Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn kể về ngày hội chùa Hương

8 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
20.219
115
46
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
23/02/2018 17:17:31
Hằng năm, cứ đến mùng sáu tháng Giêng (sau Tết Nguyên Đán) là nhà em lại chuẩn bị hành trang lên đường đi lễ hội Chùa Hương với mong muốn cầu mong một năm mới tốt lành sẽ đến với cả gia đình. Đây còn là dịp để em được ngắm nhìn, thưởng thức phong cảnh thần tiên của Hương Sơn.
Sau khi xuống xe, gia đình em xuống đò, lướt theo dòng suối Yến trong xanh, chảy giữa hai bên là hai cánh đồng lúa xanh mơn mởn.
Trước mắt là dãy núi trập trùng tím biếc, ẩn hiện trong những làn mây trắng mờ ào, nhìn từ xa như những làn khói, trông đẹp vô cùng! Lên tới nơi, em được chứng kiến những công trình kiến trúc tuyệt vời. Các ngôi chùa được xây dựng rải rác trên triền núi đá vôi, thấp thoáng dưới rừng cây xanh thẳm, Từ chân núi trèo ngược lên hàng ngàn bộc đá cheo leo, gộp ghềnh, du khách sẽ lân lượt thắp nhang ở chùa Ngoài, rồi vào chùa Trong, lên chùa Giải Oan, chùa Thiên Trù với động Hình Bồng, động Hương Tích.,,
Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cà các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn. Lễ hội chùa Hương lúc nào cùng đông đúc, tấp nập du khách. Trên con đường dốc đá quanh co, khách thập phương nối đuôi nhau lên xuống, Già, trẻ, gỏi, trai đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi miền quê, Gặp nhau ai nấy đều chào câu: "Nam mô A dì đà Phật". Nhiều cụ bà chít khăn mỏ quạ, mặc áo tứ thân, tràng hạt đeo trên cổ, tay chống cây gậy trúc, bước chân đi dẻo dai Chẳng kém thanh niên, Tiếng "Nam mô râm ran suốt mọi nẻo đường. Vào ngày khai hội, Ban tổ chức có tổ chức múa rồng ở sân đền Trình, bơi thuyền múa rồng trên dòng suối Yến, hát chầu văn...
Em rất thích phong cảnh ở chùa Hương và lễ hội nơi đây. Em cảm thấy rất khâm phục tài năng và công sức của những người đã xây dựng nên những công trình ý nghĩa và tổ chức những lễ hội đặc biệt như vậy. Em mong ba mẹ sẽ cho em trải nghiệm thêm nhiều lễ hội khác nữa, để em có thêm nhiều hiểu biết về văn hóa dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
80
34
Portgas ( Gol ) D. ...
23/02/2018 19:42:13
Hằng năm, mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây. Trên những triền núi cao thấp, những rừng cây, rừng mơ.... là những đoàn người nô nức chảy hội. Bộ trang phục của họ thật đẹp với những khuôn mặt rạng rỡ. Ngày 6 tháng Giêng là ngày khai hội. Đỉnh cao của lễ hội là Rằm tháng Giêng đến 18 tháng 2 Âm lịch. Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội dường như bao trùm cả xã Hương Sơn. Ngày hội làng tổ chức rước thần từ đền ra đình, cờ trống đi trước dàn nhạc bát âm kế theo, trai thanh gái lịch phù kiệu, ông già bà cả thành tâm tiễn thần. Không khí ấy làm cho mọi người sảng khoái. Trong suốt những ngày lễ hội kẻ đi ra, người đi vào, kẻ đi lên người đi xuống bồng bềnh vào những đám mây nhẹ. Họ hẹn gặp nhau quen hay không quen cũng vui vẻ chào nhau bằng một lời chào :" Nam mô a di đà phật " nhẹ nhàng đằm thắm và ấm áp. Vào những ngày tổ chức lễ hội chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi phật. Và đến nay ngày hội bơi thuyền ở chùa Hương luôn tạo cảm hứng mãnh liệt cho người đi hội
65
41
Portgas ( Gol ) D. ...
23/02/2018 19:43:18
Hôm chủ nhật vừa qua, em được xem một chương trình truyền hình rất hay. Đó là chương trình truyền hình về hội chùa Hương.Mở đầu là quang cảnh chung của hội. Dòng người đổ về lễ hội đông như mắc cửi. Đến bến đò, những con đò đợi khách nằm sát bên nhau dọc theo bờ suối. Những hạt mưa xuân nhè nhẹ rơi càng làm tăng thêm vẻ đẹp của ngày hội chùa Hương. Trên những con đò xuôi ngược theo dòng suôi đầy những người với quần áo chỉnh tề. Rừng mơ rung rinh lá như đón mời khách thập phương. Dọc theo bờ suối, muôn vào trong động, mọi người ghé vào ngôi chùa đầu tiên bên phải dòng suối. Ai nấy đem lễ lên và thắp hương cúng vái. Không khí mùa xuân hòa trong khói hương mờ ảo tạo nên vẻ đẹp lạ kì. Rồi dòng người trên những con đò lại tiếp tục đi vào động. Ngay khi lên bờ, ta thấy có những nhà hàng để cho du khách nghỉ ngơi và ăn uống. Tiếp theo là những cửa hàng bán đồ lưu niệm. Rồi mọi người lên chùa. Ai nấy lại vào thắp nhang. Theo đường cáp treo, mọi người lên trên động Hương Tích. Theo bậc thang đi xuống động Hương Tích nằm sâu dưới lòng đất. Trong động, người đứng chen nhau. Các cụ già đầu tóc bạc phơ đang khấn vái với tấm lòng thành kính. Chỉ xem trên truyền hình mà em thấy cảnh chùa Hương đẹp huyền ảo. Em tự hào vì đất nước mình có nhiều cảnh đẹp như vậy. Kì nghỉ hè tới, em sẽ xin bố mẹ cho em được đi hội chùa Hương, để em được hòa mình trong vẻ đẹp của thiên nhiên thơ mộng.
40
32
Portgas ( Gol ) D. ...
23/02/2018 19:44:39
Hàng năm, mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Hành trình về một miền đất Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành, để dâng lên Người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương, hoặc thả hồn bay bổng hòa quyện với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu Phật.

Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây. Xã gần sáu thôn: Tiên Mai, Phú Yên, Hội Xá, Đục Khê, Yến Vĩ và Hạ Đoàn.

Ngày mồng sáu tháng giêng là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng riêng đến 18 tháng hai âm lịch. Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.

Ở trong chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Trong lúc chạy đàn, hai vị tăng ni múa rất dẻo và đẹp mắt qua những động tác ít thấy ở mọi nơi.

Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ dứt. Về phần lễ có nghiêng về "thiền". Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo.

Đền Cửa Vòng là "chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngổn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là "tì nữ tuý Hồng" của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.

Như vậy, phần lễ là toàn thể hệ thống tín ngưỡng gần như là cả một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam; có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho. Những tính chất tôn giáo có phần bị tình yêu thiên nhiên, tinh yêu nam nữ, tình cảm cộng đồng… tràn đầy chất thẩm mỹ vừa thanh cao, rất trần tục lấn đi.

Trẩy hội chùa Hương vì vậy cả tâm hồn và thể xác đều được đắm sâu vào trong mây ngàn cỏ nội. Ngày hội, làng tổ chức rước thần từ đền ra đình. Cờ trống đi trước dàn nhạc bát âm kế theo, trai thanh gái lịch phù kiệu, ông già bà cả thành tâm tiễn thần. Không khí ấy làm tâm linh mọi người sảng khoái. Trong lễ hội có rước lễ và rước văn. Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc, điều khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng.

Trong suốt những ngày hội là sự nồng nhiệt của tuổi trẻ, là sự thành kính của các bậc cao niên, là sự hoan hỷ mà nam phụ lão ai ai cũng có phần riêng của mình. Cả ở những triền núi thấp cao, những rừng cây, rừng mơ… là những đoàn người trẩy hội. Kẻ đi ra, người đi vào, kẻ đi lên, người đi xuống bồng bềnh vào những đám mây nhẹ. Họ gặp nhau, quen hay không quen cũng vui vẻ chào nhau bằng một lời chào: "Nam mô a di đà Phật" nhẹ nhàng. đằm thắm và ấm áp…

Du khách đến chùa Hương sẽ có dịp được chứng kiến và may mắn tham dự vào không khí sinh hoạt văn hóa của lễ hội. Cảm nhận tinh thần thiên nhiên của ngày hội lịch sử ấy để từ đó hồi âm về quá khứ của tổ tiên ở một làng quê ven chân núi.

Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Chính vì vậy, nói đến chùa Hương là nghĩ đến con đò - một dạng của văn hóa thuyền của cư dân Việt ngay từ thuở xa xưa. Và đến nay, ngày hội bơi thuyền ở chùa Hương luôn tạo cảm hứng mãnh liệt cho người đi hội.

Rời con thuyền, giã từ sông nước, con người được hòa nhập vào núi vãn cảnh chùa chiền và bắt đầu hành trình mới - hành trình leo núi. Leo núi chơi hang, chơi động lý thú vui nước đông đảo mọi người tham gia và hưởng ứng.

Vì vậy mà leo núi Hương Sơn dẫu có mệt nhưng có cảnh có người và có không khí của ngày hội nên ai cũng cảm thấy thích thú với cuộc chơi sông núi của mình. Cuộc leo núi ấy tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn lên đến cái đẹp. Và sự kỳ vọng cái đẹp hẳn sẽ làm cho con người thêm phần sảng khoái tin yêu cuộc đời này hơn.

Có thể thấy, trẩy hội chùa Hương không chỉ dừng lại ở chốn Phật đài hay bầu trời - cảnh bụt, mà trước hết là do ở sự tiếp xúc - hòa nhập huyền diệu giữa con người trước thiên nhiên cao rộng. Đó là vẻ đẹp lung linh của sông nước, bao la của đất trời, sâu lắng của núi rừng, huyền bí của hang động… Và dường như đất - trời, sông núi đẹp hơn nhờ tài sáng tạo hình tượng - trí tưởng tượng này lòng nhân ái của con người.

Quan niệm lưỡng hợp biểu hiện ở thế đối ứng hai hiện tượng, hai phạm trù khác nhau mà bên nhau, làm cho cuộc hành trình về nơi thờ Phật dù có lúc vất vả nhưng vẫn đem lại sự cân bằng trong tâm thức và thể lực cho du khách.

Trẩy hội chùa Hương là hành động giải tỏa hòa hợp giữa thực và mơ, tiên và tục - thực là nền tảng, mơ là uất vọng - trên cái nền mùa xuân tươi sáng mà con người Việt Nam chất phác, nhân ái thuở xưa cảm nhận hành động và trao truyền.
32
22
Portgas ( Gol ) D. ...
23/02/2018 19:46:39

Hàng năm, mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Hành trình về một miền đất Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành, để dâng lên Người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương, hoặc thả hồn bay bổng hòa quyện với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu Phật.

Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây. Xã gần sáu thôn: Tiên Mai, Phú Yên, Hội Xá, Đục Khê, Yến Vĩ và Hạ Đoàn.

Ngày mồng sáu tháng giêng là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng riêng đến 18 tháng hai âm lịch. Ngày này vốn là ngày lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng) của địa phương. Đến nay nghi lễ "mở cửa rừng" hàm chứa ý nghĩa mới - mở cửa chùa.

Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng. Không giống bất cứ chùa nào, chùa Hương làm một tập hợp nhiều động, nhiều chùa trong một tổng thể cấu trúc kết hợp vừa thiên nhiên vừa nhân tạo. Tạo hóa đã khéo bày đặt ở vùng này nhúm núi đá gồ ghề bên cạnh sự mềm mại của các dòng suối. Màu sắc xám đanh, già dặn, dãi dầu của đá trơ ra bên màu xanh non tơ của cây lá. Sự hấp dẫn của Hương Sơn không chỉ ở bề ngoài mà còn có ở bên trong. Đó là vẻ đẹp sâu lắng giàu triết lý dân gian của hang động. Khách đến với chùa Hương có cái thú ngồi thuyền chiêm ngưỡng bầu trời, cảnh bụt, khoái chú nhìn sông ngắm núi như thấy một góc của non sông đất nước vừa thơ, vừa thực thu gọn trong tầm mắt và cũng huyền ảo như lạc vào cõi bồng lai tiên cảnh. Cảm xúc hư, thực đan xen lẫn nhau nâng tâm hồn của con người bay bổng, phiêu diêu. Con người đi tới đâu dấu tích lịch sử và văn hóa như đã in hầu hết vào thiên nhiên và đã được định vị. Ven núi có hang Sơn - Thủy hữu tình, hàng Long Vân, hang Cá. Trên cao có hang Hồng Sự, hang Sũng Sàm, hang Trú Quân, động Tiên, động Tuyết, động Hương Tích. Con người đến với thiên nhiên bằng tấm lòng bè bạn, đặt tên cho động, cho hang rồi xây chùa, lập điện tôn thành những chùa động hang độc đáo, tạo nên cái thiêng cái đẹp. Để rồi lại chính con người thăm viếng, ngưỡng mộ thờ phụng và hưởng thụ thành quả về miền thành tín của mình. Hang động ở Hương Sơn là yếu tố cấu thành quan trọng để quần thể Hương Sơn trở thành danh thắng nổi tiếng và đặc thù của quần thể này. Cả 3 tuyến du lịch (Hương Tích, Long Vân, Tuyết Sơn) đều khai thác các vị trí trong đá để thu hút khách.

Tuyến thứ nhất gọi là tuyến Hương Tích. Khách chủ yếu đi tuyến này bởi vì ở tuyến này những gì đặc sắc nhất đều tập trung ở đó. Bắt đầu từ bến đò Yến Vĩ - Suối Yến - đền Trình Ngũ Nhạc - cầu Hội - chùa Thanh Sơn chùa Hương Đài - chùa Thiên Trù - chùa Hinh Bồng - chùa Tiêu - chùa Giải Oan - đền cửa Võng và cuối cùng vào trong Hương Tích.

