Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn trình bày ý nghĩa về tiếng nói dân tộc (5 - 7 câu)

5 trả lời
Hỏi chi tiết
8.753
31
32
Nguyễn Nhật Thúy ...
06/03/2018 20:24:33
Viết một đoạn văn trình bày ý nghĩa về tiếng nói dân tộc (5 - 7 câu)
Lòng yêu nước đâu chỉ bắt nguồn từ tình yêu một cái cây trồng trước nhà, một triền đê lộng gió hay một dòng suối tuơi mát… mà nó còn bắt nguồn từ một tình yêu tuởng chừng giản dị song lại vô cùng cao đẹp, có sức mạnh to lớn vượt qua mọi xiềng xích, gông cùm, đó là tình yêu tiếng nói dân tộc. Nói như thầy giáo Ha-men: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù”( trích Buổi học cuối cùng, An-phông-xơ Đô-để). Câu nói đã khiến cho mỗi chúng ta phải suy nghĩ về tình yêu tiếng nói dân tộc trong mọi hoàn cảnh…
Buổi học cuối cùng là câu chuyện kể về hành trình nhận thức của cậu bé Phơ-răng, một cậu bé ham chơi, lười học, bị cám đỗ khi thấy lính Phổ tập tành mà không biết chúng là kẻ thù dân tộc. Một cậu bé có tính cách và nhận thức như thế, nhưng không khí đặc biệt của buổi học Pháp văn cuối cùng đã cảm hoá và cải biến em, làm thay đổi cơ bản tư tưởng, tình cảm của em đối với quê hương, đất nước đặc biệt là thái độ học tập tiếng mẹ đẻ.
Xây dựng một tình huống nhận thức có sự thay đổi đó, An-phông-xơ Đô-để đã gửi tới chúng ta một thông điệp giàu ý nghĩa, một bài học vô cùng sâu sắc. Thông điệp đó được gửi gắm qua câu nói của nhân vật thầy Ha-men với hoc trò trong buổi học cuối cùng: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoa chốn lao lù. Với cách nói so sánh, giàu hình ảnh câu nói đã khẳng định một chân lí bất diệt đối với mọi dân tộc trên thế gian: Tiếng nói dân tộc chính là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập dân lộc, từ yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng dân tộc khỏi áp bức, giữ vững được tiếng nói là nắm vững chìa khoá giải thoát gông xiềng, nô lệ.
Tiếng nói dân tộc là ngôn ngữ chung đưực một cộng đồng xã hội sử dụng để giao tiếp. Dùng tiếng nói thong nhất là một đặc điểm chủ yếu của dân tộc. Giữ vững được liếng nói thì sẽ không bao giờ quên Tổ quốc, sẽ luôn ấp ủ lòng nhiệt tình yêu nước. Trong các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc cùng với chủ trươmg đường lối lãnh đạo đúng đắn, thời cơ và những điều kiện vật chất khác thì ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá, tình yêu tiếng nói dân tộc sẽ tạo ra một sức mạnh tổng hợp về tinh thần đoàn kết, ý chí quyết chiến, quyết thắng để đấu tranh bảo vệ dân tộc. Vứt bỏ tiếng nói dân tộc, khước từ tiếng nói dân tộc là từ chối bản sắc văn hoá của dân tộc. Một dân tộc thực sự độc lập không chỉ tự do về mặt chủ quyền, lãnh thổ mà hơn hét là giữ vững được bản sắc văn hoá riêng. Văn hoá lại kết tinh trong ngôn ngữ dân tộc. Một khi ngôn ngữ đã bị đồng hóa, bị lai căng mất đi tinh hoa dân tộc thì việc tự đánh mất mình, trở thành kẻ phụ thuộc “ăn nhờ ở đợ" sẽ là điều tất yếu. Vì lẽ đó, trong tất cả cuộc xâm lăng, kẻ xâm lược luôn đặt vấn đề nô dịch văn hoá lên hàng đầu. Như vậy, tình yêu tiếng nối dân tộc giữ một vai trò nhất định, một súc mạnh to lớn trong quá trình đáu tranh, bảo vệ và giữ gìn phát triển một đất nước.
Tình yêu tiếng Việt của người Việt, của dân tộc Việt là một minh chứng hùng hồn cho chân lí sáng ngời đó. Tiếng Việt của chúng ta có một lịch sử lâu đời. Lịch sử tiếng Việt là lịch sử của đời sổng tư tưởng, tâm hồn, tình cảm người Việt, là lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước kiên cường, bất khuất. Còn nhớ một nghìn năm Bắc thuộc, khi đất nước bị các triều đại phong kiến phương Bắc kế tiếp đô hộ, chúng thực hiện chiến dịch đồng hoá bắt nhân dân ta học chữ Nho. Còn nhớ tới trăm năm bị thực dân Pháp đô hộ chúng thực hiện chính sách đồng hoá theo lối Tây học, Âu hóa. Tưởng chừng tiếng Việt sẽ bị Hán hoá, Tây hoá… tưởng chừng tiếng Việt sẽ bị ngôn ngừ ngoại lai, đốn gục trong đấu trường văn hoá. Vậy mà tiếng Việt vẫn được bảo tồn, lưu giữ,..
Tiếng Việt vẫn “sống"… sống trong lời ăn tiếng nói giản dị hàng ngày của nhân dân, sống trong những câu ca dao, làn điệu dân ca ấm áp ân tình, thuỷ chung, sống trong nhũng trang thơ thuần Nôm đầy hương vị dân tộc của Nguyền Trãi, trong những trang Kiều của cụ Nguyền Du, trong những câu thơ của Lưu Quang Vũ: "Ôi tiếng Việt như đất cày, như ruộng, ống tre ngà và mềm mại như tơ"…
Trên thế giới, những hoạt động bảo vệ tiếng nói dân tộc luôn được quan tâm. Nước Nga đã chọn một năm làm “Năm tiếng Nga’, nước Pháp cũng rất quan tâm đầu tư xấy dựng “Cộng đồng Pháp ngữ”, chính phủ Trung Quốc đă có quy định về viết tên thương hiệu, tên của các cơ quan, tổ chức, công ty theo nguyên tắc chữ Hán.
Ở Việt Nam ta, từ xa xưa yêu cầu bảo vệ tiếng nói dân tộc đã được đặt ra như một nội dung quan trọng. Vua Trần Duệ Tổng xuống chiếu cho quân dân không được bắt chuớc tiếng nói dân tộc khác. Nguyễn Trãi nhấn mạnh người nước ta không được bắt chuớc ngôn ngữ để làm loạn ngôn ngữ nước nhà. Hồ Chí Minh đã từng phê phán căn bệnh nói chữ: “Của mình có mà không dùng lại đi mượn của nước ngoài, đó chăng phải là đầu óc quen ỷ lại hay sao?”.
Tự hào về sự giàu đẹp của tiếng Việt qua các thời kì lịch sử lại thấy xót xa, đau đớn truớc nguy cơ mai một của tiếng Việt, trước sự biến dạng cua tiếng Việt ngày nay. Tiếng Việt hay là thế, đẹp là thế, có sắc thái biêu cảm và cấp độ nghĩa thật phong phú và tinh tế là vậy mà người ta lại thay thế những từ xin lỗi, cảm ơn, đồng ý bằng những từ sorry, thank you, ok một cách tuỳ tiện, mọi lúc mọi nơi. Tự hào, biết ơn, ghi công biết bao người đã và đang giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt lại chợt xót xa, giật mình truớc con số 4,56 triệu kết quả “báo động tình trạng sử dụng sai tiếng Việt” trên Google giật mình với chính mình khi mình cũng là một trong nhiều bạn trẻ vẫn vô tư sáng tạo ra những thứ ngôn ngữ hợc trò không có trong từ điển, vẫn thoải mái sáng tạo ra thứ ngôn ngữ “đọc hiểu được chết liền”, vẫn vô tư chêm vào những câu tiếng Anh, tiếng Hoa, nửa tấy, nửa ta một cách tự do, vô ý thúc giật mình trước một đoạn văn của một chàng thanh niên nước ngoài xa xứ viết ve nỗi nhớ quê hương bằng tiếng Việt trong khi biết buo người lại chối bỏ tiếng mẹ đẻ thân thương. Tất cả đều bắt nguồn từ thói quen sử dụng tiếng nước ngoài, từ suy nghi nói như thế mới là "sành điệu”, mới đúng mốt, từ thái độ coi thường hoặc thiếu ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Hiểu rõ được điều đó, mỗi người chúng ta phải nhận thức rõ tình yêu đối với tiếng mẹ đẻ. Tinh yêu đó không chấp nhận sự pha tạp, lai căng, lạm dụng tiếng nước ngoài, không chấp nhận những cách nói thiếu văn hoá, thiếu lịch sự trong giao tiếp. Tinh yêu đó không mâu thuần với việc tiếp thu tinh hoa ngôn ngữ nước ngoài “Tiếng ta phải phát triển. Tất cả vấn đề là làm sao bảo đảm cho sự phát triển này diễn ra một cách vững chắc trên cơ sở vốn cũ của tiếng ta, làm cho tiếng ta thêm giàu, nhưng vẫn giữ được phong cách, bản sắc tinh hoa của nó” (Phạm Văn Đồng).
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: ‘Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”. Trách nhiệm này thuộc về ai? Một câu hỏi lớn nhưng không phải không có lời đáp. Là của tất cả mọi người nhưng đặc biệt đối với thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta cần phải biết yêu và quý trọng tiếng Việt, phải thuờng xuyên rèn luyện kĩ năng, bảo vệ tiếng Việt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
22
6
Hồng Phúc
06/03/2018 20:25:57
5-7 câu thôi bạn
54
14
Trịnh Quang Đức
06/03/2018 20:26:19
Tiếng nói dân tộc là ngôn ngữ chung đưực một cộng đồng xã hội sử dụng để giao tiếp. Dùng tiếng nói thong nhất là một đặc điểm chủ yếu của dân tộc. Giữ vững được liếng nói thì sẽ không bao giờ quên Tổ quốc, sẽ luôn ấp ủ lòng nhiệt tình yêu nước. Trong các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc cùng với chủ trươmg đường lối lãnh đạo đúng đắn, thời cơ và những điều kiện vật chất khác thì ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá, tình yêu tiếng nói dân tộc sẽ tạo ra một sức mạnh tổng hợp về tinh thần đoàn kết, ý chí quyết chiến, quyết thắng để đấu tranh bảo vệ dân tộc. Vứt bỏ tiếng nói dân tộc, khước từ tiếng nói dân tộc là từ chối bản sắc văn hoá của dân tộc. Một dân tộc thực sự độc lập không chỉ tự do về mặt chủ quyền, lãnh thổ mà hơn hét là giữ vững được bản sắc văn hoá riêng. Văn hoá lại kết tinh trong ngôn ngữ dân tộc. Một khi ngôn ngữ đã bị đồng hóa, bị lai căng mất đi tinh hoa dân tộc thì việc tự đánh mất mình, trở thành kẻ phụ thuộc “ăn nhờ ở đợ" sẽ là điều tất yếu. Vì lẽ đó, trong tất cả cuộc xâm lăng, kẻ xâm lược luôn đặt vấn đề nô dịch văn hoá lên hàng đầu. Như vậy, tình yêu tiếng nối dân tộc giữ một vai trò nhất định, một súc mạnh to lớn trong quá trình đáu tranh, bảo vệ và giữ gìn phát triển một đất nước.
17
12
NoName.530490
06/08/2019 20:20:32
Dai qua
11
10
NoName.530492
06/08/2019 20:21:55
Bai tren y

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư