Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn thuyết minh về một thể loại văn học mà em yêu thích

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
4.957
1
5
Phạm Thu Thuỷ
26/11/2018 21:00:28
Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam (lục bát và song thất lục bát). Thơ lục bát ở Việt Nam được truyền bá và phát triển hàng trăm năm nay. Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con. Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh và giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.
Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn. Thông thường thì bắt đầu bằng câu sáu chữ và chấm dứt ở câu tám chữ. Nhưng cũng có khi kết thúc bằng câu sáu để đạt tính lơ lửng, thanh và vần, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau.
Luật thanh trong thơ lục bát: Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1, 3, 5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng thứ 2, 4, 6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau:
Câu lục: Theo thứ tự tiếng thứ 2 - 4 - 6 là Bằng (B) - Trắc (T) - Bằng (B)
Câu bát: Theo thứ tự tiếng thứ 2 - 4 - 6 - 8 là B - T - B - B
Ví dụ:
Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân (B - T - B)
Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều (B - T - B - B)
Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là bằng, nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Thế nhưng đôi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thể biến nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên mà câu bát thì lại theo thứ tự T - B - T - B những câu thơ thế này ta gọi là lục bát biến thể.
Ví dụ:
Có xáo thì xáo nước trong T - T - B
Đừng xảo nước đục đau lòng cò con T - T - B - B
Hay:
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non T - B - T - B
Cách gieo vần trong thơ lục bát: Thơ lục bát có cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải là một vần, điều này tạo cho thơ lục bát tính linh hoạt về vần. Thể thơ lục bát thường được gieo vần bằng; tiếng cuối của câu lục hợp với tiếng thứ sáu của câu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hợp với tiếng của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết bài lục bát:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thay mà đau đớn lòng.
Như thế ngoài vần chân có ở hai câu 6 8, lại có cả vần lưng trong câu tám. Tiểu đối trong thơ lục bát: Đó là đối thanh trong hai tiếng thứ 6 (hoặc thứ 4) của câu bát với tiếng thứ 8 câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huyền thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại.
Ví dụ:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Ngoài đối thanh còn có đối ý:
Dù mặt lạ, đã lòng quen
(Bích câu kì ngộ)
Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát: Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, hoặc 4/4 để diễn tả những tình cảm thương yêu, buồn đau...
Người thương/ơi hỡi/người thương
Đi đâu/mà để/buồng hương/lạnh lùng
Đôi khi để nhấn mạnh nên người ta đổi thành nhịp lẻ đó là nhịp 3/3: Chồng gì anh/ vợ gì tôi chẳng qua là cái nợ đòi chi đây. Khi cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột hay tâm trạng bất thường, bất định thì có thể chuyển sang nhịp lẻ 3/3, 1/5, 3/5... Thể thơ lục bát với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả. Đa số ca dao được sáng tác theo thể lục bát. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu có hơn 90% lời thơ trong ca dao được sáng tác bằng thể thơ này.
Từ những đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa trên có thể thấy về cơ bản thể thơ lục bát vẫn là thể thơ nền nã, chỉnh chu với những quy định rõ ràng về vần nhịp, về số tiếng mỗi dòng thơ, về chức năng đảm trách của mỗi câu trong thể. Tuy vậy cũng có lúc câu lục tràn sang câu bát, câu lục và câu bát dài quá khổ, có khi xê dịch phối thanh, hiệp vần... đó là dạng lục bát biến thể. Sự biến đổi đó là do nhu cầu biểu đạt tình cảm ngày càng phong phú, đa dạng phá vỡ khuôn hình 6/8 thông thường. Tuy nhiên dù phá khuôn hình, âm luật, cách gieo vần của thể thơ lục bát cơ bản vẫn giữ nguyên. Đó là dấu hiệu đặc trưng cho ta nhận biết nó vẫn là thể lục bát.
Bên cạnh lục bát truyền thống còn có lục bát biến thể là những câu có hình thức lục bát nhưng không phải trên sáu dưới tám mà có sự co giãn nhất định về âm tiết về vị trí hiệp vần... Hiện tượng lục bát biến thể là vấn đề đáng chú ý trong ca dao, chúng ta có thể xem xét một số trường hợp: Lục bát biến thể tăng, tiếng lục bát biến thể giảm số tiếng.
Xét về mặt nội dung thơ lục bát diễn đạt tâm trạng nhiều chiều của nhàn vật trữ tình. Thông thường người bình dân hay mượn thể loại văn vần này để bày tỏ nỗi lòng, tâm trạng của mình trong cuộc sống, sinh hoạt, tình yêu... do vậy thể thơ chủ yếu của ca dao vần là thể lục bát vì nó có khả năng diễn đạt tất thảy những cung bậc cảm xúc như: Tình yêu trai gái, tình yêu gia đình, xóm làng, yêu đồng ruộng, đất nước, yêu lao động, yêu thiên nhiên.... Dân tộc nào cũng có một thể thơ, một điệu nhạc phù hợp với cuộc sống của dân tộc đó. Lục bát là thể thơ hài hoà với nhịp đập của con tim, nếp nghĩ, cách sinh hoạt của người dân Việt Nam. Ca dao, tiếng nói mang đầy âm sắc dân tộc cũng được chuyển tải bằng lục bát. Việc sáng tạo thể thơ độc đáo này thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người bình dân, rất nhiều nhà thơ thành công nhờ thể thơ này. Những truyện thơ vĩ đại nhất của Việt Nam như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên đều được thể hiện bằng hình thức thơ lục bát. Sau này các nhà thơ hiện đại cũng đã rất thành công khi vận dụng thể lục bát trong các sáng tác của mình. Nguyễn Bính, Đồng Đức Bốn tiêu biểu cho dòng lục bát dân gian. Dòng lục bát trí tuệ có thể xem Lửa thiêng của Huy Cận trong phong trào Thơ Mới là thành tựu mở đầu. Dòng lục bát hiện đại có Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Tố Hữu ...
Bởi cái chất duyên dáng, kín đáo, không ồn ào của lối nghĩ phương Đông, lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nền nã. Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
7
1
Phạm Thu Thuỷ
26/11/2018 21:00:40
Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.
Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trác trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: Các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang" được viết theo thể bằng:
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà t - T - b - B - t - T - B
Cỏ cây chen đá lá chen hoa t - B - b - T - t - B - B
Về vần, thể thơ thường có vần bằng được gieo ở tiếng cuối các câu 1 - 2 - 4 - 6 - 8. Vần vừa tạo sự liên kết ý nghĩa vừa có tác dụng tạo nên tính nhạc cho thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang", vẫn được gieo là vần "a".
Thể thơ còn có sự giống nhau về mặt âm thanh ở tiếng thứ 2 trong các cặp câu: 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7. Chính điều này tạo cho bài thơ một kết cấu chặt chẽ và nhịp nhàng trong âm thanh. Trong bài thơ "Qua Đèo Ngang": Câu 1 - 8 giống nhau ở tất cả các tiếng, trừ tiếng thứ 6 (TTBBTB) câu 2 - 3 giống nhau ở các tiếng 2, 4, 6 (BTB)...
Vế đối, thể thơ có đối ngẫu tương hỗ hoặc đối ngẫu tương phản ở các câu: 3 - 4, 5 - 6. Ở bài thơ "Qua Đèo Ngang" câu 3 - 4 hỗ trợ nhau để bộc lộ sự sống thưa thớt, ít ỏi của con người giữa núi đèo hoang sơ, câu 5 - 6 cùng bộc lộ nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả. Các câu đối cả về từ loại, âm thanh, ý nghĩa.
Cấu trúc của thể thơ thất ngôn bát cú gồm bốn phần: Hai câu đề nêu cảm nghĩ chung về người, cảnh vật, hai câu thực miêu tả chi tiết về cảnh, việc, tình để làm rõ cho cảm xúc nêu ở hai câu đề; hai câu luận: Bàn luận, mở rộng cảm xúc, thường nêu ý tưởng chính của nhà thơ; hai câu kết: Khép lại bài thơ đồng thời nhấn mạnh những cảm xúc đã được giãi bày ở trên. Cấu trúc như vậy sẽ làm tác giả bộc lộ được tất cả nguồn cảm hứng sáng tác, ngạch cảm xúc mãnh liệt để viết lên những bài thơ bất hủ.
Còn về cách ngắt nhịp của thể thơ, phổ biến là 3 - 4 hoặc 4 - 3 (2 - 2 - 3; 3 - 2 - 2). Cách ngắt nhịp tạo nên một nhịp điệu êm đềm, trôi theo từng dòng cảm xúc của nhà thơ.
Thể thơ thất ngôn bát cú thực sự là một thể tuyệt tác thích hợp để bộc lộ những tình cảm da diết, mãnh liệt đến cháy bỏng đối với quê hương đất nước thiên nhiên. Chính điều đó đã làm tăng vẻ đẹp bình dị của thể thơ. Có những nhà thơ với nguồn cảm hứng mênh mông vô tận đã vượt lên trên sự nghiêm ngặt của thể thơ phá vỡ cấu trúc vần, đối để thể hiện tư tưởng tình cảm của mình. Tóm lại, thể thơ thất ngôn bát cú mãi mãi là một trang giấy thơm tho để muôn nhà thơ viết lên những sáng tác nghệ thuật cao quý cho đời sau.
2
1
Chymtee :"v
26/11/2018 21:01:48
Bài làm
Việt Nam có chiều dài hơn 4 ngàn năm lịch sử, trong 4 ngàn năm dựng nước và giữ nước chúng ta tự hào về có những trang sử hào hùng. Thế nhưng đi cùng những năm tháng đó thì nền văn hóa cũng được tích lũy đáng kể. Mà văn học chính là một điểm sáng vô cùng rực rỡ. Nhắc đến những thể thơ nổi tiếng được nhiều người yêu thích thì không thể bỏ qua thể thơ lục bát. Đã lưu truyền trong dân gian cả ngàn năm nay, những câu thơ lục bát đã thấm nhuần trong tư tưởng, ăn sâu trong tâm trí của con người, trở thành những dòng suối ngọt lành tắm mát tâm hồn bao nhiêu thế hệ..
Thơ lục bát có từ rất lâu đời nó trở thành một thể thơ ca được cả dân tộc biết đến. Nó được tính từ hai câu thơ trở nên 1 câu sáu tiếng và một câu dưới 8 tiếng ghép thành 1 cặp thơ lục bát. Một bài thơ lục bát thường không giới hạn về số lượng câu mà các câu sắp xếp xen kẽ nhau. Thông thường thì thương bắt đầu từ câu sáu và kết thúc ở câu tám. Tuy nhiên cũng không loại trừ những trường hợp tác giả cố tình kết thúc ở câu sáu để tạo nên tính lơ lửng, thanh và vân. Thơ lục bát cũng có những quy luật riêng của nó tìm hiểu về cách thức gieo vần, thanh âm giúp các câu thơ trở nên kết nối với nhau một cách logic hơn.
Luật thanh trong thơ lục bát được tính theo quy luật nhất định. Nó cũng giống như quy tắc của thơ Đường luật nhất tam ngũ bất luận, nhị, tứ, lục phân minh ( Có nghĩa là tiếng 1-3-5 trong câu tự do vê thanh còn tiếng 2-4-6 phải tuân thủ quy định chặt chẽ).
Câu lục theo thứ tự là 2-4-6 bằng- trắc - bằng
Câu bát: Theo thứ tự 2-4-6-8 sẽ là bằng - trắc - bằng - bằng
Về việc phối thanh chỉ bắt buộc ở tiếng thứ tư là trắc các tiếng thứ hai - sáu - tám phải là bằng tuy nhiên trong câu tám các tiếng sáu - tám phải khác dấu nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại: Ví dụ:
“ Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân
Bâng khuâng nhớ cụ, thương thân nàng Kiều”
Tuy nhiên đôi khi cũng có những trường hợp tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát có thể biên thành thanh trắc hoặc giữ nguyên câu lục mà câu bát lại tuân theo quy luật Trắc- bằng- trắc- bằng những câu này sẽ được gọi là lục bát biến thể:
“ Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”
Về cách gieo vần cũng khác các thể loại thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải riêng một vần điều này chứng tỏ lục bát có tính linh hoạt về vần. Thể thơ lục bát thường được gieo vần bằng, tiếng cuối của câu lục hợp với tiếng thứ sáu của câu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hợp với tiếng của câu lục tiếp và cứ thể cho đến hết cả bài:
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
Cách ngắt nhịp trong câu thơ lục bát thường là nhịp chắn 2/2/2 hoặc 4/4 để diễn tả những cung bậc cảm xúc một cách đa dạng và hay nhất.
Song cũng có những câu để nhấn mạnh tác giả sẽ dùng những nhịp lẻ 3/3 ví dụ như: Chồng gì anh/ vợ gì tôi. Chẳng qua là cái nợ đòi chi đây... Nhằm diễn tả những điều khúc mắc, cản trở mạnh mẽ đột ngột hay bất thường thì sẽ được ngắt nhịp 3/3, 1/5 hoặc 3/5....
