Trong truyện ngắn Lão Hạc, Nam Cao có viết: “…Chao ôi ! Đối với những người sống quanh ta , nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất…”. Ông muốn nói rằng: Sống trên đời, đừng đánh giá một con người bởi bề ngoài của họ, bởi những gì ta thấy mà phải tìm hiểu cái tâm của họ. Nam Cao đã làm nổi bật lên việc “trông mặt mà bắt hình dong” đồng thời khuyên rằng muốn đánh giá con người thì phải tìm hiểu họ. Dường như những đức tính tốt đẹp của lão chỉ có ông giáo là thấu hiểu. Còn vợ ông giáo chỉ thấy lão gàn dở, ngu ngốc, bần tiện. Còn Binh Tư, hắn cảm thấy lão Hạc là con người bỉ ổi vì lão gặp Binh Tư để xin bả chó khiến hắn có suy nghĩ khác về lão Hạc. Thoạt nhìn, có lẽ cảm thấy bà là người phụ nữ ích kỷ, độc địa, nhưng thật ra bà không ác, chỉ là vì bà khổ quá rồi. Còn Binh Tư, hắn là người nông dân hiền lành,chất phác nhưng bị xã hội tha hóa trở thành tên trộm chó. Gấp trang sách lại, ta vẫn thấy nghẹn ngào trước những con người được tác giả khắc họa tinh tế, chân thực. Tóm lại, Nam Cao đã để lại một nhận định đúng đắn về cách nhìn người: Sống trên đời, đừng đánh giá con người bởi vẻ bề ngoài, những gì ta thấy mà phải tìm hiểu cái tâm của họ.