Bến Đục là nơi tập kết để vào chùa Hương. Khách theo dòng suối Yến bập bềnh vào cõi tiên, lên khỏi đò cách chừng hơn nửa km là đền Trình. Ngôi đền này thờ Sơn Thần, và mùng 6 tháng Giêng lễ mở cờ rừng được cử hành trọng thể tại đây để người trần gian xin phép thần rừng được vào rừng bái lễ và làm ăn sinh sống. Tiếp tuyến đường là đến bến Trò, tức là bến đò chùa Thiên Trù nằm lọt giữa một thung lũng xinh đẹp. Chặng đường tiếp, theo lối lên gập ghềnh vào chùa, trong có lối rẽ vào Chùa Tiên, đó là một hang động thoáng rộng. Trong chùa Tiên có vô số những pho tượng bằng đá và nhũ đá. Khi gõ lên nghe như tiếng chiêng, tiếng khánh và có một pho tượng trong suốt như thủy tinh hồng khi đặt ngọn đèn phía bên kia tượng. Hành trình tiếp đến chùa Giải Oan, trong khu vực chùa có giếng nước mang tên giếng Giải Oan, tương truyền xưa kia Đức Phật đõ tâty trầm tại Giếng nước này. Những di tích đậm màu sắc Phật như am Phật tích, đông Tuyết Quỳnh … dẫn dắt giúp du khách quen với cảnh thâm u của đất trời. Đến động Hương Tích (tức là chùa Trong) du khách được chiêm ngưỡng những nhũ đá - tác phẩm tuyệt mỹ mà tạo hóa phải thầm lặng hàng triệu năm bồi hoàn mới thành khối, thành hình lạ lùng đến thế, Tương truyền trong động này, Đức Phật Bà đã tu hành đắc đạo. Sau đó các La Hán cũng tu luyện nơi đây. Một hệ thống các tạo tác nghệ thuật do những nghệ sĩ vô danh tài ba để lại trong hang động, tiêu biểu nhất là tượng Phật Bà Quan Âm. Phật Bà có hình dáng một thiếu nữ, khuôn mặt trái xoan, cổ cao ba ngấn, đầu đội mũ Bồ Tát. Phật Bà ngồi lên tảng đá trông tựa gốc cổ thụ, chân như để hờ lên một bông sen độ nở. Đây là pho tượng khá đẹp, nét chạm rắn rỏi mà thanh thoát. Hình tượng Phật Bà thật gần gũi với người lao động... Phía trong cùng hang động, có đường "lên trời" và cả lối xuống "địa phủ”.

Tuyến thứ hai là tuyến Tuyết Sơn. Đò cũng xuất phát từ bến Yến, đưa khách đến thăm đền Trình. Ngắm nhìn sông nước, khách lần lượt thấy núi Thuyền Rồng, núi con Phượng... cho tới bến Tuyết Sơn. Trong động Tuyết Sơn có nhũ đá nhủ xuống, trùng trập hiện ra coi như vảy rồng. Trên ngọn núi có tượng Phật bằng đá, lai có những cây thông mọc từng hàng coi như một dãy tán. Cảnh trí xanh tối âm u (thích trong sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú).

Tuyến thứ ba là tuyến Long Vân, đò cũng xuất phát từ bến Yến, đi thăm đền Trình (Phú Yên) rồi rẽ sang một nhánh của suối Yến để tới chùa Long Vân. Lên thuyền vào chùa Long Vân, rồi leo núi thăm động cùng tên. Đi nữa đến chùa Cây Khế và cách đó chừng vài trăm mét là hang Sũng Sâm - một di chỉ khảo cổ lưu dấu tích của người xưa.

Từ đó có thể thấy rằng không phải ngẫu nhiên các bậc thánh thơ của nhiều thời đại đã tìm đến Hương Sơn và để lại nhiều bài thơ hay, lắng sâu trong trái tim bạn đọc. Những bài thơ ấy sống mãi với thời gian và góp tiếng nói đưa Hương Sơn trở thành danh thắng không chỉ của một vùng mà còn là của cả nước. Do đó, tuy du khách đến chùa Hương có nhiều mục đích khác nhau nhưng mục đích tích cực nhất là đến chùa Hương đồng nghĩa đến với cái đẹp. Điều đó đã phản ánh sự khao khát của con ngưòi hướng tới cái đẹp để tự hoàn thiện bản thân mình. Yếu tố này tạo nên sắc thái văn hóa du lịch của chùa Hương.

Theo cuốn Nam Hải Quan Thế âm - một truyện Nôm ra đời vào khoảng thế kỷ XVIII - XIX thì chùa Hương là nơi lưu dấu tu hành của công chúa Diệu Thiện, con vua Diệu Trang Vương nước Hưng Lâm. Dân gian quen gọi công chúa Diệu Thiện là Bà chúa Ba. Bà tu hành chín năm ở động Hương Tích đắc đạo trở thành Đức Quan Thế âm bồ tát. Sau trở về diệt trừ cái ác, đáp hiếu cha mẹ, phổ độ chúng sinh.

Phật thoại truyền miệng còn phong phú hơn. Theo các cụ bô lão làng Phú Yên (làng quản lý tuyến Tuyết Sơn) kể: khi mãnh hổ cõng Bà Chúa Ba đến núi Hương Sơn, ban đầu bà tu hành ở chùa Hỏa Quang - nay là nền đình làng Phú Yên, sau đó bà lên núi để tĩnh tâm, tu hành ở động Tuyết Sơn, ít lâu sau bà ngược hướng Bắc tu ở động Hương Tích.

Các cụ ở làng Yến Vĩ thì kể: Khi Ngọc Hoàng sai thần linh hóa hổ đến cứu bà Diệu Thiện, vì quyết chí tu hành không tuân theo lời cha nên bị vua sai lính giết, mãnh hổ cõng bà vào núi Hương Sơn. Chỗ bà xuống đầu tiên là hang Thánh Mẫu, còn gọi là am Phật Tích, tương truyền trong hang còn dấu một bàn chân bà in trên đá. Ở đây, bà sang một vũng nước trong hang bên cạnh tắm gội rửa nỗi oan ức bụi trần. Chỗ đó sau thành chùa Giải Oan có giếng Giải Oan. Người xưa quan niệm ai oan ức điều gì thành kính đến nơi đây lễ Phật, uống nước ở giếng Giải Oan coi như đã giải được nỗi uẩn khúc trong lòng .Câu chuyện về bà chúa Ba là câu chuyện nhà phật sáng tác dựa trên các kinh điển đạo Phật. Nam Hải Quan Thế Âm bồ tát là biểu tượng đẹp đẽ của sự chân tu giữ đạo cứu đời, trở thành hình tượng gần gũi, thân thương, cảm thông sâu sắc nỗi bất hạnh của con người và dân chúng.

