Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết tiểu sử tóm tắt về vị tướng Huỳnh Văn Nghệ

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
5.150
9
2
Nguyễn Nhật Thúy ...
26/03/2018 09:30:00
Theo nhiều tài liệu thì Huỳnh Văn Nghệ là Khu bộ phó Khu 7 dưới trướng Trung tướng Nguyễn Bình và có lúc là Khu bộ trưởng lại có thiên bẩm thơ phú, nên ông trở nên nổi tiếng không những ở miền Đông Nam Bộ mà cả nước.
Huỳnh Văn Nghệ sinh năm 1914 ở Tân Tịch, Tân Uyên, Biên Hoà (Tân Uyên nay thuộc tỉnh Bình Dương). Khi còn nhỏ ông học ở Sài Gòn rồi ra làm công chức hoả xa. Thời kỳ Mặt trận Dân chủ (1936-1939), ông sáng tác nhiều bài thơi yêu nước. Sau khởi nghĩa Nam Kỳ (1940), thực dân Pháp đàn áp khốc liệt, ông chạy sang Thái Lan, liên lạc với phong trào yêu nước ở hải ngoại. Sau đó ông trở về tham gia cách mạng tháng Tám ở quê nhà. Và khi quân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai, ông ra chiến khu cùng với các đồng chí thành lập lực lượng vũ trang, chỉ huy Chi đội 10 Vệ quốc đoàn Biên Hoà… làm Khu bộ phó rồi Khu bộ trưởng Khu 7, tỉnh đôi trưởng Thủ Biên (Thủ Dầu Một-Biên Hoà), trực tiếp chỉ huy nhiều trận vận động chiến giành thắng lợi.
Năm 1955, ông tập kết ra miền Bắc và được phong quân hàm thượng tá giữ chức Phó Cục trưởng Cục Quân huấn Bộ Tổng tham mưu. Năm 1965, ông được điều động về Nam làm Trưởng ban căn cứ Trung ương Cục kiêm Phó ban kinh tài. Sau ngày giải phóng miền Nam, ông chuyển ngành làm Thứ trưởng Bộ Lâm nghiệp kiêm Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp miền Nam.
Do bệnh đau, ông đã qua đời ngày 5-3-1977, thọ 63 tuổi.
Theo Thiếu tướng Bộ Chính trị, hồi ở Chiến khu Đ, ông Huỳnh Văn Nghệ có một vài đặc điểm là chữ ký như bộ chân con dế đá và đôi môi thâm sì vì hút thuốc lá quá nhiều.
Sức hút của Huỳnh Văn Nghệ toả rộng còn ở phẩm chất và phong cách mang đậm nét truyền thống anh hùng dân tộc trong lịch sử: hiếu thảo và khảng khái. Ông có nhiều bài thơ tặng mẹ rất xúc động. Trong cuộc họp cục bộ 2 bên ở miễu Bà Cô để bàn việc thực hiện ngừng bắn theo tạm ước 6-3-1946 Đà Lạt, phía Pháp khư khư đòi yêu sách “Nam Kỳ quốc”. Biết ông là người Nam Bộ, nhưng chúng vẫn hỏi ông là người Nam Kỳ hay Bắc Kỳ. Ông đáp ngay “người Bắc”. Tên cáo già Phòng nhì hẳn chưa biết ông ra Bắc vào Nam nên mới có hai câu thơ:
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.

Bảy Viễn là một lãnh tụ Bình Xuyên, khi được đề bạt Khu bộ phó (một lượt với Huỳnh Văn Nghệ) đã không chịu về nhận chức. Huỳnh Văn Nghệ đích thân xuống tận sào huyệt thuyết phục mới gỡ được Bảy Viễn ra khỏi gọng kềm sắt của Phòng nhì Pháp.
“Võ tướng-Thi nhân”, người đương thời gọi Huỳnh Văn Nghệ như thế. Ông làm thơ rất ít. Đối với ông nói và làm chưa đủ mà đôi lúc phải cầu viện đến thơ mới bày tỏ hết nỗi niềm yêu thương và thù hận tận đáy lòng. Như giáo sư Hoàng Như Mai viết: “Huỳnh Văn Nghệ làm thơ không phải vì danh giá, lợi lộc, ghi tên tuổi cho hậu thế gì hết… Đọc thơ ông ta càng thấm thía câu thơ của Bác Hồ “Nay ở trong thơ nên có thép”.
Có lẽ trong “sự nghiệp” thơ văn của Huỳnh Văn Nghệ, bài thơ “Nhớ Bắc” được đánh giá cao nhất. Sau đây là toàn văn bài thơ:
Ai về Bắc, ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.
Ai nhớ người chăng? Ơi Nguyễn Hoàng!
Mà ta con cháu mấy đời hoang
Vẫn nghe trong máu sầu xa xứ
Non nước rông tiên nặng nhớ thương.
Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ
Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn
Vẫn thương nhớ mùa vải đỏ
Mỗi lần man mác hương sầu riêng
Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên
Chinh Nam say bước quá xa miền
Kinh đô nhớ lại… Ôi đất Bắc!
Muốn trở về quê, mơ cánh tiên.

Chiến khu Đ 1946-1958
Huỳnh Văn Nghệ

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
2
Quỳnh Anh Đỗ
26/03/2018 13:03:11
Huỳnh Văn Nghệ (bí danh Hoàng Hồ) sinh ngày 2/1/1914 tại làng Tân Tịch, huyện Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa (nay là xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương). Ông không những là một nhà chỉ huy quân sự tài ba mà còn là một nhà báo, nhà thơ với nhiều tác phẩm khá nổi tiếng.
Ông Huỳnh Văn Nghệ và vợ

Nhiều người dân Nam Bộ yêu kính và trìu mến gọi ông là "Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ".

Tên tuổi ông được ghi trong sách Trí thức Sài Gòn - Gia Định, được đưa vào Từ điển danh nhân Việt Nam, Từ điển thành phố Sài Gòn - Hồ Chí Minh, được đặt tên cho trường học ở Tân Uyên, nơi vùng đất chiến khu Đ năm xưa và một số đường phố ở Bình Dương, Biên Hòa, TP HCM.

Huỳnh Văn Nghệ sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo nhưng giàu truyền thống chống giặc ngoại xâm. Cha ông là thầy dạy võ can trường, tuy bị quan lại ngăn cấm nhưng vẫn bí mật dạy võ cho thanh niên, bảo vệ người nghèo, chống áp bức bất công.

Là người thông minh học giỏi nên Huỳnh Văn Nghệ được nhận học bổng tại Trường trung học Petrus Ký Sài Gòn (nay là Trường THPT Lê Hồng Phong) và sớm giác ngộ, tham gia các hoạt động cách mạng.

Từ năm 1932, ông luôn tìm cách giúp đỡ, bênh vực người nghèo, chống giặc Pháp xâm lược và bọn tay sai. Huỳnh Văn Nghệ tích cực tìm đến với cách mạng và đã được tuyên truyền về Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi giác ngộ và tham gia vào các hoạt động do Đảng lãnh đạo.

Những năm 1936-1939, ông tham gia phong trào Đông Dương đại hội ở Sở Xe lửa Sài Gòn. Năm 1940, tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ. Cuộc khởi nghĩa thất bại, giặc Pháp điên cuồng đàn áp những người cộng sản, một số phải rút về rừng Tân Uyên hoạt động, ông lo việc tiếp tế đạn dược, thuốc men cho số đồng chí này.

Năm 1942, bị lộ, ông phải trốn sang Thái Lan và hoạt động trong phong trào Việt kiều yêu nước. Tại đây, ông tổ chức xuất bản tờ báo Hồn cố hương, kêu gọi kiều bào hướng về Tổ quốc, ủng hộ cách mạng.

Năm 1944, Huỳnh Văn Nghệ về nước, bắt liên lạc với cách mạng và được đồng chí Trần Văn Giàu, Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ phân công lập căn cứ Đất Cuốc tại Tân Uyên, Biên Hòa, được kết nạp Đảng, lập Đoàn Cựu binh sĩ và tham gia Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945, trực tiếp tham gia chỉ huy cướp chính quyền ở Biên Hòa. Tự tay ông đã bắt tên cò Phước, tỉnh trưởng Quý, tòa Nhan ở Biên Hòa, giải phóng tù chính trị bị chính quyền Nhật giam giữ.

Tại hội nghị Chợ Đệm, Ủy ban nhân dân Nam Bộ bổ nhiệm Huỳnh Văn Nghệ làm cố vấn Ủy ban kháng chiến miền Đông. Mặc dù Ủy ban này đã rút lui trước về Biên Hòa, Xuân Lộc cùng với nhiều đơn vị như Đệ nhị sư đoàn, Cộng hòa vệ binh, bộ đội Nam Long, nhưng khi giặc Pháp lấn chiếm ra các vùng ngoại vi Sài Gòn - Gia Định, ông đã ở lại tham gia chiến đấu tại các mặt trận Sài Gòn - Chợ Lớn, Thị Nghè, đường số 1 (từ Sài Gòn đi Biên Hòa), Băng Ky, Bình Lợi, Thủ Đức... chặn bước tiến của giặc về miền Đông Nam Bộ. Sau đó, ông tổ chức đốt Tòa bố, Sở cò, Bưu điện Biên Hòa, thu 23 khẩu súng trường, đem về Tân Uyên xây dựng lực lượng.

Tại đây, Huỳnh Văn Nghệ tổ chức xây dựng giải phóng quân Biên Hòa và trực tiếp làm chỉ huy trưởng. Căn cứ Tân Uyên được ông bố trí phòng ngự vững chắc, đã đảm nhiệm vai trò bảo đảm hậu cần cho lực lượng vũ trang của tỉnh và các tỉnh bạn theo lệnh của Khu trưởng Nguyễn Bình, đồng thời làm nhiệm vụ bảo vệ Khu bộ, tiếp liệu cho các công binh xưởng của Khu, tích cực tham gia xây dựng các cơ quan quân, dân, chính của tỉnh.

Dưới sự chỉ huy của Huỳnh Văn Nghệ, không bao lâu sau, Tân Uyên trở thành một trong những căn cứ kháng chiến vững mạnh nhất ở Nam Bộ.

Đầu năm 1946, quân Pháp liên tiếp mở các trận tiến công lớn vào chiến khu Tân Uyên - Lạc An (Chiến khu Đ). Ngày 2/1/1946, Huỳnh Văn Nghệ chỉ huy lực lượng chủ công tham gia trận phản công lớn đầu tiên của Nam Bộ do Khu tổ chức đánh vào thị xã Biên Hòa.

Sau khi tham gia trận Tân Uyên và chỉ huy mặt trận Tân Tịch - Lạc An (2/1946) giành thắng lợi, Huỳnh Văn Nghệ được Khu trưởng Nguyễn Bình chỉ định làm Chi đội trưởng Chi đội 10. Trên cương vị mới trong thời gian 1946-1947, ông đã chỉ huy các đơn vị chiến đấu bảo vệ nhân dân, bảo vệ Khu bộ, các công binh xưởng, phát động chiến tranh du kích, địch vận... góp phần tiêu hao sinh lực địch, mở đầu cho phong trào giao thông chiến ở Nam Bộ, phổ biến kỹ thuật đánh địa lôi điện.

Tháng 3/1948, Huỳnh Văn Nghệ nhận nhiệm vụ Khu bộ phó Khu 7, kiêm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 310.

Ngày 1/3/1948, với cương vị chỉ huy trưởng, ông tham gia trận La Ngà - trận giao thông chiến lớn nhất ở Nam Bộ kể từ ngày giặc Pháp tái chiếm nước ta. Sau trận này, Trung đoàn 310 được Bác Hồ khen thưởng Huân chương Chiến công hạng 2, Trung đoàn trưởng Huỳnh Văn Nghệ được Bác Hồ tặng thưởng một chiếc áo trấn thủ.

Tháng 7/1948, thi hành lệnh của Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ, trong hoàn cảnh hết sức nguy hiểm, Huỳnh Văn Nghệ một mình đến căn cứ Bình Xuyên, dùng lý lẽ và tình cảm thuyết phục được thủ lĩnh Bình Xuyên lúc bấy giờ là Lê Văn Viễn (Bảy Viễn) về dự hội nghị, giúp Xứ ủy và Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ giải quyết được “vấn đề Bình Xuyên”, rất gay go lúc bấy giờ.

Cùng thời gian này, ông được bổ nhiệm làm Khu trưởng Khu 7. Trên cương vị mới, ông đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc xây dựng căn cứ mới của Khu, thành lập bộ đội chủ lực Khu 7 (Bộ đội 303). Đặc biệt, ông nghiên cứu, tìm ra cách đánh tháp canh, giải quyết được sự bế tắc về chiến thuật ở Khu 7 lúc bấy giờ.

Năm 1950, sau khi sáp nhập Sài Gòn - Chợ Lớn vào Khu 7, ông giữ chức Phó tư lệnh Khu 7. Năm 1951, khi hai tỉnh Thủ Dầu Một - Biên Hòa sáp nhập, ông là Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, kiêm Tỉnh đội trưởng Thủ Biên, chỉ huy nhiều trận đánh lớn bảo vệ Bộ Tư lệnh Nam Bộ đóng ở Chiến khu Đ. Năm 1952, trong trận lụt “thế kỷ”, ông xông pha chỉ huy chống lụt ở Thủ Biên, bảo vệ được bộ đội và dân.

Sau thảm họa thiên tai đó, lợi dụng tình thế khó khăn của quân dân ta, địch huy động 11 tiểu đoàn tiến công vào Chiến khu Đ. Lực lượng của tỉnh chỉ có một tiểu đoàn nhưng dưới sự chỉ huy tài tình của Huỳnh Văn Nghệ đã anh dũng chiến đấu suốt 52 ngày đêm, tiêu diệt gần một tiểu đoàn địch, phá tan âm mưu của chúng gom dân và tiêu diệt lực lượng ta.

Tháng 5-1953, ông được cử ra miền Bắc học và ở lại công tác gần 12 năm, trải qua các chức vụ: Trưởng phòng Thể dục thể thao, Cục phó Cục Quân huấn, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục phó Tổng cục Lâm nghiệp.

3
2
NoName.316211
22/08/2018 20:07:59
Sau đó ông trở về tham gia cách mạng tháng Tám ở quê nhà. Và khi quân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai, ông ra chiến khu cùng với các đồng chí thành lập lực lượng vũ trang, chỉ huy Chi đội 10 Vệ quốc đoàn Biên Hoà… làm Khu bộ phó rồi Khu bộ trưởng Khu 7, tỉnh đôi trưởng Thủ Biên (Thủ Dầu Một-Biên Hoà), trực tiếp chỉ huy nhiều trận vận động chiến giành thắng lợi.
Năm 1955, ông tập kết ra miền Bắc và được phong quân hàm thượng tá giữ chức Phó Cục trưởng Cục Quân huấn Bộ Tổng tham mưu. Năm 1965, ông được điều động về Nam làm Trưởng ban căn cứ Trung ương Cục kiêm Phó ban kinh tài. Sau ngày giải phóng miền Nam, ông chuyển ngành làm Thứ trưởng Bộ Lâm nghiệp kiêm Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp miền Nam.
Do bệnh đau, ông đã qua đời ngày 5-3-1977, thọ 63 tuổi.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×