Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết thành bài văn hoàn chỉnh: Tình cảm thắm thiết của cha con bé Thu

Mọi người giúp em vs cần gấp ạ
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
344
0
0
Anh Giải
26/05/2019 17:18:38
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ xâm lược, một trong những cây bút nổi tiếng viết về đề tài gia đình trong chiến tranh. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được sáng tác năm 1966 là câu chuyện cảm động về tình cha con thời kì đất nước đang kháng chiến trường kì bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Nguyễn Quang Sáng viết tác phẩm “Chiếc lược ngà” khi mà Miền Bắc nước ta đã giải phóng đang tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, tăng gia sản xuất và chi viện cho tiền tuyến Miền Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh Nam- Bắc chia hai nhiều người con miền Bắc đã phải đi bộ dọc rừng Trường Sơn để vào Miền Nam đánh Mỹ cứu nước thống nhất nước nhà, nhiều gia đình vì thế mà ly biệt. Lấy bối cảnh này, ông đã kể lại câu chuyện về cha con ông Sáu đầy cảm động.

Chiến tranh bùng nổ, ông Sáu phải lên đường ra chiến khu khi bé Thu mới được một tuổi. Mang trong mình nỗi nhớ mong, ông chờ đợi ngày trở về gặp lại con. Bé Thu xa cha từ ngày nhỏ, chưa một lần gặp cha, chỉ biết qua tấm ảnh đã mờ, nhưng trong em luôn ngập một lòng yêu cha. Sau 7 năm xa cách, một lần qua nhà ra chiến khu, ông Sáu nóng lòng được gặp con. Thuyền chưa cập bến, ông đã vội vàng nhảy lên bờ để mong chờ ôm cô con gái bé bỏng vào lòng. Nhưng trái lại với sự vui mừng của ông, là gương mặt lạnh lung, thái độ sợ hãi, xa lánh của bé Thu. Trái tim ông đau nhói như tan ra thành vụn, Đứa con gái ông chờ đợi ngày đêm để yêu thương lại xa lánh ông.

Tuy thất vọng và buồn bã, nhưng ba ngày nghỉ phép, ông Sáu hết mực vỗ về bé Thu, mong em chịu nhận mình là cha. Nhưng ông càng gần, bé Thu lại càng xa. Cơm sôi, cần chắt nước, nó gọi ông Sáu giúp nhưng nhất quyết không gọi là ba. Và không cần sự giúp đỡ của ông, nó bướng bỉnh tự làm. Trong một bữa cơm nó đã hất miếng trứng cá ra khỏi bát mà ông đã gắp cho nó, ông tức quá nên đã đánh nó, nó bỏ chạy sang nhà bà ngoại ở. Hành động của nó đáng thương hơn đáng trách. Bởi nó không gọi ông Sáu là cha vì trong lòng nó người cha của nó là người đàn ông trong bức ảnh. Nhưng ông Sáu lại mang trên gương mặt vết sẹo dài. Chính vết sẹo khiên nó không chịu nhận ông là cha. Đêm đó, nghe bà ngoại kể chuyện, nó hiểu ra, và bắt đầu thấy ăn năn.

Sáng hôm sau, nó theo mọi người về nhà tiễn cha. Khác mọi ngày, bé Thu đứng trong góc nhà, đôi mắt như có điều gì khó hiểu. Khi ông Sáu tiến lại, gặng cười, xoa đầu nó: “Thôi ba đi nghe con”, bé Thu thét lên một tiếng “Ba”, chạy lại ôm chặt cổ ông Sáu, ghì chặt. Hành động nhanh chóng, hấp tấp, vội vàng của em thể hiện tình cảm của em đã bộc lộ hết. Ông Sáu vui mừng, rưng rưng giọt nước mắt. Đến giây phút cuối cùng, tình cảm cha con mới được thể hiện. Tiếng gọi đầy yêu thương, ăn năn và hối lỗi vì những hành động em đã làm. Tiếng gọi nghe đầy xót xa vì đến giây phút cuối mới có thể bật lên thành lời. Nhưng rồi, giây phút ngắn ngủi ấy qua đi, ông Sáu phải quay lại chiến khu với lời hứa trở về cùng cây lược

Trở về chiến khu, bao nhớ nhung bao day dứt vì lỡ đánh con dồn lại vào cây lược ông hứa làm tặng bé Thu. Ông kiếm chiếc ngà voi đẹp nhất, tỉ mỉ tự tay đẽo gọt cây lược. Ông Sáu khi ấy như người thợ mộc điêu nghệ cẩn thận tạo ra chiếc lược bằng tất cả trái tim, tình yêu sâu sắc. Làm xong nó, ông cất kĩ vào túi áo, thỉnh thoảng lấy ra vuốt lên tóc và ngắm nó như hiện hình của bé Thu. Nhưng chiếc lược chưa được tận tay đưa thì ông Sáu đã hi sinh vì viên đạn của kẻ thù. Ông đã trao lại cho người bạn tri kỉ của mình trước khi nhắm mắt bằng một ánh nhìn khó tả, khó nói lên bằng lời.

Chiến tranh có thể cướp đi sinh mạng của ông Sáu, nhưng chiến tranh không thể làm dập tắt ngọn lửa yêu thương, tình cha con của ông Sáu. Mà chiến tranh chỉ càng làm bùng lên ngọn lửa ấy. Hình ảnh chiếc lược ngà như minh chứng cho tình cha con mãnh liệt. Và nó cũng như lời tố cáo chiến tranh phi nghĩa khiến gia đình phải chia cắt, cha con phải rời xa nhau, con không biết mặt cha,…

Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” đã diễn tả chân thực tình cha con thắm thiết và sâu nặng. Trong hoàn cảnh chiến tranh, tình cảm ấy càng thiêng liêng, ngời sáng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Death Angel
26/05/2019 17:19:22

Chúng ta đang sống trong một đất nước hoà bình, được sự dìu dắt, yêu thương của cha mẹ, được đùa vui dưới mái trường đầy ắp tiếng ca. Chúng ta có thể quên được chăng những trang sử hào hùng ấy, ngày các lớp cha anh đi trước đã hi sinh cả tính mạng. Máu của các anh đã nhuộm màu phì nhiêu cho đất nước, sự hi sinh tươi đẹp cho thế hệ chúng ta ngày hôm nay. Các anh đã hi sinh cả thể xác lẫn tinh thần, hi sinh cả những hạnh phúc mà lẽ ra các anh phải được hưởng. Chiến tranh, vùng trời của tan thương và chết chóc. Trong mưa bom lửa đạn, trong chất cay xè của mùi thuốc súng, tình cảm cao đẹp nhất của tình đồng chí đồng đội trào dâng. Những bùi ngùi dấu tận đáy lòng của những người cha lên đường chiến đấu gởi lại quê hương đứa con thân yêu nhất của mình để rồi trong giờ phút hiếm hoi giữa cuộc hành quân nỗi nhớ con không còn dấu được. Tình cảm thiêng liêng ấy càng mãnh liệt hơn trong tác phẩm "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau năm 1945, tập kết ra Bắc Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. Những năm chống Mĩ, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng thuộc nhiều thể loại : Truyện ngắn có "Con chim vàng", "Người quê hương", "Chiếc lược ngà", "Người đàn bà đức hạnh", "Vẽ lại bức tranh xưa"...

Các tiểu thuyết "Đất lửa", "Mùa gió chướng", "Dòng sông thơ ấu" được nhiều độc giả biết đến và đặc biệt là kịch bản phim nổi tiếng "Một thời để nhớ một thời để yêu". Có lẽ vì sinh ra, lớn lên và hoạt động chủ yếu ở chiến trường miền Nam nên các tác phẩm của ông hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình.

"Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn viết về tình phụ tử sâu nặng của cha con ông Sáu sau chiến tranh. Đây là một truỵên ngắn giản dị nhưng chứa đầy sức bất ngờ như ta thường thấy ở văn của Nguyễn Quang Sáng. Đoạn trích SGK đã cho thấy một khoảnh khắc nhỏ mà trong đó có sự cao cả thiêng liêng về tình phụ tử .

"Chiếc lược ngà " được viết vào năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ và được đưa vào tập truyện cùng tên. Nội dung văn bản trong SGK là cuộc gặp gỡ của anh Sáu - một người xa nhà đi kháng chiến. Mãi khi con gái lên tám tuổi, anh mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu - con gái anh không nhận cha , trái lại đã đối xử lạnh nhạt, có lúc vô lễ với cha. Điều đó làm anh Sáu đau lòng, nhưng anh vẫn yêu thương con bằng tình cha con ruột thịt. Sau vài ngày ngắn ngủi sum họp gia đình, anh Sáu phải ra đi. Đến lúc ấy Bé Thu bỗng thay đổi thái độ. Em ôm chặt lấy cha không muốn cha con phải xa nhau .Mọi người ngỡ ngàng sửng sốt. Thì ra mấy ngày trước do nhìn thấy trên mặt anh Sáu có vết sẹo lớn, bé Thu thấy anh không giống cha chụp chung ảnh với mẹ. Nhờ bà ngoại giảng giải, Thu đã hiểu ra mọi chuyện, em cất tiếng gọi "Ba...ba!.." và hẹn "Ba mua cho con một cây lược nghe!". Ở khu căn cứ, anh Sáu dồn hết tình cảm yêu quí nhớ con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để mang về tặng cô con gái bé bỏng. Nhưng trong một cuộc chiến đấu anh đã ngã xuống. Trước lúc nhắm mắt anh còn kịp trao cây lược cho người bạn, gửi về tận tay cho con. Truyện được viết theo lời kể qua cái nhìn của ông Ba - nhân vật xưng tôi. Tuy đây là một đề tài khá phổ biến trong văn chương nhưng chính vì thế mà giá trị nhân văn của truyện càng trở nên sâu sắc.

0
0
Quỳnh Anh Đỗ
27/05/2019 08:47:49
Trong mỗi chúng ta, ai mà chẳng được sống trong những giây phút xúc động của tình cảm gia đình. Đến với văn học ta càng cảm nhận rõ nét hơn sự rung cảm đến tột cùng đó. Nếu đến với " Bếp lửa" của Bằng Việt ta được sống lại cuộc sống êm đềm bên người bà... Đến với " Tắt đèn" của Ngô Tất Tố ta được chìm ngập trong tình mẹ con sâu nặng...Thì đến với tác phẩm " Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện thật cảm động tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu.
Dưới cây bút tài ba của nhà văn ta được đến với những tình huống vô cùng độc đáo và bất ngờ, qua đó càng nhấn mạnh tình cảm cha con sâu sắc cao đẹp trong cảnh ngộ éo le. Cái cảnh ngộ đã làm bé Thu và ông Sáu trở nên xa cách và lạnh lùng.
Sau tám năm xa cách gia đình, vợ con để đi chiến đấu lúc nào ông Sáu cũng nuôi trong mình hy vọng là được về thăm nhà. Thế rồi cái ước mơ đó đã trở thành hiện thực, ông được về thăm nhà, thăm vợ con. Lúc về đến nhà ông vô cùng hồi hộp được nhìn thấy đứa con sau bao năm xa cách, nhưng ông càng hy vọng bao nhiêu thì càng thất vọng bấy nhiêu. Bé Thu - con gái ông đã không nhận ra cha bởi vì cái vết thẹo dài trên má. Đã làm cho ông Sáu đau lòng nhưng ông vẫn yêu thương con bằng tất cả tấm lòng. Chỉ vì cái vết thẹo mà chiến tranh tàn khốc đã gây nên đã tạo ra những bi kịch đáng buồn, là bức rào ngăn cản cha con. Đọc tác phẩm, ta thấy trong mình sục sôi sự căm ghét chiến tranh, không những gây nên sự hy sinh đau khổ mà còn gây lên những trớ trêu mà ngay cả những đứa trẻ thơ ngây, hồn nhiên cũng phải gánh chịu. Hành động chạy vụt đi của bé Thu khi ấy cũng chỉ là xuất phát từ tình yêu mà bé dành cho cha, vì người cha trước mặt không giống với người cha trong ảnh mà mẹ đã chỉ. Bé cũng chỉ là nạn nhân của chiến tranh, không được sống gần gũi, yêu thương của cha mà phải xa cha từ nhỏ. Nhưng vết thẹo dài trên mặt ấy chỉ là bức cản tạm thời, nó đã không che lấp được tình cha con. Tình cha con sâu nặng đã vượt lên trên tất cả sự đau thương mất mát để được bên nhau. Tuy chỉ là nhưng giây phút ngắn ngủi nhưng chứa đựng là những kỷ niệm khó quên trong tâm hồn bé Thu và ông Sáu.
Mà có lẽ, ta không thể không xúc động trước tình cảm yêu thương tha thiết của ông Sáu dành cho đứa con gái.Ôi ! ta phải thốt lên trước những hành động suy nghĩ của ông Sáu khi ở căn cứ. Vì nỗi nhớ thương con da diết đã khiến ông dồn hết tâm trí và sức lực những lúc dỗi dãi ông chau chuốt làm cho con một chiếc lược thật đẹp bằng ngà voi. Cái hình ảnh ấy cứ thấp thoáng đâu đây: " Anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc". Chiếc lược đã trở thành vật thiêng liêng quý giá chứa đựng bao nỗi nhớ thương yêu con của ông Sáu. Ông đã từng tưởng tượng cái giây phút hạnh phúc khi được tận tay trao chiếc lược cho con nhưng tất cả đã trở thành kỷ niệm, ông Sáu đã hy sinh. Một lần nữa người đọc lại thấm thía về sự mất mát hy sinh của chiến tranh.
Tóm lại, khi đọc tác phẩm " Chiếc lược ngà" với cốt truyện chặt chẽ, bất ngờ đã đưa người đọc đến với tình cảm cha con sâu nặng nhưng vô cùng éo le trong cảnh ngộ chiến tranh. Qua đó Nguyễn Quang Sáng muốn gửi đến bạn đọc rằng : tình cảm cha con là một tình cảm vô cùng thiêng liêng và cao quý đối với mỗi chúng ta. Vậy nên chúng ta hãy biết trân trọng tình cảm và quý mến tình cảm ấy.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×