LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về việc: Nói không với tiêu cực trong kiểm tra và thi cử

4 trả lời
Hỏi chi tiết
8.542
11
3
Cute Mai's
25/04/2018 08:02:08
  • Mở bài:

Kiểm tra, thi cử là một hoạt động rất quan trọng diễn ra trong trường học và ngoài xã hội. Mục đích của việc kiểm tra, đánh giá và thi cử nhằm phát hiện các điểm mạnh điểm yếu của từng người học. Qua đó điều chỉnh việc học tập và giảng dạy cho thích hợp. Thi cử cũng nhằm đánh giá phân loại và đảm bảo chất lượng đầu ra hay đầu vào của các chương trình giáo dục, bảo công bằng và hợp lý trong các cuộc tuyển chọn. Thế nhưng, việc kiểm tra, đánh giá và thi cử hiện nay vẫn còn nhiều điều bất cập. Hiện tượng tieu cực, gian lận trong thi cử diễn ra khá phổ biến. Nhất là trong giới học sinh hiện nay.

  • Thân bài:
Tiêu cực, gian lận trong thi cử là gì?

Tiêu cực là hành động không lành mạnh. Gian lận là hành vi cố ý lừa dối, giấu giếm, làm trái với quy định. Hai hành vi này có tác động không tốt đối với quá trình phát triển của xã hội.

Hiện tượng tiêu cực, gian lận trong thi cử là những hiện tượng không lành mạnh diễn ra trong các kì thi dẫn đến kết quả, không đúng với thực chất.

Biểu hiện tiêu cực trong thi cử:

Học sinh quay cóp, trao đổi bài với nhau. Ở mức độ cao hơn, học sinh cố ý mang tài liệu vào phòng thi dưới nhiều hình thức tinh vi. Thậm chí, nhiều học sinh còn nhờ người đi thi hộ,…

Phụ huynh mua chuộc giáo viên, cán bộ, đưa hối lộ bằng nhiều hình thức để được ưu ái hơn…

Giáo viên bán đề, gợi ý đề, bán điểm, gạ tình đổi điểm, chấm bài thiếu trung thực. Nhiều giáo viên còn tự ý cho điểm khống…

Cán bộ: triển khai đáp án và hướng dẫn chấm không đúng, làm việc thiếu trách nhiệm, ráp phách báo điểm sai, tổ chức kém nhưng báo cáo thiếu trung thực…

* Hiện trang tiêu cực trong thi cử đang diễn ra hiện nay:

– Tiêu cực trong thi cử là một căn bệnh trầm kha trong giáo dục, tồn tại dai dẳng và có xu hướng gia tăng hằng ngày, hằng giờ ở mọi nơi, mọi cấp, mọi người.

– Tiêu cực trong thi cử đã là chuyện bình thường, là chuyện đương nhiên của những lần kiểm tra hoặc thi cử, thậm chí xã hội đã coi việc trung thực đồng nghĩa với thiệt thòi.

* Tác hại của việc gian lận, tiêu cực trong thi cử:

– Không đạt được mục đích thi cử: cho kết quả thực chất, không đánh giá trình độ của người được kiểm tra dẫn đến hậu quả khôn lường:

+ Nếu thi cử là để biết trình độ học sinh mà giảng dạy, thì việc giảng dạy sẽ không sát với đối tượng, dẫn đến nguy cơ không tiếp tục được.

+ Nếu thi cử để chọn người thì người được chọn sẽ không đúng, không có khả năng làm việc, không đáp ứng nhu cầu của xã hội.

+ Nếu thi cử để công nhận bằng cấp thì bằng cấp không đúng với khả năng thật, dẫn đến xã hội không thật, đưa đến việc vạch chiến lược cho đất nước sẽ quá tầm.

– Đối với người học: Nếu học sinh không coi thi cử là một công việc nghiêm túc, không coi học tập là một quyền lợi và nghĩa vụ của một người công dân để nỗ lực, mà chỉ trông chờ vào “sự bát nháo của trường thi” kiếm chác cho được mảnh bằng vào đời thì sẽ không có kiến thức thực tế, không đáp ứng nhu cầu xã hội, sẽ không tìm được việc làm, hủy hoại tương lai của chính bản thân, gia đình và xã hội.

– Tác hại nghiêm trọng đến đạo đức con người: sống không trung thực, lừa dối, phỉnh nịnh…

– Tác hại đến đạo học của đất nước: hủy hoại các nền tảng giáo dục, làm triệt tiêu động lực học tốt, dạy tốt và gây lãng phí tiềm năng sáng tạo của các thầy cô giáo.

* Nguyên nhân làm nảy sinh hiện tượng gian lận, tiêu cực trong thi cử:

– Do học sinh lười học, thiếu trung thực, không có ý thức phấn đấu nhưng muốn có kết quả cao nên tìm cách “chạy” để có điểm đậu.

– Do cha mẹ nhận thức sai lệch, gây áp lực, đẩy học sinh vào việc tiêu cực. Bản thân cha mẹ cũng không trung thực, muốn con có kết quả cao nên luồng lách vào những kẻ hở của quy chế thi để mong tìm một chỗ học tốt cho con em.

– Do giáo viên “tạo điều kiện”, gợi ý “cho học sinh tiêu cực, chạy đề thi, chạy điểm thi.

– Do chương trình đào tạo, kiến thức giáo viên và cách truyền đạt kiến thức của giáo viên khó tiếp thu dẫn đến người học không thể tiếp thu được kiến thức nên phải tiêu cực mới đạt kết quả mong muốn.

– Do cấp trên gây áp lực, đưa ra tỷ lệ, dùng tỉ lệ để đánh giá kết quả giáo dục của trường, của giáo viên.

– Do công tác quản lí, giám sát chưa chặt chẽ, còn sơ hở; các quy chế, quy định quản lí đào tạo bất cập, yếu kém, thiếu khoa học.

– Do xã hội quá coi trọng bằng cấp, ít chú ý đến thực chất, tài năng và phẩm chất trong công việc tuyển chọn và nhìn nhận, đánh giá một con người.

* Giải pháp khắc phục hiện tượng gian lận và tiêu cực trong thi cử:

Cần có giải pháp đồng bộ từ trên xuống, từ trong mỗi gia đình đến xã hội:

– Ở trường lớp: giáo dục tính trung thực, tổ chức tốt việc học tập và thi cử trong từng môn học, từng tiết học, tạo cho học sinh một nề nếp nghiêm túc.

– Tuyên truyền để học sinh, sinh viên, phụ huynh thấy cần có năng lực thật sự để làm người, để có một nghề mới chính là giấy thông hành vào đời, chứ không phải bằng cấp có được do tiêu cực.

– Không chỉ phát động phong trào chống tiêu cực trong thi cử như hiện nay mà không phải duy trì thường xuyên, không có kiểu đánh trống bỏ dùi. Ngành giáo dục cần tổ chức những kì thi tuyệt đối nghiêm túc. Cấm thi vĩnh viễn hoặc nhiều năm đối với những thí sinh vi phạm. Kĩ luật nặng hoặc cho thôi việc những giáo viên hoặc cán bộ tiêu cực.

– Ngoài xã hội: Trước mắt cần sàng lọc cán bộ công chức, loại những người không có năng lực hoàn thành nhiệm vụ, dù có nhiều bằng cấp “đẹp” ra khỏi bộ máy. Không quá chú trọng đến bằng cấp khi tuyển dụng.

* Ý thức trách nhiệm của học sinh trong thi cử:

– Chăm chỉ học tập, cương quyết nói không với tiêu cực trong thi cử.

– Chân thành góp ý với bạn bè; tạo dư luận tích cực trong việc học tập và thi cử.

– Mạnh dạn lên án hành vi tiêu cực trong thi cử của xã hội.

  • Kết bài:

Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực (William Shakespeare). Hãy luôn trung thực với bản thân, trung thực với mọi người bạn sẽ được trân trọng và yêu thương. Còn ngược lại, nếu cứ giả dối, gian lận sóm muộn gì cũng chuốc lấy thất bại nặng nề.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
17
2
Cute Mai's
25/04/2018 08:02:34
Ngày nay, Hiện tượng “tiêu cực trong thi cử” và “bệnh thành tích trong giáo dục” ở các nhà trường là một hiện tượng xấu cần được xoá bỏ, bởi nó sẽ làm cho học sinh ỷ lại, không tự phát huy được năng lực học tập của mình, làm cho các thầy cô giáo mất đi lương tâm của nghề nghiệp. “Tiêu cực trong thi cử” là những hành vi gian lận trong thi cử ví dụ như: thí sinh mang vào trong phòng thi và sử dụng những tài liệu, thiết bị cấm không được cho phép, hay giám thị coi thi cũng có những hành vi gian lận như cố tình lờ đi cho thí sinh sử dụng tài liệu, chép bài của nhau, trao đổi với nhau… Còn “bệnh thành tích trong giáo dục” là gì? Đó là những danh hiệu, bằng khen thi đua của thầy cô giáo và các em học sinh, giữa các lớp, các trường và các phòng ban với nhau để tạo ra các bảng điểm ảo, thành tích ảo, không phản ánh được đúng năng lực và trình độ. Đó chính là hành động vi phạm có ý thức. Vậy ý nghĩa của cuộc vận động này là phòng chống và ngăn chặn những hành vi gian lận, bao che trong giảng dạy, học và thi cử.
5
1
Cute Mai's
25/04/2018 08:03:06
Hiện nay, cái mà học sinh cần khi tốt nghiệp phổ thông không phải là tấm bằng thuần tuý mà là năng lực để học nghề, hay học lên đại học, gây dựng một tương lai cho bản thân. Vì vậy, cuộc vận động này chính là lợi ích của học sinh. Nếu loại bỏ được căn bệnh “chạy theo thành tích” như hiện nay thì sẽ không còn tình trạng học sinh, sinh viên phải “chọi nhau” ở các kỳ thi tập trung đông đúc do việc học, cách học, thời gian học,… thầy cô sẽ không phải làm những việc không đúng với lương tâm, tấm lòng mình, đó là báo cáo sai sự thật để đạt thi đua. Khi đó, thầy cô sẽ được giải phóng khỏi những việc không hiệu quả, cả thầy lẫn trò không còn phải bận tâm với chuyện thi cử, tranh đua mà được tự do lựa chọn và việc đánh giá chất lượng học hành trở nên thông thường như mọi hoạt động khác diễn ra trong trường học. Hơn nữa nếu học sinh, sinh viên sau khi cầm tấm bằng tốt nghiệp đúng với thực lực của mình thì khi bước vào đời họ sẽ không gặp phải những bỡ ngỡ, khó khăn, loay hoay tìm một chỗ đứng cho mình trong xã hội, mà những kiến thức họ tiếp thu được trên ghế nhà trường sẽ là hành trang hữu ích, là nền tảng để họ thể hiện mình, phát huy hết năng lực của mình trong công cuộc phát triển đất nước. Với lực lượng những người trẻ và hoài bão muốn cống hiến của họ như hiện nay thì việc nước ta có thể “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” sẽ không còn xa.
5
0
Nhân Nguyễn
09/01/2019 21:20:05
  1. Viết đoạn văn nghị luận về việc coi cóp, gian lận trong thi cử của học sinh việt nam

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Toán học Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Toán học Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư