LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn nghị luận về vấn đề học tập trong đó có kết hợp các yếu tố tự sự và miêu tả

4 trả lời
Hỏi chi tiết
17.117
50
19
Thu Trần
20/04/2017 22:08:29
Tôi chỉ muốn học! Học để hiểu, để biết và để đối mặt với cuộc sống thật ngoài kia chứ không phải cái mớ lý thuyết suông trên sách vở, để đối phó với các kì thi.

Học để làm gì? Nhiều lúc ngồi mà ngẫm câu hỏi đó thấy thật buồn. Tôi là một người ở thế hệ 9x, cái thế hệ mà nhiều người bảo là quan trọng đối với tương lai của đất nước. 

Chúng tôi là những người đầu tiên trải qua chương trình cải cách của Bộ GDĐT. Việc học của tôi ở mức khá giỏi nhưng từ khi bắt đầu lên lớp 12, mọi chuyện trở nên khác đi. Trong đầu tôi bắt đầu xuất hiện một suy nghĩ, tôi tự hỏi: “Học để làm gì? Phải chăng để trở thành một nhà bác học? Hay là học theo đúng nghĩa của nó là để hiểu, để biết và quan trọng nhất là để sống?”. 

Ở trường, thầy cô bảo phải học, học và phải... học hết sức để mà thi rồi lấy cái bằng ĐH ra trường là ổn. Về nhà, bố mẹ bảo phải cố gắng học, học… thật nhiều vào để đạt điểm cao trong các kì thi và đặc biệt là kì thi ĐH. Tôi cảm thấy thật sự chán nản, không phải vì tôi không thể học giỏi nhưng đơn giản là vì tôi không thích “học để thành một bác học”. 

Tôi chỉ muốn học! Học để hiểu, để biết và để đối mặt với cuộc sống thật ngoài kia chứ không phải cái mớ lý thuyết suông trên sách vở, để đối phó với các kì thi. Có bao giờ các bạn tự hỏi những mớ kiến thức mà các bạn học ở trường nào là toán, lý, hóa, những tính toán thật sự cao cấp sẽ được xài bao nhiêu % vào cuộc đời bạn? Tôi không nói không cần phải học những thứ đó. Ừ thì vẫn học nhưng có cần đặt nặng quá không? Hay là chỉ cần học để hiểu biết thêm, còn ai đam mê muốn chuyên sâu hơn thì có thể đào tạo nâng cao cho họ. 

Học là phải có đam mê, ai đam mê và yêu thích ngành gì thì đào tạo chuyên sâu về ngành đó, có nhất thiết phải ôm đồm đủ loại kiến thức như thế không? Tôi lấy một ví dụ, tôi thích học công nghệ thông tin, thế thì môn tôi cần đào tạo chuyên sâu là toán và tin. Thế nhưng, ngay từ những năm phổ thông, để đeo đuổi cái giấc mơ của mình tôi phải học nào là Lý, Hóa nặng nề và đặt nặng thi cử các môn này. Tôi tự hỏi sau này ra đời tôi làm gì với cái mớ kiến thức Hóa, Lý mà tôi buộc phải học thật nặng nề đấy? Hay là để nó phai theo thời gian và chỉ còn nhớ đến những điều cơ bản nhất. 

Tôi đảm bảo hơn 2/3 các doanh nhân, bác sĩ,… hiện nay nếu bạn hỏi họ về những kiến thức từng học, họ nhớ được bao nhiêu? Xin thưa không nhớ gì cả, nhưng khi bạn hỏi về chuyên môn họ sẽ đáp răm rắp. Đơn giản là vì đối với họ, những gì đã học qua rồi cũng sẽ quên, cái gì gắn liền với cuộc sống hàng ngày với họ thì mới nhớ mãi được. Tương tự, tôi có một vài người bạn học ĐH, nếu như tôi đến và hỏi họ về các kiến thức phổ thông, họ cũng chẳng nhớ được quá 50% (trừ trường hợp làm gia sư) mặc dù mới học đây. 

Thế tôi tự hỏi có phải ngay từ đầu nên giáo dục định hướng trước hay là ôm đồm quá nhiều khiến mọi thứ trở nên quá nặng nề? Tôi hiểu các bác, các chú đi trước đều muốn chúng tôi có thể đuổi kịp thế giới nên cái gì cũng ôm đồm cho lớp trẻ chúng tôi, nhưng nếu cứ thế này, tôi thấy chỉ thụt lùi mà thôi. Các anh chị đi trước mà tôi biết đã tốt nghiệp ĐH, khi ra trường họ rất vất vả vì những gì họ được học ở trường khác quá xa thực tế mặc dù có thể họ học rất giỏi. Thế giới thì ngày một thay đổi còn những gì họ học thì mãi chỉ nằm trên trang sách mà thôi.

Tôi không nói là không học mà tôi muốn nói ở đây là sẽ học để hiểu, để biết và để sống chứ có cần đặt quá nặng nề như hình thức thi cử tất cả các môn đã học như hiện nay không?

Những bạn bảo tôi là cứ học hết đi! Thế tôi hỏi bạn sẽ nhớ được bao nhiêu thứ mà bạn buộc phải nhét vào đầu khi đi thi để vận dụng lại khi mà bạn không làm nghề liên qua đến nó.

Hãy thử đi hỏi những người thành công và giàu có trên thế giới này xem cái gì khiến họ thành công như vậy, phải chăng là học tập ở trường? Thưa không, kinh nghiệm trường đời đã dạy họ những gì mà trường học không dạy. Đó mới là cốt yếu, tôi luôn có một ao ước là hãy dạy chúng tôi những gì cần thiết hơn để đối mặt với thực tế kia.

Tôi nghe một người thầy đã từng trải của tôi nói rằng, ngày xưa khi thầy gặp một người bạn và nói là học ĐH. Người đó nói với thầy rằng: "Học ĐH à? Học ĐH cũng chỉ để làm mướn mà thôi". Tôi nghe mà cảm thấy xấu hổ. Chúng ta ngày nay học quá nhiều nhưng một sự thật phũ phàng là ta chẳng bằng ai.

Nhiều người bảo là phải học thật giỏi thì mới có nhiều tiền. Tôi thì nghĩ khác. Anh "học" giỏi không có nghĩa là anh có tài năng, tôi "học" không giỏi (chứ không phải là học dở) nhưng tôi là người có tài năng. Vì tài năng là cái có thể phát huy ra cuộc sống, còn anh chỉ học giỏi lý thuyết thôi.

Và chính vì những kẻ luôn cho rằng mình hiểu được câu hỏi học để làm gì nên có những môn học chỉ có 1 tiết và đọc chép bài. Ô hay chúng ta đang dạy một thế hệ của đất nước bằng cách đọc chép đấy!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
123
7
Ho Thi Thuy
20/04/2017 22:18:05
Trong cuộc sống, chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu trí thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quả là người học phải có tinh thần tự học. “Tinh thần” là thái độ, ý nghĩ định hướng cho hành động của con người. “Tự học” là chủ động học tập, thực hành, tự thu thập kiến thức từ người khác hoặc từ sách vở. Vậy, “tinh thần tự học” là ý thức tự chủ, tự giác trong việc tiếp thu kiến thức, luyện tập kỹ năng. Những biểu hiện cụ thể của tinh thần tự học là chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ trọng tâm bài học, tự giác làm bài tập và chủ động tìm kiếm thêm các tài liệu hay bài tập có liên quan để mở rộng kiến thức. Phương pháp tự học chắc chắn sẽ mang lại nền tảng kiến thức vững chắc và những kết quả học tập tốt, hoàn toàn trái ngược hẳn với lối học thụ động, chỉ trông chờ vào người khác. Tóm lại, mỗi học sinh nên tự rèn luyện cho mình tinh thần tự học để việc học tập luôn có được hiệu quả tốt nhất.
Hằng Nguyễn
Đau là yếu tố miêu tả đâu là tự sự vậy bạn
26
8
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
21/04/2017 09:27:11
Học tập là mục tiêu suốt đời của mỗi người. Chúng ta hiện nay đang phấn đấu xây dựng một xã hội học tập, nhằm phát huy tối đa khả năng cũng như quyền được được học tập của mỗi người. Có một câu ngạn ngữ của người Gruzia “Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”.
Thật vậy! Kiến thức không phải tự nhiên mà có. Đó là tích lũy hiểu biết của nhân loại, của cộng đồng, của nhiều thế hệ thông qua quá trình học tập mà thành. Học tập chính là quá trình tích lũy kiến thức! Câu ngạn ngữ trên đã có một ví von rất hay khi đưa ra hình ảnh “hạt giống” để nhấn mạnh tầm quan trọng của học tập. Hạt giống sẽ nảy nở phát triển thành cây. Quá trình học tập cũng như gieo hạt giống cho trí não và tâm hồn. Kiến thức nhiều cũng là kết quả tích lũy hạt giống để hứa hẹn một mùa bội thu. Kiến thức tốt, đầy đủ, phong phú sẽ gieo những hạt giống cho tương lai của mỗi con người. Tuy nhiên cần phải hiểu thấu đáo hơn câu ngạn ngữ này ở ‎nghĩa bao quát của nó. Hạt giống chuẩn bị không tốt, cây sẽ phát triển èo uột, kiến thức nông cạn ít ỏi khiến chúng ta gặp vô vàn khó khăn, lúng túng và bế tắc trong công việc. Và một người học tập được điều hay lẽ phải thì cũng chính là tích lũy hạt giống tốt, còn kiến thức lệcj lạc, sai lầm thì như hạt giống xấu làm hủy hoại tư duy và tâm hồn, sẽ không tránh khỏi gây tác hại cho đời sống. Cũng như vậy, chỉ trên nền tảng một kiến thức đầy đủ mới có tương lai hạnh phúc. Bởi vậy, trong đời sống, ta gặp không ít những tấm gương đổi đời nhờ kiến thức.
Tuy nhiên mối quan hệ học tập – kiến thức – hạnh phúc không chỉ được hiểu đơn giản một chiều mà cần phải thấy rõ mối quan hệ biện chứng nhân quả của nó. Ông bà ta cũng thường nói “gieo nhân nào, gặt quả ấy” như một cảnh tỉnh. Xét mối quan hệ trong ba yếu tố học tập – kiến thức – hạnh phúc cũng cần được nhìn nhận từ nhiều phía. Học tập đúng đắn, có phương pháp, có chọn lọc thì mới có kiến thức tốt, đa dạng, phong phú. Kiến thức tốt cần gắn với ‎ thức đem kiến thức ấy phục vụ cho xã hội và cho bản thân, không chỉ là những kiến thức thu lượm được theo kiểu thực dụng ích kỷ, vì nếu hạnh phúc của ta lại đem bất hạnh cho người khác thì cũng là chứng tỏ ta đã tích lũy hạt giống xấu cho chính ta, gieo mầm bất hạnh cho kẻ khác.
Vì vậy. mỗi chúng ta phải xác định động cơ học tập đúng đắn, thu lượm kiến thức bổ ích, hướng tới hạnh phúc của cộng đồng hài hòa với hạnh phúc cá nhân. Có như vậy mới thật sự trở thành con người có ích cho xã hội.
16
8
Thanh Thảo
28/03/2018 19:47:03
Hồ Chí Minh luôn luôn là hiện thân của tình thân ái, làm cho người ta dễ gần, dễ nói chuyện thân tình cởi mở. Hồ Chí Minh để lại cho người đối thoại niềm hân hoan vô hạn. Trong nhiều năm ở gần Hồ Chí Minh, không một trường hợp nào tối thấy Bác bực tức ra mặt, làm tổn thương dù một thoáng qua người đồng chí của mình. Đây là điều đến bây giờ hồi tưởng lại tất cả, tôi lấy làm ngạc nhiên vô cùng. Về cá nhân tôi, tôi thấy cần phải nói ra một câu chuyện khiến cho đến bây giờ, sau nhiều thập kỉ tôi vẫn còn xúc động. Đây là một lầm lỗi của tôi có ảnh hưởng không hay lắm đến một việc Bác dự định làm. Mặc dầu vậy, Bác chỉ nói với tôi vẻ vẹn có một câu: "Chú làm hỏng việc". Phải là một con người giàu lòng khoan dung, độ lượng mới có thể xử sự một cách nhân ái như vậy. Chính thái độ này là một bài học mãi mãi ghi sâu trong kí ức tôi...

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư