Thông thường, để phân tích nghệ thuật miêu tả tâm lí của các nhân vật trong truyện, bạn cần lưu ý đến diễn biến tâm lý của các nhân vật chính mà cụ thể ở đây là bé Thu và ba bé.
+ Về diễn biến tâm lý của bé:
Thứ nhất, bạn cần chú ý phân tích cách ứng xử của bé khi nhận ra khuôn mặt xấu xí của người cha. Qua đó, ta thấy được điều gì của bé? Đó là tình yêu mãnh liệt của đứa con khao khát được gặp cha bấy lâu. Thế nên, khi gặp người đàn ông mà em cho là hoàn toàn lạ lẫm ấy, với thái độ luôn tự hào về người cha oai phong bệ vệ mà em hằng thần tượng đã không cho phép em dễ dàng chấp nhận sự thật phũ phàng đó, em ngoảnh mặt lạnh lùng với người đàn ông xa lạ và một mực khẳng định: cha của con phải khác cơ.
Thứ hai, bạn phân tích cách ứng xử của bé khi cha đã về nhà. Qua đó, khắc họa tính cách bướng bỉnh của đứa con gái hiếu thảo.
Thứ ba, bạn phân tích sự hối hận của bé khi đã tự mình biết về sự thật. Ngay lúc ấy, tình cha con thắm thiết nảy nở trong lòng bé, em vỡ òa trong nước mắt và âu yếm ôm hôn người cha của mình... dù đã quá đỗi muộn màng!
Tóm lại, quá trình tâm lí của Thu diễn ra như đây: chối bỏ, phủ định -> ngang ngạnh ->hối hận.
+ Về diễn biến tâm lý của ba bé:
Bạn cũng làm tương tự như trên. Qua đó, ta nhận ra tình cảm sâu đậm mà người cha nơi chiến trận trọn dành cho đứa con gái bé bỏng.
Tóm lại, quá trình tâm lí của ba bé diễn ra như đây: bất ngờ -> thất vọng ->chờ đợi -> giận dữ -> mừng rỡ.
Ta rút ra kết luận về nghệ thuật miêu tả tâm lý của tác giả: NQS tuy đứng trên lập trường là người kể chuyện ở ngôi thứ 3 nhưng đã thể hiện được khả năng thấu hiểu tâm lý và nỗi lòng riêng của từng nhân vật. Và cũng nhờ vào cái tài ấy, tác giả đã giúp cho người đọc dễ dàng hơn trong việc hiểu rõ thêm về những nỗi đau, mất mát lớn mà nhân dân ta đã phải chịu đựng, hy sinh vì chiến tranh. Mặt khác, thông qua tác phẩm, ta mơ màng nhận ra cái nhìn cảm thông của nhà văn đối với tình cha con đầy thiêng liêng, trở nên bất tử trước cuộc chiến tranh đến quốc phi nghĩa.