Thể thơ lục bát với những cách gieo vấn, phối thanh và bắt nhịp giản dị biến hóa linh hoạt phong phú tuy nhiên lại rất dồi dào thể hiện sự sáng tạo và thích ứng với mọi người. Chính vì sự gần gũi quen thuộc dễ nhớ đó nó đã trở thành chủ đạo trong kho tàng văn học dân tộc với những câu ca dao tục ngữ.
Bên cạnh những thể thơ lục bat truyền thống thì còn rất nhiều thể lục bát biến thể có sự co giãn nhất định về âm tiết và hiệp vần... HIện tượng lục bát biến thể phổ biến trong ca dao bạn có thể xem xét và đánh giá. Xét về nội dung thì lục bát có khả năng diễn tả tâm trạng một cách nhiều chiều đa dạng của nhân vật. Vì thế nó thường được sử dụng nhằm diễn tả nỗi lòng hay tâm trạng của con người trong đời sống sinh hoạt.
Lục bát chính là thể thơ quen thuộc truyền tải sâu sắc nhất nỗi lòng của nhân dân tình yêu thương đồng loại, yêu cảnh vật, yêu quê hương đất nước và tình cảm trai gái mặn nồng.... Nó có sức sống bền bỉ và trường tồn cùng với chiều dày lịch sử dân tộc. Việc sáng tạo nên thể thơ này không chỉ có ý nghĩa văn học mà nó còn là tiếng nói tinh thần của dân tộc Việt Nam. Ngày nay bạn có thể tìm thấy nó qua những câu ca dao tục ngữ trong những tác phẩm nổi tiếng như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên....
Chính bởi sự duyên dáng, kín đáo và đặc sắc của mình lục bát đã có một chỗ đứng nhất định trong nền thơ ca Việt Nam. Nó chính là niềm tự hào của văn học Việt Nam và sẽ còn đồng hành mãi trong lòng người dân Việt.
4
2
Quỳnh Anh Đỗ
27/11/2018 11:51:20
Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu. Nhà thơ Sóng Hồng viết: “Thơ là một hình thức nghệ thuật cao quý, tinh vi. Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng. Nhưng thơ là tình cảm và lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật Tình cảm và lí trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thường”.
Thiên về biểu hiện cảm xúc, hàm súc, cô đọng, ngôn ngữ có nhịp điệu là những đặc trưng cơ bản của thơ. Cũng trên cơ sở này mà xuất hiện khái niệm chất thơ để chỉ những sáng tác văn học giàu cảm xúc, nội dung cô đọng, ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhịp điệu.
Lí tưởng và khát vọng của đông đảo nhân dân, chủ nghĩa nhân đạo với những biểu hiện lịch sử của nó là tiêu chuẩn khách quan cho chất thơ chân chính ở mỗi thời đại. Chất thơ là điều kiện cơ bản của bài thơ, không có chất thơ thì nhất quyết không có thơ hay.
Ở nhiều dân tộc, trong một thời gian tương đối dài, các tác phẩm văn học đều viết bằng thơ. Vì thế, trong lịch sử văn học của nhiều dân tộc từ thế ki XVII trở về trước, nói đến thơ ca tức là nói đến văn học.
Tuy theo yêu cầu nghiên cứu, có thể phải chia thơ theo nhiều tiêu chí khác nhau. Dựa vào phương thức phản ánh, có thể chia ra thơ tự sự và thơ trữ tình. Dựa vào thể luật, có thể chia ra thơ cách luật và thơ tự do. Xét về mặt gieo vần, có thể chia ra thơ có vần và thơ không vần. Cũng có khi người ta phân loại theo thời đại như thơ Đường, thơ Tống, thơ Lí – Trần.., Ngoài ra, người ta còn phân loại thơ theo nội dung như thơ tình yêu, thơ triết lí, thơ chính trị, thơ đời thường…
Thơ là thể loại ra đời sớm. Những bài hát trong lao động của người nguyên thủy được xem là hình thức đầu tiên của thơ ca. Trước công nguyên, ở Trung Quốc, từ thơ ca dân gian, Khổng Tử đã san định Kinh Thi. Trong văn học Việt Nam, từ trung đại, cận đại cho đến hiện đại, thơ là thể loại có nhiều thành tựu nhất. Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Xuân Quỳnh… là những nhà thơ tiêu biểu. Những tác phẩm như Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên,… mãi mãi là một thứ tài sản vô giá trong nền văn hóa dân tộc.
Cùng với các thể loại văn học khác, thơ mãi mãi tồn tại với thời gian. Nó ngày càng chứng minh giá trị của nó đối với con người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×