Tham khảo:
Xã hội phong kiến ngày xưa đầy rẫy bất công, oan trái, tầng lớp thông trị chỉ biết ăn chơi sa đọa và chà đạp người dân. Trong truyện ngắn ‘Sống chết mặc bay’, tác giả tài hoa Phạm Duy Tốn đã xây dựng nên 1 quan phụ mẫu điển hình như thế. Câu chuyện lấy bối cảnh ở làng X thuộc xã X, vào lúc nửa đêm khi nông dân phải vật lộn với thiên nhiên để hộ đê thì trong đình, 1 tên lòng lang dạ sói mà nhân dân vẫn gọi là quan phụ mẫu đang ung dung chơi tổ tôm trong đình, mặc cho nhân dân phải lam lũ chống chọi với thiên tai. Khinh bỉ thay, phẫn nộ thay cho tên vô nhân đạo, hắn đi hộ đê mạ đem theo bao nhiêu thứ: nào yến hấp đường phèn, nào ống thuốc bạc, nào dao chuôi ngà, nào tăm bông…. Xem ra xa hoa, sung sướng lắm. Trong lúc lũ con dân của hắn đang tầm tả ngoài kia mà hắn có thể ăn chơi phè phỡn trên nỗi khổ của họ. Bỗng có tiếng kêu vang dậy trời đất, rồi 1 người vội vã chạy vào nói với hắn là đê đã vỡ, nhưng tên vô lương tâm ấy không những không nghĩ cách cứu đê mà còn quát mắng người dân khổ sở ấy, điều đó đã chứng minh quan phụ mẫu là 1 tên vô lương tâm. Khi đê vỡ cũng là lúc quan ù ván bài to nhất, tình cảnh bên ngoài rơi vào cảnh nghìn sầu muôn thảm. Người sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Tất cả lênh đênh mặt nước nhưng quan lại được sự sung sướng khi ván bài đã ù to nhưng trên tính mạng của người dân vô tội. Tính cách xa hoa, vô trách nhiệm của tên lòng lang dạ sói đã dẫn đến hậu quả thảm sầu cho người dân.