáng là bao.

Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen hoặc kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.

Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức (chất xám) của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Lí thuyết khoa học có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, con người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.

Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong những công thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đi tới những lẽ huyền diệu và bí ẩn kia?. Như vậy là có biết bao kiến thức mới, nhận thức mới về cuộc đời, về thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng lí trí mà còn bằng cả tâm hồn.

Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để sáng thêm cái trí, lành thêm cái tâm và để đóng góp tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu.

Điều quan trọng là đã học thì phải học đều các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Văn, Sử là những môn học cần thiết, nếu không nói là đặc biệt quan trọng để tạo nên nhân cách. Nếu chúng ta không coi trọng các môn này thì tâm hồn sẽ khô cứng, vô cảm trước con người và cuộc đời mà dẫn đến thái độ dửng dưng trước vẻ đẹp phong phú và sự giàu có của lịch sử văn hóa dân tộc.

Sẽ không ai trách chúng ta khi chỉ thích học Tin học, Kinh tế, Ngoại ngữ... Nhưng nếu chỉ giỏi chữ số mà quên chữ viết, giỏi kĩ thuật mà kém văn hóa thì sẽ là thiệt thòi lớn cho mỗi con người.

Việc học hành quan trọng như vậy, do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò của việc học hành. Đúng là: "Nếu không có học hành đến nơi đến chốn thì lớn lên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích".

Hiện nay, một số bạn trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại của đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm. Bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo để rồi bị rủ rê, sa ngã vào con đường cờ bạc, chơi bời, hút chích... dần dần những người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính. Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn năn, hối hận thì cũng đã muộn màng.

Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần, vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.

Tri thức loài người mênh mông như biển cả ("Bể học vô bờ"). Dẫu chúng ta có miệt mài học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ. Bác Hồ dạy: "Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn nhau và học ở dân". Lenin cũng từng khuyên thanh niên: "Học! Học nữa! Học mãi!". Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Nếu không coi trọng việc họ thì chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước trong giai đoạn mới.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
44
11
Phong Thượng
02/02/2018 20:20:14
Đề 2: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
“Rừng đang kêu cứu”! “Hãy bảo vệ lá phổi xanh của con người”!... Hàng trăm tít
báo! Hàng ngàn lời kêu gọi! Đó là tất cả những gì mà chúng ta đang đối diện khi môi
trường tuyệt vọng kêu cứu. Xã hội phát triển, nhịp sống công nghiệp hiện đại đưa con
người tiến cao hơn trong mọi lĩnh vực. Nhưng song song với nó là sự ô nhiễm
nghiêm trọng môi trường sống. Hậu quả tất yếu của “thế kỷ công nghiệp” là hàng
ngàn hécta rừng đã và đang bị huỷ diệt, tầng ôzôn ngày một lâm nguy. Tại sao con
người vẫn nhẫn tâm huỷ hoại rừng? Tại sao quá ít người nhận thức được sự quan
trọng của lá phổi xanh, sự nghiêm trọng tàn khốc nếu vẫn tiếp tục tàn phá rừng?
Có thể khẳng định chắc chắn rằng: Không có rừng, không có cây xanh đồng nghĩa
với sự huỷ diệt của con người và tất cả sinh vật trên thế giới.
Vì sao ư? Có lẽ ai cũng sẽ trả lời được câu hỏi này. Vì đơn giản, ai cũng sẽ biết: Cây
xanh hấp thụ CO2 và thải khí O2 ra môi trường, cung cấp dưỡng khí cho con người
và toàn thể sinh giới.
Quá trình quang hợp của cây xanh giúp điều hoà cân bằng khí quyển: Giải phóng O2
là dưỡng khí cho sinh giới và hấp thụ, cố định lượng CO2 góp phần ngăn chặn hiệu
ứng nhà kính. Chỉ với cây xanh mà con người được lợi cả đôi bề: Có dưỡng khí để
thở và chống lại hậu quả của việc thủng tầng ôzôn. Theo số liệu của V.V. Pôlevoi
(1989) thì “mỗi năm cây xanh thải vào khí quyển lượng ôxi từ 70 - 120 tỉ tấn”. Và
lượng dưỡng khí ấy được dùng cung cấp cho tất cả các cơ thể dị dưỡng hiếu khí như
người, động vật... Rừng - quần thể của cây xanh - có vai trò đặc biệt trong việc duy trì
nồng độ cao của ôxi trong khí quyển. Các nhà khoa học đã tính ra rằng l ha rừng vào
mùa xuân và mùa hè trong thời gian một giờ thải vào khí quyển một lượng ôxi đủ cho
200 người hô hấp. Bên cạnh đó, sự quang hợp giải phóng 02 còn góp phần rất quan
trọng trong sự hình thành tầng ôzôn được ra bởi sự quang phân li phân tử O2 dưới tác
động của bức xạ mặt trời. Tầng ôzôn giúp chúng ta tránh khỏi sự huỷ hoại của tia tử
ngoại... “Lí lẽ đơn giản ấy thiết nghĩ ai trong chúng ta cũng đều được học qua từ
những ngày còn là học sinh Tiểu học. Ấy vậy mà có nhiều người vẫn cố quên hay cố
tình quên, để tự động viên hành vi sai trái của mình là “Ôi chao! Rừng thì bạt ngàn,
chặt phá vài hécta thì có là bao...” Điều đó thật không thế chấp nhận. Công nghiệp
phát triển đã dẫn đến biết bao là sự ra đi vĩnh viễn của hàng ngàn cánh rừng. Đã vậy,
khói thải từ các nhà máy và bụi bẩn từ cuộc sống hiện đại lại góp phần không nhỏ
trong việc... phá huỷ tầng ôzôn. Vừa bị giảm đi đáng kể lượng dưỡng khí vì rừng bị
tàn phá, con người vừa phải đối diện với hậu quả khôn lường của việc tầng ôzôn ngày
một lâm nguy. Liệu sẽ ra sao nếu một ngày rừng không còn? Thật chẳng dám tưởng
tượng đến cái cảnh đó. Không còn O2 cho chúng ta hô hấp, tầng ôzôn bị tàn phá hoàn
toàn, tia tử ngoại chiếu thẳng xuống trái đất... Khi ấy, liệu cuộc sông sẽ còn?
Nên nhớ, địa cầu được gọi là “hành tinh xanh” bởi tất cả các hành tinh thuộc Thái
Dương hệ đều không có được màu xanh của rừng, của biển, của sự sống, của niềm
tin... như Trái đất. Chính vì thế, phải giữ vững màu xanh hạnh phúc của rừng, của cây
xanh, của niềm tự hào vì có được một người bạn trung thành tiếp dưỡng cuộc sống
cho chúng ta.
Nói đến hành tinh xanh, lại có thêm một lí do để chúng ta phải bảo vệ rừng. Phải giữ
gìn nguồn tài nguyên vô giá ấy. Rừng không chỉ là môi trường cho cây xanh quang
hợp mà còn là thiên đường nơi cõi thế cho những người yêu thiên nhiên. Ngày xưa,
chính Nguyễn Trãi đã chấp nhận đánh đổi quyền thế, bỗng lộc để trở về ở ẩn Côn
Sơn, để được cảm nhận phong vị trong lành của rừng xanh.
