Đoạn 2:
Sau khi vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương (tháng 7 năm 1885), ở Hà Tĩnh và Nghệ An đã bùng nổ nhiều phong trào đấu tranh vũ trang. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên là của Lê Ninh ở Trung Lễ (Đức Trung, Đức Thọ), sau đó lần lượt là:
- Khởi nghĩa của Cao Thắng, Cao Nữu ở Hàm Lại, Sơn Lễ (Hương Sơn, Hà Tĩnh).
- Khởi nghĩa của Nguyễn Trạch và Nguyễn Chanh ở Can Lộc (Hà Tĩnh).
- Khởi nghĩa của Ngô Quảng và Hà Văn Mỹ ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
- Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Thuận ở Thạch Hà (Hà Tĩnh).
- Khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn và Lê Doãn Nhạ ở Nghệ An, v.v... Trên cơ sở các cuộc khởi nghĩa đó, sau khi được vua Hàm Nghi và đại tướng Tôn Thất Thuyết giao trọng trách tổ chức phong trào kháng Pháp ở Hà Tĩnh (tháng 10 năm 1885), Phan Đình Phùng đã tiến hành tập hợp, phát triển thành một phong trào có quy mô rộng lớn, dưới sự chỉ đạo thống nhất là ông.
=> khởi nghĩa Hương Khê là đỉnh cao nhất của phong trào Cần vương cuối thế kỷ 19, kéo dài suốt 10 năm, có quy mô rộng lớn, có tổ chức tương đối chặt chẽ, lập được nhiều chiến công và gây cho quân Pháp tổn thất nặng nề. Cuộc khởi nghĩa đã huy động đến mức cao độ sự ủng hộ và tiềm năng to lớn của nhân dân (người Kinh và người Thượng, của cả đồng bằng và miền núi). Về quân sự, nghĩa quân đã biết sử dụng những phương thức tác chiến linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong quá trình chuẩn bị lực lượng cũng như khi giao chiến với đối phương. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do nghĩa quân chưa biết liên kết, tập hợp lực lượng, phát triển thành phong trào toàn quốc. Đó cũng chính là những hạn chế của thời đại, của bộ phận lãnh đạo phong trào Cần vương nói chung. Ngày 27-12-1895, cuộc khởi nghĩa được duy trì thêm một thời gian rồi tan rã.