Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ tài giỏi của dân tộc Việt Nam, người dẫn đường cho cách mạng đi đến bến bờ của thành công, người cũng là người mang lại cho chúng ta cuộc sống hòa bình, hạnh phúc, ấm no như ngày hom nay. Nói đến công lao cũng như tấm lòng của Bác đối với dân tộc Việt Nam thì không sao kể xiết. Trong văn chương, đã có rất nhiều những tác phẩm hay và độc đáo viết về Bác, đó là sự ngợi ca, lòng tự hào, yêu mến kính trọng đối với vị cha già dân tộc. Nhà thơ Viễn Phương cũng là một trong những nhà thơ rất thành công khi viết về Bác, bằng nguồn cảm xúc dạt dào, tình thương, lòng kính trọng chan chứa dành cho Bác, Viễn Phương đã viết lên bài thơ “Viếng lăng Bác” đầy xúc động.
Bài thơ “Viếng lăng Bác” là bài thơ thể hiện được sự xúc động của một người con miền Nam, sau bao ngày mong nhớ, cuối cùng cũng được đến lăng Bác, thể hiện tình cảm không chỉ của cá nhân nhà thơ mà còn là tình cảm, cảm xúc chung của tất cả những người dân miền Nam với Bác. Trong sự xúc động ấy, nhà thơ Viễn Phương đã khắc họa lại hình ảnh của Bác thật đẹp, đó là hình ảnh trong cảm nhận, trong tâm trí của chính nhà thơ:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Sau khi thể hiện những cảm xúc nghẹn ngào, xúc động khi được đặt chân đến lăng Bác, nơi vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già dân tộc yên giấc ngàn thu, thì nhà thơ Viễn Phương đã thể hiện trực tiếp tình cảm kính trọng, yêu thương dành cho Bác, cũng đồng thời là sự ghi nhớ, nhắc nhở về công lao to lớn của Bác đối với dân tộc,con người Việt Nam. Ở trong những câu thơ này, hình ảnh mặt trời được lặp lại hai lần, ta có thể thấy đây là dụng ý nghệ thuật độc đáo của nhà thơ. “Mặt trời” ở câu thơ đầu tiên là hình ảnh mặt trời của tự nhiên, đó là một khối cầu tròn, mang đến nguồn nhiệt lượng cũng như ánh sáng, duy trì sự sống, sự tồn tại của con người.
Từ vai trò quan trọng đó của mặt trời, nhà thơ Viễn Phương đã khéo léo gợi nhắc về một mặt trời thứ hai “Thấy một mặt trời trong lăng rất đẹp”, nhưng hình ảnh mặt trời ở câu thơ này không còn là mặt trời của tự nhiên, vũ trụ nữa mà nó là một ẩn dụ về Bác, cụ thể hơn là về công lao, vai trò của Bác đối với người dân Việt Nam. Nếu mặt trời của tự nhiên đem đến sự sống cho con người, vạn vật, thì mặt trời Bác Hồ lại là nguồn sống, là ánh sáng hi vọng của dân tộc Việt Nam. Trong màn đêm đen tối của xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XX, cách mạng chìm sâu trong khủng hoảng, người dân lầm than, đau khổ. Khi ấy , Bác Hồ là người mang đến ánh sáng của hi vọng, dẫn đường cho cách mạng Việt Nam đến bến bờ thành công, dẫn lối cho con người Việt Nam đến bến bờ của hạnh phúc.
“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
Vì Bác là người mà cả dân tộc yêu thương, kính trọng, người có công lao trời bể với dân tộc, giống nòi nên sự ra đi của Bác là sự mất mát, đau thương vô cùng to lớn. Mà nếu là người Việt Nam thì không khỏi bàng hoàng, xúc động khi nghĩ về sự mất mát quá đỗi to lớn ấy. Nhưng, về hiện thực tuy Bác đã không còn nữa nhưng đối với người dân Việt Nam thì sự sống của Bác là bất diệt, bởi sự sống ấy tồn tại trong tâm thức mỗi con người. Những người con của Bác ngày ngày vẫn hướng về Bác, về một sự sống bất diệt của “mặt trời” rất đỏ trong lăng “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ”, dâng lên người những tràng hoa của lòng kính yêu, tôn trọng “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.
“Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
Trong tâm thức của con người Việt Nam, không có sự ra đi nào cả, Bác chỉ là đang chìm vào trong một giấc ngủ sâu, một giấc ngủ bình yên “Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên”, khi đất nước đã được hòa bình, người dân Việt Nam đã có một cuộc sống yên bình, no ấm thì khi ấy, giấc ngủ của bác cũng trở nên “bình yên”, bởi Bác không còn phải suy tư, lo toan, dành cả cuộc đời cho dân tộc, giống nòi. “Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”, câu thơ là tình cảm thiêng liêng của nhà thơ cũng như những người dân Việt Nam dành cho Bác. Bác tuy chìm vào giấc ngủ, nhưng vầng sáng của con người Bác, cũng như tình yêu của người dân Việt Nam với Bác không bao giờ tắt, mãi tỏa rạng, như “vầng trăng sáng dịu hiền”.
Như vậy, bài thơ “Viếng lăng Bác” là những tâm sự đầy chân thành của nhà tơ Viễn Phương, đó không chỉ là sự nghẹn ngào, xúc động của người con miền Nam ra thăm người cha già yêu dấu. Mà thông qua những cảm xúc của mình, nhà thơ cũng truyền tải cho người đọc một bức chân dung thật đẹp về Bác, con người vĩ đại suốt đời tận tụy, hi sinh mình cho dân tộc, giống nòi. Những công lao trời bể ấy, hình ảnh đẹp đẽ ấy mãi cháy rực trong lòng