“Côn Sơn suôi chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bèn tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tim nơi bóng mát ta lên ta nằm...”
Ưng dung, thanh thản và tự tại biết bao nơi núi đồi hoang dã mà cũng đầy thú vị ấy.
Từng câu thơ mở ra trước mắt ta khung cảnh hữu tình hùng vĩ. Chợt nghe lòng bao
cảm xúc thăng hoa, tự trong ta khẽ khàng tri ân thiên nhiên núi rừng. Cám ơn Người
vì đã cho đời những Côn Sơn, những rừng xanh... Cảnh đẹp này liệu có bất kì máy
móc công nghệ nào tự tạo ra được chăng?
Rời Côn Sơn, và rời thế kỉ XVI của Nguyễn Trãi, lúc thiên nhiên vẫn còn chưa
“vướng đục bụi... công nghiệp”, ta đến Việt Bắc những năm đầu thế kỷ XX. Chao ôi,
làm sao Tố Hữu lại may mắn chứng kiến bức tứ tình lộng lẫy đến thế của núi rừng:
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung...”
Sao mà ta ghen tị với Tố Hữu đến thế! Bốn bức tranh như được vẽ từ chốn bồng lai
chứ chẳng phải cảnh đẹp của hạ giới. Ấy vậy mà đó là thật đấy, và nhờ nhà thơ đã
chứng kiến bốn mùa xoay chuyển ở Việt Bắc với tất cả rung động nhỏ nhặt nhất của
thiên nhiên. Và cũng tài tình biết bao khi chỉ vỏn vẹn một câu lục bát mà cái hồn, cái
thần sắc của cảnh đẹp từng mùa cứ thế đi vào thơ, lung linh, dịu dàng... Đọc những
dòng thơ mà tự thấy lòng đang sống trong cảnh, đang thưởng ngoạn núi rừng với tất
cả niềm say mê. Sao mà kì vĩ thế chốn rừng sâu? Sao mà tươi mát lạ thường cái màu
xanh của chồi non lộc biếc.
Giờ đây chắc khó tìm lại cái “tiếng đàn cầm” trong lành ở Côn Sơn hay màu trắng
tinh khiết của rừng mơ Việt Bắc. Ta về ta nhớ những hoa cùng người. Có thề tình dân
Việt Bắc vẫn nồng ấm thuỷ chung nhưng hoa rừng Việt Bắc chẳng biết đã lưu lạc
phương nào. Đau xót biết bao nhiêu!
Ấy vậy mà còn có những kẻ nhẫn tâm chặt cây làm nhà, đốt rừng làm nương. Chẳng
lẽ tâm hồn họ không cảm thấy chua xót khi nhìn chính lá phổi xanh của mình quặn
đau? Chẳng lẽ trước màu xanh bạt ngàn ấm áp của rừng, họ không thấy lòng se lại
những cảm xúc ngổn ngang? Đó là một hành động không thể chấp nhận được dù với
bất cứ lí do nào. Cần có những biện pháp mạnh để ngăn chặn việc huỷ hoại môi
trường sống, huỷ hoại cả tương lai của con người. Bởi rừng không chỉ là lá phổi, là
nguồn dưỡng khí giúp ta tồn tại, là nơi bảo vệ ta khỏi hiểm hoạ hiệu ứng nhà kính...
mà hơn hết rừng còn là người bạn trung thành nhất của ta. Nói cách khác, rừng nuôi
dưỡng ta cả thể xác lẫn tâm hồn. Nhất là khi cuộc sống cứ ngày càng vội vã, hãy một
lần đến hoà mình vào thảm thực vật của rừng xanh. Chính nơi ấy sẽ cho ta cảm giác
yên bình, thanh thản và nhận thức sâu sắc rằng cần lắm phải bảo vệ rừng, bảo vệ lá
phổi xanh.
Thật đáng sợ nếu một ngày “hành tinh xanh” của chúng ta không còn màu xanh của
lá cây, rừng già. Chính vì thế, chúng ta hãy bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn sống của con
người. Hãy giữ mãi sắc xanh hi vọng của “Hành tinh xanh”, giữ cho "lá phổi” của
Mẹ Thiên nhiên luôn trong lành...
34
9
Phong Thượng
02/02/2018 20:22:26
Đề 3: Dân gian ta có câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Nhưng
có bạn lại bảo: Gần mực thì chưa chắc đã đen, gần đèn thì chưa chắc đã rạng.
Em hãy viết bài văn chứng minh để thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.
Từ lâu nhân dân ta đã rút ra kết luận là môi trường xã hội và đặc biệt là mối quan hệ
bạn bè có ảnh hưởng rất lớn tới nhân cách, đạo đức của mỗi người. Kết luận đó đã
được đúc kết thành câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
Để nêu lên một bài học hoặc một kinh nghiệm nào đó trong cuộc sống, ông cha ta
thường mượn hình ảnh của sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình.
Mực có màu đen. (Ngày xưa mực Tàu được đúc thành thỏi, khi dùng thì đem mài với
nước, lấy bút lông chấm vào mực để viết chữ Hán. Nếu sơ ý bị dây vào chân tay,
quần áo thì khó tẩy sạch). Từ thực tế đó, người xưa mượn mực để ám chỉ những cái
xấu xa. Còn đèn là vật phát ra ánh sáng. Đến gần đèn, ta sẽ được soi sáng. Cho nên
đèn tượng trưng cho điều tốt đẹp, sáng sủa. Mượn hai hình ảnh tương phản nhau là
mực và đèn, câu tục ngữ ngầm nhắc nhở: Nếu giao du với hạng người xấu, ta sẽ bị
nhiễm thói hư tật xấu; nếu ta kết bạn với những người tốt thì sẽ học tập được nhiều
điều hay, điều tốt.
Quan sát thực tế cuộc sống hàng ngày xảy ra xung quanh, ta sẽ thấy ý nghĩa của câu