Việc lưu truyền Phật thoại về bà chúa Ba và hang Phật Tích ở nơi thờ Tam Phủ đã khẳng định sự thắng thua của đạo Phật ở đất Hương Sơn. Ở đó, Phật hiện thân trong tín ngưỡng thờ đá mà người dâm quen gọi là bụt mọc. Sức mạnh huyền diệu của Phật pháp đồng nhất với linh hồn thiêng liêng trong những cây đá, nhũ đá sẽ truyền cho các tín đồ niềm tin, tăng thêm sức mạnh cho mỗi người.

Lạ thay, chốn bồng lai tiên cảnh, lại thể hiện khát vọng rất thực của cuộc đời, cầu mong sự sinh sôi nảy nở, ước mong cuộc sống đầy đủ. Nhà nông cầu mong mình làm ruộng gạo vun lên thành đụn gạo trắng như ngọc, người buôn bán mong sao có lẽ, có lời, tiền của như cây vàng, cây bạc. Ai muốn con trai thì xoa đầu núi cậu, ai ước con gái thì xoa đầu núi cô. Còn người bệnh thì tin rằng những giọt nước rớt tí tách từ bầu sữa tiên (vú mẹ) sẽ trợ thêm sức mạnh cho người mau khỏe… Đó thực là những tín ngưỡng của người lao động. Nơi đây không có chỗ cho những ai cầu vinh hoa danh vọng, chức tước, quyền hành.

Những yếu tố trên đây cho thấy, dưới góc độ văn hoá dân gian, lễ hội chùa Hương mang màu sắc hội cầu may.

Lễ hội chùa Hưng trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.

Xã Hương Sơn là xã sở tại trực tiếp quản lý các tuyến du lịch. Trước khi vào chùa, du khách phải nghỉ lại ở các làng quanh bến Đục, bến Yến. Vì thế đi hội chùa Hương du khách dễ có dịp hòa mình vào không khí của hội làng truyền thống.

Ở trong chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Trong lúc chạy đàn, hai vị tăng ni múa rất dẻo và đẹp mắt qua những động tác ít thấy ở mọi nơi. Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ dứt. Về phần lễ có nghiêng về "thiền". Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Vòng là "chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngổn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là "tì nữ tuý Hồng" của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.

Như vậy, phần lễ là toàn thể hệ thống tín ngưỡng gần như là cả một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam; có sự

sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho. Những tính chất tôn giáo có phần bị tình yêu thiên nhiên, tinh yêu nam nữ, tình cảm cộng đồng… tràn đầy chất thẩm mỹ vừa thanh cao, rất trần tục lấn đi. Trẩy hội chùa Hương vì cả tâm hồn và thể xác đều được đắm sâu vào trong mây ngàn cỏ nội. Ngày hội, làng tổ chức rước thần từ đền ra đình. Cờ trống đi trước dàn nhạc bát âm kế theo, trai thanh gái lịch phù kiệu, ông già bà cả thành tâm tiễn thần. Không khí ấy làm tâm linh mọi người sảng khoái. Trong lễ hội có rước lễ và rước văn. Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc. điều khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng.

Trong suốt những ngày hội là sự nồng nhiệt của tuổi trẻ, là sự thành kính của các bậc cao niên, là sự hoan hỷ mà nam phụ lão ai ai cũng có phần riêng của mình. Cả ở những triền núi thấp cao, những rừng cây, rừng mơ… là những đoàn người trẩy hội. Kẻ đi ra, người đi vào, kẻ đi lên, người đi xuống bồng bềnh vào những đám mây nhẹ. Họ gặp nhau, quen hay không quen cũng vui vẻ chào nhau bằng một lời chào: "Nam mô a di đà Phật" nhẹ nhàng. đằm thắm và ấm áp…

Du khách đến chùa Hương sẽ có dịp được chứng kiến và may mắn tham dự vào không khí sinh hoạt văn hóa của lễ hội. Cảm nhận tinh thần thiên nhiên của ngày hội lịch sử ấy để từ đó hồi âm về quá khứ của tổ tiên ở một làng quê ven chân núi.

Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn …

Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Chính vì vậy, nói đến chùa Hương là nghĩ đến con đò - một dạng của văn hóa thuyền của cư dân Việt ngay từ thuở xa xưa. Và đến nay, ngày hội bơi thuyền ở chùa Hương luôn tạo cảm hứng mãnh liệt cho người đi hội.

Rời con thuyền, giã từ sông nước, con người được hòa nhập vào núi vãn cảnh chùa chiền và bắt đầu hành trình mới - hành trình leo núi. Leo núi chơi hang, chơi động lý thú vui nước đông đảo mọi người tham gia và hưởng ứng. Vì vậy mà leo núi Hương Sơn dẫu có mệt nhưng có cảnh có người và có không khí của ngày hội nên ai cũng cảm thấy thích thú với cuộc chơi sông núi của mình. Cuộc leo núi ấy tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn lên đến cái đẹp. Và sự kỳ vọng cái đẹp hẳn sẽ làm cho con người thêm phần sảng khoái tin yêu cuộc đời này hơn.

Trong không khí linh thiêng của ngày hội. Ở bất cứ chỗ nào như sân chùa, sân nhà tổ, hình thức hát chèo đò đều được thực hiện. Các vãi có giọng hay đứng dậy làm động tác chèo đò và hát những đoạn văn trên sáu dưới tám liên quan đến tích nhà Phật. Đây là một sinh hoạt rất được các vãi hâm mộ.

Có thể thấy, trẩy hội chùa Hương không chỉ dừng lại ở chốn Phật đài hay bầu trời - cảnh bụt, mà trước hết là do ở sự tiếp xúc - hòa nhập huyền diệu giữa con người trước thiên nhiên cao rộng. Đó là vẻ đẹp lung linh của sông nước, bao la của đất trời, sâu lắng của núi rừng, huyền bí của hang động… Và dường như đất - trời, sông núi đẹp hơn nhờ tài sáng tạo hình tượng - trí tưởng tượng này lòng nhân ái của con người.

Quan niệm lưỡng hợp biểu hiện ở thế đối ứng hai hiện tượng, hai phạm trù khác nhau mà bên nhau, làm cho cuộc hành trình về nơi thờ Phật dù có lúc vất vả nhưng vẫn đem lại sự cân bằng trong tâm thức và thể lực cho du khách.

Tổng thể thắng cảnh chùa Hương còn là biểu hiện của sự hòa hợp tự nhiên giữa tôn giáo và tín ngưỡng dân gian.

Trẩy hội chùa Hương là hành động giải tỏa hòa hợp giữa thực và mơ, tiên và tục - thực là nền tảng, mơ là uất vọng - trên cái nền mùa xuân tươi sáng mà con người Việt Nam chất phác, nhân ái thuở xưa cảm nhận hành động và trao truyền.

32
16
Quỳnh Anh Đỗ
24/02/2018 19:49:57
Lễ hội chùa Hương đã có từ lâu đời. Hằng năm, cứ sau Tết Nguyên Đán là lễ hội bắt đầu và kéo dài gần như suốt mùa xuân. Khách hành hương từ khắp mọi miền đất nước, Việt kiều và du khách nước ngoài nườm nượp đổ về đây vừa để cầu mong một năm mới tốt lành, vừa để được đắm mình trong khung cảnh thần tiên của Hương Sơn. Thắng cảnh Hương Sơn thuộc huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội, cách trung lâm Thủ đô khoảng 70 km về phía Tây Nam. Đi ô tô qua thị xã Hà Đông, Vân Đinh, thẳng đến bến Đục thì dừng. Bắt đầu từ đây đã là địa phận Hương Sơn. Du khách xuống đò đọc, lướt theo dòng suối Yến trong xanh chảy giữa hai bên là cảnh đồng lúa mơn mởn. Trước mắt là dãy núi trập trùng tím biếc, ẩn hiện trong mây trắng, đẹp vô cùng!
Có thể nói quần thể Hương Sơn là sự kết hợp tuyệt vời giữa kì công của Tạo hoá với bàn tay khéo léo, tài hoa của con người. Các ngôi chùa được xây dựng rải rác trên triền núi đá vôi, thấp thoáng dưới rừng cây xanh thẳm. Từ chân núi trèo ngược lên hàng ngàn bậc đá cheo leo, gập ghềnh, khách hành hương sẽ lần lượt thắp nhang ở chùa Ngoài, rồi vào chùa Trong, lên chùa Giải Oan, chùa Thiên Trù với động Hinh Bổng... Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, đèn nến chập chờn giữa làn khối hương mờ mờ, ảo ảo, tạo nên không khí huyền bí, linh thiêng. Mỗi người đến chùa Hương với một tâm trạng, một ước nguyện riêng tư, nhưng điều chung nhất là cảm giác trút bỏ được những vướng bận hằng ngày của đời thường, cả thể xác lẫn tâm hổn đểu lâng lâng, thoát tục. Trên con đường dốc quanh co, dòng người nối theo nhau lên xuống. Già, trẻ, gái, trai đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi miền quê. Lạ hoá thành quen qua câu chào: “Nam mô A Di Đà Phật". Nhiều cụ bả chít khăn mỏ quạ, áo tứ thân bằng the nâu thắt vạt, tràng hạt đeo trên cổ, tay chống cây gậy trúc, chân bước thoăn thoắt chẳng kém thanh niên. Tiếng “Nam mô” râm ran suốt mọi nẻo đường.
Hương Sơn có rất nhiều hang động nhưng lớn nhất, kì thú nhất vẫn là động Hương Tích. Lên đến đây, du khách phóng tầm mắt nhìn bốn phía, mọi mệt nhọc sẽ tan biến hết, trong lòng lâng lâng niềm hứng khởi lạ thường. Trập trùng núi, trập trùng mây. Trên triền núi, dưới thung sâu, hoa mơ nở trắng như tuyết điểm, hương thơm thoang thoảng trong gió xuân. Tiếng chim ríu rít, tiếng suối róc rách văng vẳng lúc gần, lúc xa. Quả là một bức tranh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tinh. Du khách khoan khoái hít căng lổng ngực không khí thơm tho, trong lành trước khi xuống động. Động Hương Tích được chúa Trịnh Sâm ca ngợi là “Nam thiên đệ nhất động”. Nhìn từ bên ngoài, cửa động giống như miệng một Con rồng khổng lồ đang há rộng. Động ăn sâu vào lòng núi. Đáy động bằng phẳng, có thể chứa được mấy trăm người. Ánh đèn, ánh nến lung linh. Những nhũ đá, cột đá muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cẩu vồng. Nào hòn Cậu, hòn Cô, nào nong tằm, né kén, nào cây bạc, cây vàng, cót thóc... Khách hành hương muốn cầu phúc, cầu lộc, cầu duyên... cứ việc thắp nhang rổi thành tâm khấn vái, biết đâu Trời sẽ thương, Phật sẽ độ trì cho được như ý.
Đi hội chùa Hương ít nhất phải hai ngày mới thăm hết được các chùa. Ngồi trong động Hinh Bổng, lắng tai nghe tiếng gió thổi tạo thành điệu nhạc du dương trầm bống, ta sẽ đắm minh trong không khí mơ màng của cõi mộng. Trên đỉnh núi có tảng đá lớn và phẳng, tương truyền rằng đó là bàn cờ tiên. Mỗi năm một lần, các vị Tiên ông lại xuống trần, đọ tài cao thấp ở đó. Còn biết bao huyền thoại khác gắn liền với chùa Hương, tô đậm thêm vẻ kì bí và linh thiêng của danh lam thắng cảnh này.
Tạm biệt chùa Hương, trong tay mỗi du khách đểu có vài thứ mang về làm kỉ niệm. Chiếc khánh xà cừ buộc bằng chỉ đỏ đeo vào cổ lấy may, cây gậy trúc đã theo chân suốt cuộc hành trình, chuỗi hạt bồ đề, gói trà lão mai hay bó rau sắng xanh mướt mà nhà thơ Tản Đà đã nhắc đến trong thơ ông từ những năm ba mươi, bốn mươi của thế kỉ trước : Muốn ăn rau sắng Chùa Hương. Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa... Du khách lên xe ra về mà lòng bâng khuâng, lưu luyến, mong cho chóng đến mùa lễ hội năm sau. Chẳng ai bảo ai, mọi người cùng ngoái lại nhìn để in đậm thêm trong tâm tưởng bức tranh tuyệt mĩ của phong cảnh Hương Sơn, để càng thêm yêu mến, tự hào về giang sơn gấm vóc.
18
18
nguyễn hoàng nhật ...
17/03/2018 14:12:48

Hàng năm, mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Hành trình về một miền đất Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành, để dâng lên Người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương, hoặc thả hồn bay bổng hòa quyện với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu Phật.

Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây. Xã gần sáu thôn: Tiên Mai, Phú Yên, Hội Xá, Đục Khê, Yến Vĩ và Hạ Đoàn.

Ngày mồng sáu tháng giêng là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng riêng đến 18 tháng hai âm lịch. Ngày này vốn là ngày lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng) của địa phương. Đến nay nghi lễ "mở cửa rừng" hàm chứa ý nghĩa mới - mở cửa chùa.

Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng. Không giống bất cứ chùa nào, chùa Hương làm một tập hợp nhiều động, nhiều chùa trong một tổng thể cấu trúc kết hợp vừa thiên nhiên vừa nhân tạo. Tạo hóa đã khéo bày đặt ở vùng này nhúm núi đá gồ ghề bên cạnh sự mềm mại của các dòng suối. Màu sắc xám đanh, già dặn, dãi dầu của đá trơ ra bên màu xanh non tơ của cây lá. Sự hấp dẫn của Hương Sơn không chỉ ở bề ngoài mà còn có ở bên trong. Đó là vẻ đẹp sâu lắng giàu triết lý dân gian của hang động. Khách đến với chùa Hương có cái thú ngồi thuyền chiêm ngưỡng bầu trời, cảnh bụt, khoái chú nhìn sông ngắm núi như thấy một góc của non sông đất nước vừa thơ, vừa thực thu gọn trong tầm mắt và cũng huyền ảo như lạc vào cõi bồng lai tiên cảnh. Cảm xúc hư, thực đan xen lẫn nhau nâng tâm hồn của con người bay bổng, phiêu diêu. Con người đi tới đâu dấu tích lịch sử và văn hóa như đã in hầu hết vào thiên nhiên và đã được định vị. Ven núi có hang Sơn - Thủy hữu tình, hàng Long Vân, hang Cá. Trên cao có hang Hồng Sự, hang Sũng Sàm, hang Trú Quân, động Tiên, động Tuyết, động Hương Tích. Con người đến với thiên nhiên bằng tấm lòng bè bạn, đặt tên cho động, cho hang rồi xây chùa, lập điện tôn thành những chùa động hang độc đáo, tạo nên cái thiêng cái đẹp. Để rồi lại chính con người thăm viếng, ngưỡng mộ thờ phụng và hưởng thụ thành quả về miền thành tín của mình. Hang động ở Hương Sơn là yếu tố cấu thành quan trọng để quần thể Hương Sơn trở thành danh thắng nổi tiếng và đặc thù của quần thể này. Cả 3 tuyến du lịch (Hương Tích, Long Vân, Tuyết Sơn) đều khai thác các vị trí trong đá để thu hút khách.

Tuyến thứ nhất gọi là tuyến Hương Tích. Khách chủ yếu đi tuyến này bởi vì ở tuyến này những gì đặc sắc nhất đều tập trung ở đó. Bắt đầu từ bến đò Yến Vĩ - Suối Yến - đền Trình Ngũ Nhạc - cầu Hội - chùa Thanh Sơn chùa Hương Đài - chùa Thiên Trù - chùa Hinh Bồng - chùa Tiêu - chùa Giải Oan - đền cửa Võng và cuối cùng vào trong Hương Tích.

Bến Đục là nơi tập kết để vào chùa Hương. Khách theo dòng suối Yến bập bềnh vào cõi tiên, lên khỏi đò cách chừng hơn nửa km là đền Trình. Ngôi đền này thờ Sơn Thần, và mùng 6 tháng Giêng lễ mở cờ rừng được cử hành trọng thể tại đây để người trần gian xin phép thần rừng được vào rừng bái lễ và làm ăn sinh sống. Tiếp tuyến đường là đến bến Trò, tức là bến đò chùa Thiên Trù nằm lọt giữa một thung lũng xinh đẹp. Chặng đường tiếp, theo lối lên gập ghềnh vào chùa, trong có lối rẽ vào Chùa Tiên, đó là một hang động thoáng rộng. Trong chùa Tiên có vô số những pho tượng bằng đá và nhũ đá. Khi gõ lên nghe như tiếng chiêng, tiếng khánh và có một pho tượng trong suốt như thủy tinh hồng khi đặt ngọn đèn phía bên kia tượng. Hành trình tiếp đến chùa Giải Oan, trong khu vực chùa có giếng nước mang tên giếng Giải Oan, tương truyền xưa kia Đức Phật đõ tâty trầm tại Giếng nước này. Những di tích đậm màu sắc Phật như am Phật tích, đông Tuyết Quỳnh … dẫn dắt giúp du khách quen với cảnh thâm u của đất trời. Đến động Hương Tích (tức là chùa Trong) du khách được chiêm ngưỡng những nhũ đá - tác phẩm tuyệt mỹ mà tạo hóa phải thầm lặng hàng triệu năm bồi hoàn mới thành khối, thành hình lạ lùng đến thế, Tương truyền trong động này, Đức Phật Bà đã tu hành đắc đạo. Sau đó các La Hán cũng tu luyện nơi đây. Một hệ thống các tạo tác nghệ thuật do những nghệ sĩ vô danh tài ba để lại trong hang động, tiêu biểu nhất là tượng Phật Bà Quan Âm. Phật Bà có hình dáng một thiếu nữ, khuôn mặt trái xoan, cổ cao ba ngấn, đầu đội mũ Bồ Tát. Phật Bà ngồi lên tảng đá trông tựa gốc cổ thụ, chân như để hờ lên một bông sen độ nở. Đây là pho tượng khá đẹp, nét chạm rắn rỏi mà thanh thoát. Hình tượng Phật Bà thật gần gũi với người lao động... Phía trong cùng hang động, có đường "lên trời" và cả lối xuống "địa phủ”.

Tuyến thứ hai là tuyến Tuyết Sơn. Đò cũng xuất phát từ bến Yến, đưa khách đến thăm đền Trình. Ngắm nhìn sông nước, khách lần lượt thấy núi Thuyền Rồng, núi con Phượng... cho tới bến Tuyết Sơn. Trong động Tuyết Sơn có nhũ đá nhủ xuống, trùng trập hiện ra coi như vảy rồng. Trên ngọn núi có tượng Phật bằng đá, lai có những cây thông mọc từng hàng coi như một dãy tán. Cảnh trí xanh tối âm u (thích trong sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú).

Tuyến thứ ba là tuyến Long Vân, đò cũng xuất phát từ bến Yến, đi thăm đền Trình (Phú Yên) rồi rẽ sang một nhánh của suối Yến để tới chùa Long Vân. Lên thuyền vào chùa Long Vân, rồi leo núi thăm động cùng tên. Đi nữa đến chùa Cây Khế và cách đó chừng vài trăm mét là hang Sũng Sâm - một di chỉ khảo cổ lưu dấu tích của người xưa.

Từ đó có thể thấy rằng không phải ngẫu nhiên các bậc thánh thơ của nhiều thời đại đã tìm đến Hương Sơn và để lại nhiều bài thơ hay, lắng sâu trong trái tim bạn đọc. Những bài thơ ấy sống mãi với thời gian và góp tiếng nói đưa Hương Sơn trở thành danh thắng không chỉ của một vùng mà còn là của cả nước. Do đó, tuy du khách đến chùa Hương có nhiều mục đích khác nhau nhưng mục đích tích cực nhất là đến chùa Hương đồng nghĩa đến với cái đẹp. Điều đó đã phản ánh sự khao khát của con ngưòi hướng tới cái đẹp để tự hoàn thiện bản thân mình. Yếu tố này tạo nên sắc thái văn hóa du lịch của chùa Hương.

Theo cuốn Nam Hải Quan Thế âm - một truyện Nôm ra đời vào khoảng thế kỷ XVIII - XIX thì chùa Hương là nơi lưu dấu tu hành của công chúa Diệu Thiện, con vua Diệu Trang Vương nước Hưng Lâm. Dân gian quen gọi công chúa Diệu Thiện là Bà chúa Ba. Bà tu hành chín năm ở động Hương Tích đắc đạo trở thành Đức Quan Thế âm bồ tát. Sau trở về diệt trừ cái ác, đáp hiếu cha mẹ, phổ độ chúng sinh.

Phật thoại truyền miệng còn phong phú hơn. Theo các cụ bô lão làng Phú Yên (làng quản lý tuyến Tuyết Sơn) kể: khi mãnh hổ cõng Bà Chúa Ba đến núi Hương Sơn, ban đầu bà tu hành ở chùa Hỏa Quang - nay là nền đình làng Phú Yên, sau đó bà lên núi để tĩnh tâm, tu hành ở động Tuyết Sơn, ít lâu sau bà ngược hướng Bắc tu ở động Hương Tích.

Các cụ ở làng Yến Vĩ thì kể: Khi Ngọc Hoàng sai thần linh hóa hổ đến cứu bà Diệu Thiện, vì quyết chí tu hành không tuân theo lời cha nên bị vua sai lính giết, mãnh hổ cõng bà vào núi Hương Sơn. Chỗ bà xuống đầu tiên là hang Thánh Mẫu, còn gọi là am Phật Tích, tương truyền trong hang còn dấu một bàn chân bà in trên đá. Ở đây, bà sang một vũng nước trong hang bên cạnh tắm gội rửa nỗi oan ức bụi trần. Chỗ đó sau thành chùa Giải Oan có giếng Giải Oan. Người xưa quan niệm ai oan ức điều gì thành kính đến nơi đây lễ Phật, uống nước ở giếng Giải Oan coi như đã giải được nỗi uẩn khúc trong lòng.

Câu chuyện về bà chúa Ba là câu chuyện nhà phật sáng tác dựa trên các kinh điển đạo Phật. Nam Hải Quan Thế Âm bồ tát là biểu tượng đẹp đẽ của sự chân tu giữ đạo cứu đời, trở thành hình tượng gần gũi, thân thương, cảm thông sâu sắc nỗi bất hạnh của con người và dân chúng.

Việc lưu truyền Phật thoại về bà chúa Ba và hang Phật Tích ở nơi thờ Tam Phủ đã khẳng định sự thắng thua của đạo Phật ở đất Hương Sơn. Ở đó, Phật hiện thân trong tín ngưỡng thờ đá mà người dâm quen gọi là bụt mọc. Sức mạnh huyền diệu của Phật pháp đồng nhất với linh hồn thiêng liêng trong những cây đá, nhũ đá sẽ truyền cho các tín đồ niềm tin, tăng thêm sức mạnh cho mỗi người.

Lạ thay, chốn bồng lai tiên cảnh, lại thể hiện khát vọng rất thực của cuộc đời, cầu mong sự sinh sôi nảy nở, ước mong cuộc sống đầy đủ. Nhà nông cầu mong mình làm ruộng gạo vun lên thành đụn gạo trắng như ngọc, người buôn bán mong sao có lẽ, có lời, tiền của như cây vàng, cây bạc. Ai muốn con trai thì xoa đầu núi cậu, ai ước con gái thì xoa đầu núi cô. Còn người bệnh thì tin rằng những giọt nước rớt tí tách từ bầu sữa tiên (vú mẹ) sẽ trợ thêm sức mạnh cho người mau khỏe… Đó thực là những tín ngưỡng của người lao động. Nơi đây không có chỗ cho những ai cầu vinh hoa danh vọng, chức tước, quyền hành.

Những yếu tố trên đây cho thấy, dưới góc độ văn hoá dân gian, lễ hội chùa Hương mang màu sắc hội cầu may.

Lễ hội chùa Hưng trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.

Xã Hương Sơn là xã sở tại trực tiếp quản lý các tuyến du lịch. Trước khi vào chùa, du khách phải nghỉ lại ở các làng quanh bến Đục, bến Yến. Vì thế đi hội chùa Hương du khách dễ có dịp hòa mình vào không khí của hội làng truyền thống.

Ở trong chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Trong lúc chạy đàn, hai vị tăng ni múa rất dẻo và đẹp mắt qua những động tác ít thấy ở mọi nơi. Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ dứt. Về phần lễ có nghiêng về "thiền". Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Vòng là "chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngổn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là "tì nữ tuý Hồng" của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.

Như vậy, phần lễ là toàn thể hệ thống tín ngưỡng gần như là cả một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam; có sự

sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho. Những tính chất tôn giáo có phần bị tình yêu thiên nhiên, tinh yêu nam nữ, tình cảm cộng đồng… tràn đầy chất thẩm mỹ vừa thanh cao, rất trần tục lấn đi. Trẩy hội chùa Hương vì cả tâm hồn và thể xác đều được đắm sâu vào trong mây ngàn cỏ nội. Ngày hội, làng tổ chức rước thần từ đền ra đình. Cờ trống đi trước dàn nhạc bát âm kế theo, trai thanh gái lịch phù kiệu, ông già bà cả thành tâm tiễn thần. Không khí ấy làm tâm linh mọi người sảng khoái. Trong lễ hội có rước lễ và rước văn. Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc. điều khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng.

Trong suốt những ngày hội là sự nồng nhiệt của tuổi trẻ, là sự thành kính của các bậc cao niên, là sự hoan hỷ mà nam phụ lão ai ai cũng có phần riêng của mình. Cả ở những triền núi thấp cao, những rừng cây, rừng mơ… là những đoàn người trẩy hội. Kẻ đi ra, người đi vào, kẻ đi lên, người đi xuống bồng bềnh vào những đám mây nhẹ. Họ gặp nhau, quen hay không quen cũng vui vẻ chào nhau bằng một lời chào: "Nam mô a di đà Phật" nhẹ nhàng. đằm thắm và ấm áp…

Du khách đến chùa Hương sẽ có dịp được chứng kiến và may mắn tham dự vào không khí sinh hoạt văn hóa của lễ hội. Cảm nhận tinh thần thiên nhiên của ngày hội lịch sử ấy để từ đó hồi âm về quá khứ của tổ tiên ở một làng quê ven chân núi.

Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn …

Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Chính vì vậy, nói đến chùa Hương là nghĩ đến con đò - một dạng của văn hóa thuyền của cư dân Việt ngay từ thuở xa xưa. Và đến nay, ngày hội bơi thuyền ở chùa Hương luôn tạo cảm hứng mãnh liệt cho người đi hội.

Rời con thuyền, giã từ sông nước, con người được hòa nhập vào núi vãn cảnh chùa chiền và bắt đầu hành trình mới - hành trình leo núi. Leo núi chơi hang, chơi động lý thú vui nước đông đảo mọi người tham gia và hưởng ứng. Vì vậy mà leo núi Hương Sơn dẫu có mệt nhưng có cảnh có người và có không khí của ngày hội nên ai cũng cảm thấy thích thú với cuộc chơi sông núi của mình. Cuộc leo núi ấy tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn lên đến cái đẹp. Và sự kỳ vọng cái đẹp hẳn sẽ làm cho con người thêm phần sảng khoái tin yêu cuộc đời này hơn.

Trong không khí linh thiêng của ngày hội. Ở bất cứ chỗ nào như sân chùa, sân nhà tổ, hình thức hát chèo đò đều được thực hiện. Các vãi có giọng hay đứng dậy làm động tác chèo đò và hát những đoạn văn trên sáu dưới tám liên quan đến tích nhà Phật. Đây là một sinh hoạt rất được các vãi hâm mộ.

Có thể thấy, trẩy hội chùa Hương không chỉ dừng lại ở chốn Phật đài hay bầu trời - cảnh bụt, mà trước hết là do ở sự tiếp xúc - hòa nhập huyền diệu giữa con người trước thiên nhiên cao rộng. Đó là vẻ đẹp lung linh của sông nước, bao la của đất trời, sâu lắng của núi rừng, huyền bí của hang động… Và dường như đất - trời, sông núi đẹp hơn nhờ tài sáng tạo hình tượng - trí tưởng tượng này lòng nhân ái của con người.

Quan niệm lưỡng hợp biểu hiện ở thế đối ứng hai hiện tượng, hai phạm trù khác nhau mà bên nhau, làm cho cuộc hành trình về nơi thờ Phật dù có lúc vất vả nhưng vẫn đem lại sự cân bằng trong tâm thức và thể lực cho du khách.

Tổng thể thắng cảnh chùa Hương còn là biểu hiện của sự hòa hợp tự nhiên giữa tôn giáo và tín ngưỡng dân gian.

Trẩy hội chùa Hương là hành động giải tỏa hòa hợp giữa thực và mơ, tiên và tục - thực là nền tảng, mơ là uất vọng - trên cái nền mùa xuân tươi sáng mà con người Việt Nam chất phác, nhân ái thuở xưa cảm nhận hành động và trao truyền.

17
16
Doraemon
23/07/2018 17:18:32
Lễ hội chùa Hương đã có từ lâu đời. Hằng năm, cứ sau Tết Nguyên Đán là lễ hội bắt đầu và kéo dài gần như suốt mùa xuân. Khách hành hương từ khắp mọi miền đất nước, Việt kiều và du khách nước ngoài nườm nượp đổ về đây vừa để cầu mong một năm mới tốt lành, vừa để được đắm mình trong khung cảnh thần tiên của Hương Sơn. Thắng cảnh Hương Sơn thuộc huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội, cách trung lâm Thủ đô khoảng 70 km về phía Tây Nam. Đi ô tô qua thị xã Hà Đông, Vân Đinh, thẳng đến bến Đục thì dừng. Bắt đầu từ đây đã là địa phận Hương Sơn. Du khách xuống đò đọc, lướt theo dòng suối Yến trong xanh chảy giữa hai bên là cảnh đồng lúa mơn mởn. Trước mắt là dãy núi trập trùng tím biếc, ẩn hiện trong mây trắng, đẹp vô cùng!
Có thể nói quần thể Hương Sơn là sự kết hợp tuyệt vời giữa kì công của Tạo hoá với bàn tay khéo léo, tài hoa của con người. Các ngôi chùa được xây dựng rải rác trên triền núi đá vôi, thấp thoáng dưới rừng cây xanh thẳm. Từ chân núi trèo ngược lên hàng ngàn bậc đá cheo leo, gập ghềnh, khách hành hương sẽ lần lượt thắp nhang ở chùa Ngoài, rồi vào chùa Trong, lên chùa Giải Oan, chùa Thiên Trù với động Hinh Bổng... Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, đèn nến chập chờn giữa làn khối hương mờ mờ, ảo ảo, tạo nên không khí huyền bí, linh thiêng. Mỗi người đến chùa Hương với một tâm trạng, một ước nguyện riêng tư, nhưng điều chung nhất là cảm giác trút bỏ được những vướng bận hằng ngày của đời thường, cả thể xác lẫn tâm hổn đểu lâng lâng, thoát tục. Trên con đường dốc quanh co, dòng người nối theo nhau lên xuống. Già, trẻ, gái, trai đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi miền quê. Lạ hoá thành quen qua câu chào: “Nam mô A Di Đà Phật". Nhiều cụ bả chít khăn mỏ quạ, áo tứ thân bằng the nâu thắt vạt, tràng hạt đeo trên cổ, tay chống cây gậy trúc, chân bước thoăn thoắt chẳng kém thanh niên. Tiếng “Nam mô” râm ran suốt mọi nẻo đường.
Hương Sơn có rất nhiều hang động nhưng lớn nhất, kì thú nhất vẫn là động Hương Tích. Lên đến đây, du khách phóng tầm mắt nhìn bốn phía, mọi mệt nhọc sẽ tan biến hết, trong lòng lâng lâng niềm hứng khởi lạ thường. Trập trùng núi, trập trùng mây. Trên triền núi, dưới thung sâu, hoa mơ nở trắng như tuyết điểm, hương thơm thoang thoảng trong gió xuân. Tiếng chim ríu rít, tiếng suối róc rách văng vẳng lúc gần, lúc xa. Quả là một bức tranh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tinh. Du khách khoan khoái hít căng lổng ngực không khí thơm tho, trong lành trước khi xuống động. Động Hương Tích được chúa Trịnh Sâm ca ngợi là “Nam thiên đệ nhất động”. Nhìn từ bên ngoài, cửa động giống như miệng một Con rồng khổng lồ đang há rộng. Động ăn sâu vào lòng núi. Đáy động bằng phẳng, có thể chứa được mấy trăm người. Ánh đèn, ánh nến lung linh. Những nhũ đá, cột đá muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cẩu vồng. Nào hòn Cậu, hòn Cô, nào nong tằm, né kén, nào cây bạc, cây vàng, cót thóc... Khách hành hương muốn cầu phúc, cầu lộc, cầu duyên... cứ việc thắp nhang rổi thành tâm khấn vái, biết đâu Trời sẽ thương, Phật sẽ độ trì cho được như ý.
Đi hội chùa Hương ít nhất phải hai ngày mới thăm hết được các chùa. Ngồi trong động Hinh Bổng, lắng tai nghe tiếng gió thổi tạo thành điệu nhạc du dương trầm bống, ta sẽ đắm minh trong không khí mơ màng của cõi mộng. Trên đỉnh núi có tảng đá lớn và phẳng, tương truyền rằng đó là bàn cờ tiên. Mỗi năm một lần, các vị Tiên ông lại xuống trần, đọ tài cao thấp ở đó. Còn biết bao huyền thoại khác gắn liền với chùa Hương, tô đậm thêm vẻ kì bí và linh thiêng của danh lam thắng cảnh này.
Tạm biệt chùa Hương, trong tay mỗi du khách đểu có vài thứ mang về làm kỉ niệm. Chiếc khánh xà cừ buộc bằng chỉ đỏ đeo vào cổ lấy may, cây gậy trúc đã theo chân suốt cuộc hành trình, chuỗi hạt bồ đề, gói trà lão mai hay bó rau sắng xanh mướt mà nhà thơ Tản Đà đã nhắc đến trong thơ ông từ những năm ba mươi, bốn mươi của thế kỉ trước : Muốn ăn rau sắng Chùa Hương. Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa... Du khách lên xe ra về mà lòng bâng khuâng, lưu luyến, mong cho chóng đến mùa lễ hội năm sau. Chẳng ai bảo ai, mọi người cùng ngoái lại nhìn để in đậm thêm trong tâm tưởng bức tranh tuyệt mĩ của phong cảnh Hương Sơn, để càng thêm yêu mến, tự hào về giang sơn gấm vóc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×