Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về ý nghĩa của việc hiểu mình hiểu người

2 trả lời
Hỏi chi tiết
19.910
54
18
mỹ hoa
30/03/2018 08:50:39

“Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng”. Đó là quy luật tâm lý hàng đầu, luôn phát huy tác dụng. Biết mình, hiểu tâm lý mình đã đành, mà muốn thành công, chinh phục được nhân tâm, bạn còn cần phải biết người, hiểu người, “đọc” ra được các diễn biến tâm lý nơi người nữa.

Hiểu người, để rồi đáp ứng người, thì kết quả là người cũng sẽ đáp ứng mọi điều mình mong muốn. Đức Khổng từng dạy rằng: “muốn người khác làm điều gì cho mình, trước hết mình hãy làm điều đó cho người khác”. Và đó cũng tương tự như nguyên tắc Bạch Kim trong mối quan hệ: “Hãy đối xử với người khác theo cách người ấy mong muốn”.

Muốn làm được điều đó, bạn phải thấu hiểu tâm lý người khác. Muốn thấu hiểu tâm lý người khác, bạn phải biết học cách quan sát và để ý nhiều đến người khác. Vì tâm lý bên trong thường được biểu lộ ra thành những hành vi, cử chỉ bên ngoài.

Hãy tập để ý quan tâm đến mọi người bạn gặp gỡ thường ngày trong cuộc sống, trong công việc. Và hãy tập chiều lòng họ. Đó là cách để bạn gây dựng tốt các mối quan hệ, tạo thiện cảm với mọi người, để đến lượt mình, bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công đúng như ý mình mong muốn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
26
18
Quỳnh Anh Đỗ
30/03/2018 11:23:39
Binh pháp Tôn Tử dạy “Tri kỷ tri bỉ bách chiến bách thắng”, tức là, “Biết ta biết người trăm trận trăm thắng”. (Biết ta trước, rồi đến biết người).
Nhưng trong đời sống tâm linh để “chiến đấu” với cuộc đời thì ta cần phải đổi một tí: “Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng.” Nghĩa là, ta chỉ cần biết ta, là ta thắng cuộc chiến đời.
Vì sao?
Vì trong cuộc chiến đời, địch thủ của ta là chính ta.
Nhưng “biết mình” thì cực kỳ khó. Nếu bạn chưa khổ luyện môn “biết mình” bạn sẽ không bao giờ biết được “biết mình” khó đến mức nào.
Thực ra, một chữ “biết mình” là toàn bộ giáo pháp của Phật gia . Bát Nhã Tâm Kinh nói: “Khi Bồ tát Quán Tự Tại thấy rõ mình (ngũ uẩn) là Không, ngài liền [giác ngộ].” Chỉ cần biết rõ mình là giác ngộ. Thế thì “biết mình” không khó sao được?
Thử một tí “biết mình” bên ngoài thôi. Ta có thể đi vòng quanh một người bạn đang đứng và nhìn được hết cơ thể của bạn ấy; nhưng ta chỉ thấy được một tí phiá trước cơ thể của chính ta, còn đầu và lưng thì đành chịu.
Đó là bên ngoài, về bên trong thì “biết tâm mình” lại càng khó cực kỳ, vì:
Khi buồn, mình thấy mọi sự màu xám, vui thì mọi sự màu hồng, giận thì mọi sự màu đỏ, yêu thì mọi sự màu tím, hứng khởi thì mọi sự màu xanh, tuyệt vọng thì mọi sự màu đen, thành kiến gì thì mọi sự có màu thành kiến đó…
Chẳng khi nào ta mình nhìn mà không qua một lăng kính màu nào cả. Ngoại trừ… khi tâm ta tĩnh lặng hoàn toàn—không buồn, không vui, không giận… Nhưng đạt đến được mức này thì tốn rất nhiều luyện tập gian khổ.
. Khi mình nhìn chính mình thì mình lại có thêm một lăng kính thứ dữ nữa, gọi là “tôi”. Lăng kính này nhìn quỷ cũng ra thiên thần. Cho nên “tôi” mà nhìn “tôi” thì lúc nào cũng thấy một thiên thần sắc nước hương trời cười mỉm chi dịu dàng tuyệt đẹp, chẳng bút mực nào tả xiết.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo