Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 câu phát biểu cảm nghĩ của em về bài ca dao: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Câu 1:
Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 câu phát biểu cảm nghĩ của em về bài ca dao:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Câu 2: Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 câu phát biểu cảm nghĩ của em về thân phận và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến qua bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương.
5 trả lời
Hỏi chi tiết
8.969
79
11
Deano
01/11/2017 22:00:54
Câu 1
Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
18
24
Quỳnh Anh Đỗ
02/11/2017 12:52:26
Câu 2:
Hình ảnh người phụ nữ VN từ rất lâu đã trở thành đề tài hấp dẫn muôn thuở cho các nhà thơ, nhà văn. Đặc biệt qua các bài “Tự Tình” của Hồ Xuân Hương và “Thương Vợ” của Trần Tế Xương chúng ta sẽ hiễu rõ thêm phần nào về thân phận của người phụ nữ thời xưa dưới chế độ phong kiến. Nhất là về phẩm chất cao quý và nỗi đau đến chua xót của những người phụ nữ thời bấy giờ. 
Với bút pháp tả thực, từ ngữ giản dị đã gợi cho ta thấy được sự cô đơn lạnh lẽo trong cái không gian mênh mông thanh vắng đến trống trải của đêm khuya, âm thanh của tiếng trống như làm khuấy động bầu không khí yên tĩnh xung quanh và trong tâm hồn của Hồ Xuân Hương. Từ ngữ "hồng nhan" như ám chỉ một người phụ nữ xinh đẹp, quyến rủ thế nhưng nó lại cứ "trơ" ra như là một sự mỉa mai. Hồ Xuân Hương đã mạnh dạng công khai một hiện thực hết sức bẽ bàng, chua xót mà bà đang nếm phải. Và cũng từ đó bà nhận ra được số phận của những người phụ nữ trong chế độ phong kiến thối nát, với những quan niệm "trai thì năm thê bảy thiếp" đã làm cho người phụ nữ không có được một chỗ đứng trong xã hội, họ lo lắng cho thân phận trôi nổi cuả mình bởi họ không thể quyết định được duyên phận, số phận của bản thân họ. 
Bà đã mượn rượu để quên tình đi, quên đi cái số phận hẩm hiu của mình, nhưng say rồi lại tỉnh lại càng buồn tủi hơn, đau khổ hơn và càng nhận ra cái vòng quẩn quanh trong cuộc đời thân phận thật sự của chính bản thân mình. Hình ảnh vầng trăng sắp tàn mà lại khuyết chưa tròn như ngụ ý một nhân duyên không trọn vẹn mà tuổi xuân thì cứ lạnh lùng trôi qua hết năm này qua năm khác mà không trở lại. 
Khoảng không gian như được mở rộng hơn, xa hơn qua tầm nhìn của tác giả, những động từ "đâm", "xiên" của đá, rêu gợi lên một sức sống mạnh mẽ, dù đó là vật vô tri vô giác nhưng nó cũng có sức sống mãnh liệt đến nỗi nó cứ sống mãi sống mãi trong đôi mắt của Hồ Xuân Hương, cùng với sự bướng bỉnh thể hiện sự kháng cự đầy quyết liệt của Hồ Xuân Hương đã nói lên một nỗi khao khát được hạnh phúc, có được một mái ấm gia đình, được người chồng thương yêu chăm sóc chứ không phải ngồi một mình trong đêm khuya thanh vắng với sự cô đơn và lạnh lẽo trong nỗi buồn tủi. 
Hồ Xuân Hương đã chán ngán, ngán ngẫm với nỗi cô đơn, buồn tủi, khi ngày này lại tiếp nối ngày khác, xuân này lại nối xuân khác mà qua. Tâm trạng chán chường trước một mảnh tình không được trọn vẹn mà phải "chia năm sẻ bảy" để rồi cuối cùng chỉ còn một mảnh "tí con con". Mặc dù Hồ Xuân Hương có bản lỉnh có giỏi gian như thế nào cũng không thoát khỏi được nghịch cảnh của số phận. Bởi người phụ nữ không hề có được địa vị trong xã hội này. Cái xã hội bất công "trọng nam khinh nữ", đã làm cho người phụ nữ điêu đứng, nhưng cũng từ đó những phẩm chất tốt đẹp của họ được bộc lộ rõ nét hơn… 
Hoàn cảnh kiếm sống vất vả, lam lũ của bà Tú đã được giới thiệu rất rõ nét, thời gian cứ lặp đi lặp lại hết năm này sang năm khác, dù trời nắng hay mưa vả lại phải buôn bán ở mom sông là nơi nguy hiểm ẩn nấp, bà Tú phải làm việc vất vả, cực nhọc để "nuôi đủ năm con với một chồng" nói lên cái gánh nặng đôi vai, một bên là chồng, một bên là con .Đó không phải là một điều dễ dàng mà ai cũng có thể làm được. 
Tác giả đã sữ dụng biện pháp tu từ đảo ngữ một cách tinh tế "lặn lội thân cò " vừa nói lên được cuộc sống vất vả tảo tần buôn bán ngược xuôi, vừa khắc họa rõ nét chân dung của bà Tú ở những nơi nguy hiểm vắng vẻ mà đáng ra việc đó phải dành cho người chồng, người cha, người trụ cột của gia đình thế nhưng bà Tú lại phải gánh lấy không một lời than phiền oán trách. Câu thơ còn gợi tả cảnh chen chúc, bươn bả trên sông nước của những người buôn bán nhỏ. Buổi “đò đông” không chỉ có những lời phàn nàn, cáu gắt, những sự chen lấn xô đẩy mà còn chứa đầy sự bắc trắc nguy hiểm. 
Nói lên cái đức tính cao đẹp, giàu đức hy sinh, dù gian nan, vất vả thế nào thì cũng là duyên phận, bà Tú chấp nhận tất cả, giấu kín lòng mình với bao nỗi xót xa, tủi cực chịu thương chịu khó vì chồng vì con, biết chịu thương chịu khó. Nghệ thuật đối trong hai câu thơ trên đã làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp, tần tảo nuôi con của bà Tú nói riêng và người phụ nữ VN nói chung.
Nguồn:Tác giả như nói thay lời của vợ mình_bà Tú, để than trách chính bản thân mình, là người chồng không làm được việc tích sự gì để chăm lo đến gia đình rồi còn trở thành một gánh nặng đè trên vai người vợ, "hờ hững" không hề quan tâm đến gia đình, vợ con, không biết chia sẽ những nỗi vất vả của vợ. Phải chăng đây cũng chính là một gia đình điển hình trong chế độ phong kiến thời xưa với những thủ tục lạc hậu "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" đã trở thành một sự ràng buộc đối với người phụ nữ. 
Qua hai tác phẩm trên đã làm cho chúng ta hiểu rõ thêm về thân phận người phụ nữ thời xưa, với những khát vọng, những ước mơ nhỏ bé mà họ ao ước được một gia đình ấm êm, cuộc sống no đủ, có thể làm chủ được số phận của mình. Và ta càng hiễu rõ thêm những phẩm chất tốt đẹp, sẵn sàng hy sinh vì chồng vì con của người phụ nữ VN.
15
14
Quỳnh Anh Đỗ
02/11/2017 12:54:04