tục ngữ trên là đúng.
Xét trong phạm vi gia đình thì cha mẹ, anh chị là tấm gương để cho con em noi theo.
Nếu cha mẹ hoà thuận và coi việc giáo dục con cái, anh em yêu thương nhau thì đó là
gia đình hạnh phúc, sẽ có được những đứa con ngoan ngoãn, hiếu thảo, giỏi giang.
Ngược lại, nếu cha mẹ lục đục, anh em bất hoà thì chắc con cái sẽ hư hỏng, khó nên
người.
Trong xã hội, nếu tiếp xúc thường xuyên với những đối tượng xấu xa, lừa đảo, giựt
dọc, chà đạp lên nhau để sống thì một ngày nào đó, ta sẽ bị tiêm nhiễm thói hư tật
xấu. Người xưa đã khẳng định: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài và có lời khuyên chí lí:
“Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người”.
Đối với lứa tuổi học sinh, việc kết bạn là hết sức quan trọng. Nếu chơi với những bạn
chăm ngoan, học giỏi, lễ phép, biết kính trên nhường dưới... thì chúng ta sẽ học tập
được những đức tính tốt và sẽ trở thành người tốt. Bạn bè sẽ giúp đỡ nhau để cùng
tiến bộ.
Ý nghĩa của câu tục ngữ trên từ lâu nay đã được công nhận nhưng trong một lần tranh
luận ở lớp, bạn em lại cho rằng: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã
rạng. Ngẫm nghĩ kĩ, em thấy ý kiến của bạn ấy phần nào cũng có lí, song không phải
vì thế mà giá trị của câu tục ngữ bị phủ nhận.
Quả thật, yếu tố con người vô cùng quan trọng. Nếu làm chủ được bản thân, có ý chí,
lập trường, quan điểm vững vàng thì chúng ta khó bị tha hoá bởi cái xấu.
Sống trong môi trường không tốt mà con người vẫn giữ được nhân cách trong sáng
thì cũng giống như hoa sen nở trên đầm lầy vẫn tỏa ngát hương thơm. Xung quanh ta
có rất nhiều tấm gương như vậy. Nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ suốt mấy chục năm sống
ngay trong hang ổ quân thù là bè lũ bán nước Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu và
chính phủ nguỵ quyền Sài Gòn, tay sai của đế quốc Mĩ xâm lược, vậy mà “ông cố
vấn” vẫn nguyên vẹn là một chiến sĩ cộng sản kiên cường, mưu trí, dũng cảm. Ông
đã vượt qua vô vàn thử thách, hiểm nguy để theo đuổi đến cùng lí tưởng cách mạng,
góp phần tích cực vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Gần gũi hơn, quen thuộc hơn là gương sáng của các bạn nhỏ nhà nghèo mà hiếu học.
Có bạn ngày ngày vượt hàng chục cây số đèo dốc, rừng núi đến trường. Có bạn mồ
côi cha mẹ, sống cơ cực, thiếu thốn trăm bề vẫn phấn đấu vượt lên hoàn cảnh để học
tốt, học giỏi. Không ít những anh chị sinh viên vừa làm vừa học, vừa rèn luyện bản
lĩnh để vững vàng bước vào đời... Điều đáng nể phục là họ đã chiến thắng hoàn cảnh
và chiến thắng được chính mình.
Ngược lại, có những người hoàn cảnh sống hoàn toàn thuận lợi, tốt đẹp nhưng bản
thân lại chẳng ra gì. Sinh ra trong gia đình giàu sang, thừa thãi bạc tiền, danh vọng,
họ không phải lo lắng, bươn chải để mưu sinh mà chỉ việc học cho tốt, sống cho tốt.
Thế nhưng họ lại sớm sa ngã bởi những thú ăn chơi sa đoạ như tiêu xài hoang phí,
nay vũ trường mai quán rượu, rồi hút chích ma túy, điên cuồng đua xe gây tai nạn
trên đường phố mà nhóm thanh niên đua ôtô tốc độ cao vừa qua ở Thành phố Hồ Chí
Minh là một ví dụ. Như vậy là họ đã tự nhuộm đen nhân cách của mình.
Ngày nay, trong xã hội tốt đẹp mà chúng ta đang sống, vẫn còn một số người vì nhắm
mắt chạy theo đồng tiền để thỏa mãn những dục vọng vật chất. Vì vậy, trong quan hệ
ta phải thận trọng, sáng suốt để không phải ân hận về sau.
Tuy vậy, đối với người chưa tốt, không phải chúng ta một mực xa lánh họ để họ
buông xuôi trước cái xấu. Những năm gần đây, vòng tay nhân ái của cộng đồng đã
cưu mang nhiều số phận lỡ bước sa chân vào con đường tăm tối của các tệ nạn, giúp
họ trở về cuộc sống lương thiện, thành người hữu ích cho xã hội.
“Câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là một lời khuyên thiết thực và bổ
ích. Em cũng rút ra từ đó bài học bổ ích cho bản thân là hãy không ngừng tu dưỡng,
rèn luyện đạo đức, tác phong để có được một quan điểm sống lành mạnh, đúng đắn.
Hãy tránh xa bóng tối của những cám dỗ xấu xa; chọn bạn tốt mà chơi để học tập và
phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi. Gần đèn để được soi sáng là điều cần thiết
nhưng ngọn đèn sáng nhất vẫn là ngọn đèn tỏa chiếu từ chính tâm hồn mình.
12
38
hương
02/02/2018 20:44:03
Bạn có chép mạng không vậy!
17
4
Toàn cr7
25/02/2019 20:05:39

Trong cuộc sống, một trong những bí quyết giúp chúng ta thành công ở tương lai là sự bền bỉ, kiên trì học tập. Nếu khi còn trẻ không chịu học tập thì lớn lên chẳng có tương lai.

Các bạn ạ!

Việc học tập rất cần thiết đối với mỗi con người. Muốn có cuộc sống tốt đẹp thì phải học tập. Và cũng chỉ có học tập thì lớn lên mới trở thành người có ích trong xã hội, giúp ích được cho đời. Việc học tập không bao giờ đem kết quả xấu cho chúng ta.
Các bạn biết không? Hiện nay việc học trở thành vấn đề thiết yếu của cuộc sống. Học để làm người, học để có kiến thức và kỹ năng. Học để đáp ứng nhu cầu của thời đại.

Bạn ơi, hãy bình tĩnh nhìn ra ngoài xã hội. Cuộc sống đang đi lên, đất nước ta có nhiều thầy giỏi, thợ lành nghề, kỹ sư và bác sĩ tài năng đã đóng góp không ít năng lực và sức lực của mình cho đất nước. Và chắc chắn rằng cuộc đời của họ sẽ hạnh phúc biết bao. Nếu lúc trẻ họ không chịu khó học tập thì làm sao trở thành những con người có ích cho đất nước như thế? Nếu lúc trẻ không học thì làm sao họ có thể trở thành người tài giỏi?

Các bạn hãy nghĩ xem! Những người thất nghiệp hiện nay phần lớn là những người học ít, họ sẽ chán nản biết bao. Một số người không tự chủ sa vào các tệ nạn xã hội, cuộc đời họ sẽ không còn ý nghĩa, gia đình họ sẽ đau khổ biết chừng nào. Vậy thì chúng ta hãy không giẫm lên dấu chân lạc lối ấy. Hãy tránh xa con đường đầy bóng tối mà họ đã đi qua. Chúng ta muốn có một đời sống tự lập, không tẻ nhạt, một cuộc đời có ý nghĩa thì bây giờ không nên lơ là học tập. Một người khi còn trẻ không học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích, làm việc gì cũng phạm sai lầm vì thiếu đi nguồn tri thức của sự học tập. Điều ấy sẽ làm bạn sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế và suốt đời không bao giờ hạnh phúc được. Nếu như lúc ấy bạn muốn học thì đâu còn kịp nữa.

Tuổi trẻ đã đi qua, thời gian sẽ không có để bạn học tập. Tất nhiên bạn sẽ không làm chủ được số phận của mình, không làm chủ được cuộc đời mình và tất nhiên bạn sẽ không giúp ích được gì cho gia đình cũng như xã hội. Vậy thì lí gì bây giờ bạn lơ là học tập. Chúng ta không để bất cứ một nguyên nhân nào tác động đến việc học, không để thời gian trôi qua vô ích, phải khắc phục mọi khó khăn, gian khổ để học.

Nếu vì khó khăn trong cuộc sống mà bạn lơ là học tập thì bạn là người hèn nhát trước cuộc đời. Bạn phải cố gắng vượt qua để học tốt. Còn nếu những trò chơi vui thú như bi da, điện tử hay lối sống xa hoa làm bạn xao lãng việc học thì bạn là người có tội với cha mẹ, có tội với tổ tiên, có lỗi với nhà trường và xã hội, bạn là người liều lĩnh, mù quáng, có ý phạm sai lầm. Vậy thì bạn phải thức tỉnh lại ngay! chưa muộn đâu các bạn ạ! Bây giờ bạn tỉnh ngộ vẫn còn kịp vì mình đang còn trẻ:

Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần.

(Tố Hữu)

Điều quan trọng là chúng ta phải thức tỉnh đúng lúc. Phải thấy cái sai để rút kinh nghiệm trong cuộc sống lao động và học tập. Tuy bây giờ khó khăn, gian khổ nhưng sau này ta hạnh phúc biết bao. Không ai có thể thành tài mà khi còn trẻ không học tập. Không ai trở thành bậc thầy mà họ là những người không có tri thức. Tương lai của con người không dễ gì tươi sáng nếu thiếu đi việc học tập ngày từ hồi còn trẻ. Vậy việc học tập khi còn trẻ thật quan trọng biết nhường nào. Đúng như người xưa đã nói: "Không học, không khôn, không theo kịp thời thế, dầu đạo đức như thánh hiền thời xưa cũng đều bị đào thải trên trường cạnh tranh và xua đuổi vào hàng liệt bại mà thôi". (Phan Quỳnh - Thượng chi văn tập) Đặc biệt: "Khi còn trẻ học tập cho thành tài là cách tốt nhất trong trường hợp tỏ ra yêu nước". (Giáo sư Hoàng Xuân Hãn)

Nói tóm lại, việc học rất cần thiết cho cuộc đời của bạn, của tôi, của tất cả thế hệ trẻ chúng ta hôm nay. Chúng ta cần thấy rằng: không có thành công nào tự đến mà không trải qua một quá trình kiên trì học tập. Phải có nghị lực vươn lên trong cuộc sống và một ước mơ cháy bỏng thì mới có tương lai. Chúng ta không ngừng học tập để trở thành người có ích.

5
4
NoName.470970
06/05/2019 20:34:25
CM vai trò của việc học

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×