Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn thuyết minh về Chương trình Ngữ văn lớp 10 mà ta đang học

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.029
2
2
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
10/03/2018 08:34:02
Các tác giả văn học luôn là niềm tự hào của nên văn học Việt Nam bởi đã đem đến cho dân tộc những tác phẩm hay ý nghĩa được coi là kiệt tác của nền văn học. Một trong số đó chúng ta không thể không kể đến Nguyễn Trãi nhà văn hóa vĩ đại, nhà văn chính luận kiệt suất.
Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai sinh năm 1380 quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang sau dời làng Ngọc Ổi, trấn Sơn Nam Thượng, huyện Thượng Phúc. Thân phụ là Nguyễn Ứng Long vốn là học trò nghèo, thi đỗ Thái học sinh. Thân mẫu là Trần Thị Thái, con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán dòng dõi quý tộc.
Năm 21 tuổi, Nguyễn Trãi đỗ thái học sinh thứ hai khoa Canh Thìn năm 1400 dưới triều Hồ. Tuy làm chức Ngự Sử đài chính chương ở đời Hồ Hán Thương năm 1401- 1407 nhưng mẩu đời chính trị này không được bao lâu, nên không có dấu vết gì in trên sử sách.
Nguyễn Trãi sống dưới thời đại đầy biến động dữ dội. Nhà Trần suy vi, Hồ Quý Li lên thay, lập ra nhà Hồ. Khí thi đỗ thái học sinh cả Nguyễn Trãi và Nguyễn Phi Khanh đều làm quan cho nhà Hồ. Nhưng chẳng bao lâu quân Minh sang cướp nước ta, chúng bắt cha con Hồ Quý Li cùng các triều thần sang Trung Quốc trong đó có Nguyễn Phi Khanh. Tương truyền lúc ấy, Nguyễn Trãi muốn giữ tròn đạo hiếu, đã cùng em trai sang Trung Quốc nhưng bị cha ngăn lại. Cha dặn phải tìm cách rửa nhục cho đất nước, ông đã trở về và bị bắt giữ ở Đông Quan. Nguyễn Trãi bỏ trốn, tìm theo Lê Lợi dâng Bình Ngô sách và được Lê Lợi tin dùng. Từ đó ông trở thành một quân sư số một của Lê Lợi.
Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn cùng Lê Lợi bàn mưu tính kế, giúp Lê Lợi soạn các bài văn thư, chiếu lệnh, góp công lớn vào sự nghiệp giải phóng đất nước. Sau khi đuổi xong giặc Minh, Nguyễn Trãi chưa kịp thực hiện hoài bão xây dựng đất nước thái bình, thịnh trị, vua dân hòa mục như ông hằng mong ước, thì cuộc đời chuyển sang giai đoạn khó khăn và bi thảm. Sau thắng lợi một năm, đầu năm 1429 Lê Lợi nghi ngời Trần Nguyên Hãn mưu phản, sai quân bắt tội, khiến vị danh tướng này phải nhảy xuống sông tự vẫn. Sau đó Nguyễn Trãi cũng bị bắt. Sau khi được tha ông không còn được tin dùng nữa. Suốt mười năm chỉ được giao chức “nhàn quan” không có thực quyền. Ông xin về ở ẩn ở Côn Sơn nhưng chỉ mấy tháng sau vua Lê Thái Tông lại vời ông ra làm việc nước. Nguyễn Trãi đang hi vọng một thời cơ mới thì thật không may, chỉ ba năm sau một thảm họa đã giáng xuống. Vụ án Lệ Chi Viên, vụ án quan lớn nhất trong lịch sử Việt Nam đã cướp đi sinh mệnh, khiến ông mãi mãi không còn cơ hội thực hiện hoài bão.
Nguyễn Trãi có sự nghiệp văn chương đồ sộ đa dạng phong phú. Ông viết rất nhiều nhưng sau vụ án Trại Vải nhiều tác phẩm của ông đã bị bè lũ quân thần đem đi tiều hủy. Phần còn lại ngày nay do người hồi ấy ghi chép lại. Đặc biệt một di bản của Ức Trai được đánh giá cao “văn chương đức nghiệp”. Phần lớn văn Nguyễn Trãi viết bằng chữ Nôm. Nhưng sự nghiệp văn chương vẫn còn một phần thơ tiếng việt. Tác phẩm viết bằng chữ Hán gồm văn xuôi và thơ. Về văn chính luận tiêu biểu là Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo và một số bài chiếu. Về lịch sử gồm Lam Sơn thực lục, Vĩnh Lăng thần đạo bi. Về thơ thì gồm Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập. Đây là tập thơ Nôm xưa nhất của Việt Nam. Nguyễn Trãi là người đặt nền móng cho văn học chữ Nôm Việt Nam. Và còn Chí Linh sơn phú và Băng Hồ di sư lục..
Nôi dung trong thơ văn Nguyễn Trãi cũng vô cùng giàu nhân đạo. Ông là một người có tư tưởng lớn. Đó là tư tưởng nhân nghĩa là vì dân, yêu dân, trọng dân và ơn dân. Có lí tưởng đạo đức yêu thương dân phải đối xử khoan dung với kẻ thù. Đó là tư tưởng yêu nước, ý thức về độc lập tự do của dân tộc, cùng khát vọng về đất nước hào bình nhân dân có cuộc sống ấm no.
Thơ ca Nguyễn Trãi còn biểu hiện nhân cách đẹp của một nhà nho chân chính. Với mong muốn tâm nguyện được cống hiến cho đất nước cho nhân dân. Đó là khi thời loạn Nguyễn Trãi xa dời những bon chen cám dỗ. rũ bỏ danh lợi để bảo toàn nhân cách và sự thanh sạch của tâm hồn. Nhân cách của Nguyễn Trãi là nhân cách của bậc thầy quân tử, ở ông có cái kiên trung cứng cỏi của cây tùng, có thiết thanh của cây trúc, tiết sạch của cây mai. Thơ văn ông là tâm hồn, nỗi niềm của chính mình. Tình cảm sâu nặng với quê hương tha thiết với thiên nhiên và với thế sự sâu sắc.
Thơ văn Nguyễn Trãi thể hiện đầy đủ và trọn vẹn phong cách và rõ nét con người Nguyễn Trãi. Đó là một anh hùng kiệt xuất về khí phách hùng tâm tráng trí nhưng đó cũng là con người trần thế với nỗi niềm sâu thẳm, với những rung động tinh tế. Nguyễn Trãi xứng đáng là người chúng ta tôn vinh và ngưỡng mộ

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
mỹ hoa
10/03/2018 12:24:37
Ngữ văn – tên gọi hiện hành của môn văn trong nhà trương phổ thông hiện nay, là bộ môn đang gặp phải sự lo ngại trước tình trạng đa phần học sinh chán nản, không yêu thích. Tại sao lại có hiện tượng như vậy? Phải chăng việc học văn không hứng thú là do chương trình quá nặng, phương pháp của thầy cô chưa đáp ứng được hay bởi sự phát triển quá nhanh chóng của xã hội khiến học văn không còn cần thiết? Dù là lý do gì thì trước hết vẫn xuất phát từ người học. Người học chưa tự yêu thích hoặc chưa coi học văn có ý nghĩa giá trị quan trọng không chỉ trong nhà trường mà còn ngoài cuộc sống. Bởi vậy, phương pháp học văn sẽ là khâu trọng yếu giúp học tốt môn này. Và phương pháp học văn theo lối tư duy sau đây sẽ gợi ý giúp các bạn.
Nhắc tới học tập theo phương pháp tư duy, nhiều người nghĩ nó phù hợp với lối học của các môn tự nhiên hơn. Nhưng không phải, đây là kinh nghiệm học tập phù hợp với tất cả các bộ môn khoa học. Riêng với môn văn hiện nay, là một môn rất quan trọng, nhiều bạn học sinh quan tâm vì đó là môn sẽ có mặt trong tất cả các kỳ thi. Bởi vậy việc học, làm văn theo lối tư duy rất cần thiết, đáp ứng được nhu cầu cho cả đối tượng học sinh yêu thích môn văn và học sinh chỉ học văn theo đáp ứng bộ môn.
Vậy học văn, làm văn theo lối tư duy là như thế nào? Là cách học theo hệ thống logic rõ ràng, mạch lạc vừa giúp ghi nhớ kiến thức vừa giúp suy luận. Môn văn là bộ môn khoa học xã hội, khối lượng kiến thức khá nhiều, việc học theo lối tư duy vô cùng phù hợp, giúp người học văn không cần phải “học thuộc lòng” như nhiều người vẫn nghĩ mà vẫn ghi nhớ và đảm bảo được kiến thức của bộ môn này.
Đầu tiên, sử dụng tư duy để xây dựng hệ thống kiến thức cho nội dung bài học. Hiện nay kiến thức môn văn chia làm hai phần là đọc hiểu và tạo lập văn bản. Kiến thức của phần đọc hiểu bao gồm kiến thức tiếng Việt và làm văn. Hầu hết là các khái niệm, các tính chất, đặc điểm đã có sẵn. Vậy chỉ cần phân loại, hệ thống. Ví dụ như phần Tiếng Việt có thể chia thành các đơn vị kiến thức về phong cách ngôn ngữ chức năng, các biện pháp tu từ,… Còn Làm văn, có các thao tác lập luận, các phương thức biểu đạt,…
Đối với tạo lập văn bản, chủ yếu kiến thức là ở các tác phẩm văn học. Ở nội dung này chú ý đến hai phần là kiến thức chung về tác giả, tác phẩm và kiến thức trọng tâm trong tác phẩm. Chẳng hạn như muốn hệ thống kiến thức về tác giả, để tạo nên cái nhìn tổng quát, so sánh, chúng ta chỉ cần tổng hợp trên hai phương diện là vị trí và đặc điểm sáng tác của tác giả đó. Ví dụ về tác giả Phạm Ngũ Lão (ở bài thơ Tỏ lòng), vị trí của ông là một vị danh tướng tài giỏi của nhà Trần, cũng là một nhà thơ của dân tộc; đặc điểm nổi bật trong sáng tác của ông là lòng yêu nước, mang âm hưởng hào hùng, đậm chất hào khí Đông A. Tương tự các tác giả khác cũng làm như vậy. Còn đối với kiến thức trọng tâm ở mỗi tác phẩm, cần hệ thống theo ý. Việc tạo ý sẽ giúp chúng ta nhìn thấy bao quát toàn bộ nội dung vừa là căn cứ để ghi nhớ và suy luận. Chẳng hạn ở bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, có hai nội dung lớn là vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi. Trong vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên có thể hệ thống ba ý là: Bút pháp nghệ thuật: miêu tả, cảm nhận qua hình ảnh, màu sắc, âm thanh, trạng thái, vị trí; Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên: sống động, rực rỡ, căng tràn, bao quát và rất gần gũi, đậm chất làng quê; Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ: tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên. Cách hệ thống đơn giản mà vẫn giúp học sinh móc nối, liên kết các kiến thức.
Tuy nhiên, cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau khi học văn theo cách này. Đó là phải đảm bảo các kiến thức hệ thống phải chuẩn xác. Thứ hai, Khi xác lập đơn vị kiến thức cần hệ thống, phải lựa chọn từ khóa, sao cho ngắn gọn, súc tích mà vẫn thể hiện được đầy đủ nội dung tinh thần của tác phẩm. Thứ ba, cách ghi chép, trình bày phải khoa học, dễ nhớ thì nội dung hệ thống mới phát huy tác dụng. Chúng ta có thể sử dụng bảng biểu, sơ đồ tư duy, các hình vẽ,… để thể hiện cách hệ thống. Chẳng hạn hệ thống về tất cả các tác giả văn học có thể dùng bảng biểu gồm: tên tác giả, tác phẩm, vị trí của tác giả, đặc điểm sáng tác. Sau đó sắp xếp theo thứ tự, chúng ta sẽ có một bảng hệ thống tất cả các tác giả, chỉ cần gạch chân những từ khóa đối với mỗi tác giả, sẽ rất dễ nhớ và thậm chí so sánh cũng không khó. Hay sơ đồ tư duy là một trong những cách trình bày hỗ trợ rất tích cực trong phương pháp học văn theo lối tư duy. Từ những kiến thức tác phẩm văn học đã được hệ thống theo cách trình bày thông thường, thay vào đó là sơ đồ tư duy với nhiều màu sắc và các cách kí hiệu sẽ dễ dàng giúp cho người học văn nhớ được kiến thức. Việc tự vẽ sơ đồ tư duy cũng sẽ tạo hứng thú cho việc học văn và ghi nhớ một cách không nhàm chán những kiến thức dài của môn học này.
Có thể thấy, việc học văn theo tư duy không hề phức tạp. Cách làm chỉ giúp người học nhận ra tính chất khoa học của bộ môn. Ngoài việc chiếm lĩnh được, kiến thức khi được trình bày theo hệ thống logic sẽ giúp người học tự khai thác khả năng suy luận. Thậm chí khi nhìn vào hệ thống đó, có thể tập học cách diễn giải mà không cần phải có đầy đủ, chi tiết. Việc hệ thống kiến thức theo tư duy cũng sẽ giúp người học văn hình thành cách viết văn theo lối tư duy. Khi có kiến thức trong tay, theo một hệ thống nhất định sẽ rèn cho người viết văn không còn ngẫu hứng, tùy tiện. Trước khi viết bài cũng cần phải có sự tính toán, sắp xếp và khai thác kiến thức sao cho phù hợp, đúng và trúng vấn đề nhất.
Lợi ích của việc học theo lối tư duy không chỉ phù hợp và có hiệu quả đối với môn văn. Nhưng với đặc thù là một môn xã hội, khối lượng kiến thức nhiều, đa dạng, phương pháp học này rất bổ ích và có lợi cho học sinh. Nếu bạn chỉ là học sinh trung bình khá, cách học này giúp bạn không bị hổng kiến thức, còn nếu bạn là học sinh giỏi sẽ là cơ hội để bạn phát huy năng lực cảm thụ, phân tích, suy luận trong văn chương. Trong khuôn khổ của một bài viết ngắn, việc trình bày, giới thiệu về phương pháp này vẫn còn rất sơ lược. Tuy nhiên sẽ phần nào giúp các bạn học tốt và yêu thích môn văn hơn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×