Bài làm

Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.

Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son…”
Họ là những người đẹp về cả ngoại hình  và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình. Chính Hồ Xuân Hương cũng phải tức giận mà thốt lên rằng:

“Giá đây đổi phận làm trai được

Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?”
Họ là phái yếu, nhưng họ cũng có khả năng làm được những điều mà nam giới làm. Thế nhưng xã hội không cho phép. Có mấy ai dám ngông ngênh nói như Hồ Xuân Hương. Không nói đến văn hay, nhiều người còn quan niệm con gái không cần đi học, không cần biết chữ. Vậy thì họ làm sao có thể làm chủ được số mệnh của mình?
Tuy vậy, sống trong hoàn cảnh nghèo khó, nhưng họ vẫn là những người phụ nữ thương chồng, thương con, biết chăm lo, vun vén cho cuộc sống gia đình. Họ vất vả, tảo tần những không một lời oán thán. Tú Xương – một nhà thơ rất bất mãn với tình cảnh đất nước lúc bấy giờ, cũng như với những gò bó của xã hội phong kiến, đã lên tiếng “bênh vợ”, cũng như bênh cho cả một xã hội phụ nữ không được lên tiếng, không được bảo vệ:

“ Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng”

Xã hội phong kiến bất công, xã hội mà con người trở thành nô lệ của đồng tiền, khiến cho người phụ nữ phải vất vả, tần tảo đi chợ sớm hôm nuôi chồng, nuôi con. Thế nhưng họ coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc chứ không phải là gánh nặng. Ta bỗng nhớ đến hình ảnh mẹ cò trong câu ca dao của ông cha ta thuở trước:

“Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”

Họ là những người giàu đức hi sinh. Dù có gian khổ đến mấy nhưng họ không một lời oán trách.

Thế nhưng, có mấy người thương vợ được như Tú Xương. Thuở xưa, chế độ đa thê vô cùng phổ biến. Một người phụ nữ có thể phải chịu làm lẽ cho một gia đình giàu có nào đó. Họ phải chịu sự ghen ghét của người vợ cả và những người vợ lẽ khác. Cuộc sống chung chồng ấy, thật vô cùng cực khổ. Hồ Xuân Hương đã phải thốt lên rằng: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!”. Nhưng bà cũng không tránh khỏi guồng quay của số phận, cũng phải đi làm vợ lẽ người ta, chỉ có thể hưởng một hạnh phúc không trọn vẹn. Sự ngang tàng, bướng bỉnh, vùng lên của bà, cũng chỉ là một hạt cát giữa sa mạc.

Đại thi hào Nguyễn Du đã từng viết:
“Thương thay thân phận đàn bà

Dù rằng bạc mệnh vẫn là lời chung”

Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên nhưng đau đớn, tủi nhục ấy, để kiếm tìm hạnh phúc cho mình.

0
1
NoName.1032358
01/10/2020 17:37:04
+2đ tặng
La the nao de la ve cam nghi cua cong cha nhu nui ngat troi
 
1
0
Phạm Bảo
03/12/2020 08:50:39
Câu 1:
Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 câu phát biểu cảm nghĩ của em về bài ca dao:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư