Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết thư UPU về vấn đề đói nghèo

3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.265
1
1
Cô giáo Lan
02/02/2017 21:20:21
Việt Nam, ngày 20 tháng 1 năm 2017     
Kính thưa Tổng thư ký LHQ Ngài Antonio Guterres!

Giảm đói nghèo là một trong những vấn đề quan tâm của toàn cầu trong nhiều thập kỷ qua cũng như trong những năm tới. Giảm nghèo đói cũng là một trong tám mục tiêu Thiên niên kỷ mà quốc gia nào cũng dành sự quan tâm đặc biệt.

Trong những năm qua, hầu hết các quốc gia đều đã cố gắng và nỗ lực với vấn đề xóa đói, giảm nghèo để phát triển kinh tế bền vững. Vấn đề xóa đói giảm nghèo cũng đã đạt được những thành tựu nhất định.  

Tuy nhiên cho tới bây giờ, trên thế giới vẫn còn có 836 triệu người sống ở mức nghèo, tức là cứ 5 người có 1 người sống với dưới 1,25 USD/ngày.

Trước đó, Ngân hàng thế giới (WB) công bố lạc quan rằng, tỷ lệ nghèo cùng cực trên thế giới có thể sẽ lần đầu tiên giảm xuống mức dưới 10% trong những năm tới, so với tỷ lệ này là 29% vào năm 1999.

Dù vậy, với tỷ lệ 10% người nghèo đói hiện nay, tức tương đương khoảng 702 triệu người, vẫn là con số không nhỏ và là thách thức rất lớn trong cuộc chiến chống nghèo đói, ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển kinh tế.

Cuộc chiến chống đói nghèo càng trở nên cam go hơn khi những đợt khủng hoảng kinh tế thế giới và biến đổi khí hậu. Chính những điều đó đang đẩy không ít người vừa thoát nghèo trở lại cảnh bần cùng, khổ sở hơn bao giờ hết. 

Có thể thấy bước vào thiên niên kỷ mới, mặc dù hoà bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ yếu của thời đại, nguy cơ chiến tranh thế giới tạm thời bị đẩy lùi nhưng thế giới vẫn luôn biến động không ngừng, tiếng súng có thể nổ bất kỳ lúc và lúc đó máu cũng có thể chảy ở bất cứ nơi nào.

Các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, nội chiến, xung đột tôn giáo, dân tộc vẫn xảy ra ở các điểm nóng khắp hành tinh. 

Dù ở những vùng nghèo đói nhất của thế giới, con người vẫn đang mải mê thanh toán lẫn nhau bằng súng đạn vì những lợi ích khác nhau đã đẩy hàng triệu người rơi vào cảnh cùng khổ.

Trẻ em không được tiếp cận với giáo dục, y tế và thậm chí là cả quần áo tươm tất với họ còn là niềm mơ ước. Ở những nơi ấy cũng chẳng khó để bắt gặp những cụ già với đôi mắt vô hồn, quần áo rách rưới, chân tay run rẩy đi xin ăn từng bữa.  

Vậy mà, chi phí quân sự hàng năm của một số nước đã lên mức trên một nghìn tỉ USD, chiếm khoảng 2,7% GDP toàn cầu (trung bình 180 USD/đầu người).

Châu Phi, châu lục nghèo nhất thế giới, lại sở hữu nhiều vũ khí thông thường nhất: 800 triệu dân châu lục này đang sở hữu trên 500 triệu khẩu súng. Chỉ tính riêng khu vực Tây Phi đã chiếm hữu 10 triệu vũ khí hạng nhẹ, kim ngạch buôn bán vũ khí ở khu vực này hàng năm lên đến 7 tỉ USD.

Theo một tính toán của các nhà khoa học và kinh tế, nếu thế giới chỉ tiết kiệm 1% chi phí dành cho quân sự thì sẽ giải quyết được hoàn toàn nạn mù chữ toàn cầu và nạn đói nghèo.

Còn ở đất nước Việt Nam của chúng tôi, nghèo đói vẫn là vấn đề nan giải. Ở những vùng núi xa xôi hay vùng biên ải, những đồng bào dân tộc thiểu số của chúng tôi vẫn phải chịu cảnh đói ăn từng bữa. Thậm chí, trong những ngày giáp Tết, từng đợt gió mùa đông bắc kéo tới, đồng bào của chúng tôi vẫn co quắp trong cái lạnh mà chăn ấm, áo ấm với họ là điều gì đó quá xa xỉ.

Đó là chưa kể, ở những vùng sâu những đứa trẻ ở đất nước chúng tôi phải bỏ học từ rất sớm để đi làm nương rẫy phụ giúp bố mẹ, học hành tới nơi tới chốn với chúng chỉ tồn tại trong mơ ước.

Hình ảnh những con người lầm lũi, những ánh mắt vô hồn, những bước đi nặng nề bởi cái đói, cái nghèo mà tôi tận mắt chứng kiến trong một lần đi công tác tại vùng núi Hoàng Su Phì (Hà Giang) đã ám ảnh tôi cho tới tận bây giờ.

Tôi thật không tưởng tượng được, ở thế kỷ 21 nhưng khi hỏi ước mơ của con là gì thì một bạn nhỏ khoảng 6 tuổi đang trông 3 đứa em nhỏ xíu, quần áo lấm lem, rách tả tơi đã nhìn tôi bằng ánh mắt long lanh và nói: “Con ước được ăn một bữa cơm có thật nhiều thịt”.

Và tôi biết rằng, không chỉ có những đứa trẻ ở đất nước chúng tôi mà còn hàng trăm, hàng triệu đứa trẻ khác trên hành tinh này cũng cùng chung ước mơ như thế. Ở cái tuổi của chúng đáng lẽ phải được yêu thương, được chăm sóc, được vui chơi chứ nhỉ? Chính nghèo đói đã cướp đi cái quyền mà đáng lẽ chúng cũng được hưởng giống những đứa trẻ khác.

Tôi rất mong, Ngài Antonio Guterres với cương vị mới sẽ có những hành động quyết liệt hơn để xóa bỏ đói nghèo ra khỏi thế giới của chúng ta để những đứa trẻ có thể ăn no hơn và cười tươi hơn vì một thế giới chỉ có niềm hạnh phúc và tiếng cười.

Chúc Ngài thật nhiều sức khỏe!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Trần Thị Huyền Trang
15/02/2017 16:45:05
Ngài Antonio Guterres kính mến !
Tôi là : Trần Thị Huyền Trang
Hiện là cố vấn cho ngài !
Tôi muốn đề cập đến vấn đề xóa đói giảm nghèo trong thời gian qua :

Kỷ niệm Ngày Quốc tế xóa đói giảm nghèo năm nay cũng là thời điểm cộng đồng quốc tế đang theo đuổi hai mục tiêu. Một là tăng cường đẩy mạnh các nỗ lực để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ vào năm 2015. Hai là xây dựng các bước tiếp theo để hoàn thiện một chương trình nghị sự phát triển mới cho những nỗ lực của chúng ta sau năm 2015. Chương trình nghị sự sau năm 2015 phải ưu tiên cao nhất mục tiêu xóa đói giảm nghèo lấy phát triển bền vững làm cốt lõi. Bởi vì cách hiệu quả nhất để xóa đói giảm nghèo là đưa thế giới vào con đường phát triển bền vững.

Còn nhiều vấn đề cần được giải quyết liên quan đến xóa đói giảm nghèo. Tuy tỷ lệ nghèo đói đã được giảm đáng kể, nhưng tiến độ xóa đói giảm nghèo đã không diễn ra đồng đều ở các nơi trên thế giới. Chúng ta không được ngủ quên trên thành tích ấn tượng với việc đã giảm tỷ lệ nghèo đói xuống còn một nửa, bởi hiện nay trên toàn thế giới vẫn còn tới hơn 1,2 tỷ người sống trong tình trạng nghèo đói cùng cực. Ngoài ra, nhiều người đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái vẫn đang tiếp tục bị từ chối quyền sử dụng các dịch vụ chăm sóc đầy đủ về sức khỏe, vệ sinh môi trường, giáo dục có chất lượng và không được sống trong những ngôi nhà tử tế. Còn quá nhiều thanh niên thiếu việc làm và các kỹ năng cần thiết đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Bất bình đẳng vẫn tiếp tục gia tăng ở nhiều nước, cả phát triển và đang phát triển – và không loại trừ bất kỳ lĩnh vực nào từ kinh tế, xã hội cho đến chính trị. Chúng ta cũng biết rằng các tác động của biến đổi khí hậu và suy giảm đa dạng sinh học sẽ gây ảnh hưởng nặng nhất đối với những người nghèo nhất. Tất cả những vấn đề này cần phải được giải quyết mạnh mẽ và kịp thời bởi tất cả các tổ chức có liên quan.

Cần dành nhiều thời gian hơn nữa để lắng nghe, thấu hiểu và hành động cho những người mà tiếng nói của họ thường không được chú ý - những người sống trong nghèo đói, và đặc biệt trong số đó là những người dân bản địa, người cao tuổi và những người khuyết tật, thất nghiệp, di cư và dân tộc thiểu số. Chúng ta cần phải hỗ trợ họ trong cuộc đấu tranh thoát khỏi đói nghèo và xây dựng một cuộc sống tốt hơn cho chính bản thân và gia đình họ.

Nếu chúng ta muốn xây dựng một tương lai tươi đẹp cho tất cả mọi người thì phải hết sức lắng nghe và chú ý đến tiếng nói của những người nghèo đói. Trong năm ngoái, Liên Hợp Quốc đã thực hiện điều đó bằng cách triển khai một cuộc đối thoại toàn cầu chưa từng có để lấy ý kiến của người dân về một thế giới mà mọi người mong muốn. Đối thoại vẫn phải tiếp tục để dẫn đến một kết quả ý nghĩa là những người sống trong nghèo đói được bao gồm nhiều hơn nữa trong các hoạt động kinh tế xã hội - như chúng ta đã từng vạch ra các bước để chấm dứt đói nghèo ở khắp mọi nơi.

Cùng với nhau, chúng ta có thể xây dựng một thế giới bền vững, thịnh vượng và hòa bình, công lý và công bằng - một cuộc sống tốt hơn cho tất cả mọi người.
 
Tôi mong ngài sẽ có thể có biện pháp nhanh chóng để chấm dứt vấn đề này !
            Cố vấn của ngài
                 Trang 

         Trần Thị Huyền Trang
2
0
The Future In Study ...
28/04/2017 15:49:50
Việt Nam,ngày 27 tháng 4 năm 2017
Kính thưa Tổng thư ký LHQ Ngài Antonio Guterres!

Giảm đói nghèo là một trong những vấn đề quan tâm của toàn cầu trong nhiều thập kỷ qua cũng như trong những năm tới. Giảm nghèo đói cũng là một trong tám mục tiêu Thiên niên kỷ mà quốc gia nào cũng dành sự quan tâm đặc biệt.

Trong những năm qua, hầu hết các quốc gia đều đã cố gắng và nỗ lực với vấn đề xóa đói, giảm nghèo để phát triển kinh tế bền vững. Vấn đề xóa đói giảm nghèo cũng đã đạt được những thành tựu nhất định.  

Tuy nhiên cho tới bây giờ, trên thế giới vẫn còn có 836 triệu người sống ở mức nghèo, tức là cứ 5 người có 1 người sống với dưới 1,25 USD/ngày.

Trước đó, Ngân hàng thế giới (WB) công bố lạc quan rằng, tỷ lệ nghèo cùng cực trên thế giới có thể sẽ lần đầu tiên giảm xuống mức dưới 10% trong những năm tới, so với tỷ lệ này là 29% vào năm 1999.

Dù vậy, với tỷ lệ 10% người nghèo đói hiện nay, tức tương đương khoảng 702 triệu người, vẫn là con số không nhỏ và là thách thức rất lớn trong cuộc chiến chống nghèo đói, ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển kinh tế.

Cuộc chiến chống đói nghèo càng trở nên cam go hơn khi những đợt khủng hoảng kinh tế thế giới và biến đổi khí hậu. Chính những điều đó đang đẩy không ít người vừa thoát nghèo trở lại cảnh bần cùng, khổ sở hơn bao giờ hết. 

Có thể thấy bước vào thiên niên kỷ mới, mặc dù hoà bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ yếu của thời đại, nguy cơ chiến tranh thế giới tạm thời bị đẩy lùi nhưng thế giới vẫn luôn biến động không ngừng, tiếng súng có thể nổ bất kỳ lúc và lúc đó máu cũng có thể chảy ở bất cứ nơi nào.

Các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, nội chiến, xung đột tôn giáo, dân tộc vẫn xảy ra ở các điểm nóng khắp hành tinh. 

Dù ở những vùng nghèo đói nhất của thế giới, con người vẫn đang mải mê thanh toán lẫn nhau bằng súng đạn vì những lợi ích khác nhau đã đẩy hàng triệu người rơi vào cảnh cùng khổ.

Trẻ em không được tiếp cận với giáo dục, y tế và thậm chí là cả quần áo tươm tất với họ còn là niềm mơ ước. Ở những nơi ấy cũng chẳng khó để bắt gặp những cụ già với đôi mắt vô hồn, quần áo rách rưới, chân tay run rẩy đi xin ăn từng bữa.  

Vậy mà, chi phí quân sự hàng năm của một số nước đã lên mức trên một nghìn tỉ USD, chiếm khoảng 2,7% GDP toàn cầu (trung bình 180 USD/đầu người).

Châu Phi, châu lục nghèo nhất thế giới, lại sở hữu nhiều vũ khí thông thường nhất: 800 triệu dân châu lục này đang sở hữu trên 500 triệu khẩu súng. Chỉ tính riêng khu vực Tây Phi đã chiếm hữu 10 triệu vũ khí hạng nhẹ, kim ngạch buôn bán vũ khí ở khu vực này hàng năm lên đến 7 tỉ USD.

Theo một tính toán của các nhà khoa học và kinh tế, nếu thế giới chỉ tiết kiệm 1% chi phí dành cho quân sự thì sẽ giải quyết được hoàn toàn nạn mù chữ toàn cầu và nạn đói nghèo.

Còn ở đất nước Việt Nam của chúng tôi, nghèo đói vẫn là vấn đề nan giải. Ở những vùng núi xa xôi hay vùng biên ải, những đồng bào dân tộc thiểu số của chúng tôi vẫn phải chịu cảnh đói ăn từng bữa. Thậm chí, trong những ngày giáp Tết, từng đợt gió mùa đông bắc kéo tới, đồng bào của chúng tôi vẫn co quắp trong cái lạnh mà chăn ấm, áo ấm với họ là điều gì đó quá xa xỉ.

Những đứa trẻ phải nghỉ học đi kiếm củi
Đó là chưa kể, ở những vùng sâu những đứa trẻ ở đất nước chúng tôi phải bỏ học từ rất sớm để đi làm nương rẫy phụ giúp bố mẹ, học hành tới nơi tới chốn với chúng chỉ tồn tại trong mơ ước.

Hình ảnh những con người lầm lũi, những ánh mắt vô hồn, những bước đi nặng nề bởi cái đói, cái nghèo mà tôi tận mắt chứng kiến trong một lần đi công tác tại vùng núi Hoàng Su Phì (Hà Giang) đã ám ảnh tôi cho tới tận bây giờ.

Tôi thật không tưởng tượng được, ở thế kỷ 21 nhưng khi hỏi ước mơ của con là gì thì một bạn nhỏ khoảng 6 tuổi đang trông 3 đứa em nhỏ xíu, quần áo lấm lem, rách tả tơi đã nhìn tôi bằng ánh mắt long lanh và nói: “Con ước được ăn một bữa cơm có thật nhiều thịt”.

Và tôi biết rằng, không chỉ có những đứa trẻ ở đất nước chúng tôi mà còn hàng trăm, hàng triệu đứa trẻ khác trên hành tinh này cũng cùng chung ước mơ như thế. Ở cái tuổi của chúng đáng lẽ phải được yêu thương, được chăm sóc, được vui chơi chứ nhỉ? Chính nghèo đói đã cướp đi cái quyền mà đáng lẽ chúng cũng được hưởng giống những đứa trẻ khác.

Tôi rất mong, Ngài Antonio Guterres với cương vị mới sẽ có những hành động quyết liệt hơn để xóa bỏ đói nghèo ra khỏi thế giới của chúng ta để những đứa trẻ có thể ăn no hơn và cười tươi hơn vì một thế giới chỉ có niềm hạnh phúc và tiếng cười.

Chúc Ngài thật nhiều sức khỏe!
Người gửi
Dũng
Mai Đức Dũng

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo