Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết về tấm gương nhà giáo tiểu học

giúp mk bài này với mai nộp rồi
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.047
1
0
Phạm Thu Thuỷ
18/02/2019 21:15:49
Văn hóa trường học là các chuẩn mực giúp cán bộ quản lý, thầy cô giáo, phụ huynh và học sinh có cách suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp. Kính trên, nhường dưới, thân thiện với mọi người, trân trọng nữ phái là tính văn hóa chung không riêng ở trường học. Truyền thông của người Việt xưa nay vẫn có tinh thần “Tôn sư trọng đạo”, khẩu hiệu trung tâm trường học vẫn là “Tiên học lễ, hậu học văn” nên văn hóa nhà trường là yếu tố quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước trở thành những con người sống có hoài bảo, có lý tưởng tốt đẹp, có nhân cách tốt, có đủ tri thức để trở thành những công dân tốt, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Vì vậy vấn đề xây dựng văn hóa nhà trường phải được coi là có tính sống còn, tính cấp bách và thiết thực đối với từng nhà trường, vì nếu học đường mà thiếu văn hóa thì không thể làm tốt được chức năng chuyển tải những giá trị kiến thức và nhân văn cho thế hệ trẻ.
Trong xây dựng văn hóa trường học ở ngôi trường PTDT Bán Trú THCS Sơn Điện, thầy giáo Nguyễn Hùng Tân – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Nhà trường là một tấm gương điển hình trong công tác xây dựng văn hóa nhà trường. Từ năm 2007, thầy Nguyễn Hùng Tân được điều động về làm Hiệu trưởng Trường THCS Sơn Điện, nay là Trường PTDT Bán Trú THCS Sơn Điện đã rất chú trọng hình thành và phát triển nhân cách văn hóa trong trong tập thể giáo viên, nhân viên và học sinh. Đặc biệt chú trọng các lĩnh vực như môi trường thiên nhiên xanh sạch đẹp; văn hóa giáo tiếp công vụ; văn hóa giao tiếp xã hội trong môi trường giáo dục, tính dân chủ…
Với thâm niên công tác trong ngành giáo dục đã gần 30 năm, lại là một trong những lãnh đạo nhà trường “gạo cuội” trong Huyện Quan Sơn – Thanh Hóa, thầy Nguyễn Hùng Tân luôn rèn luyện chính mình và đồng nghiệp lời nói, cử chỉ đàng hoàng, đúng mực, luôn luôn suy nghĩ kỹ, thận trọng và ý thức trách nhiệm với việc làm của chính mình và đồng nghiệp. Phần đông chúng tôi là những “đồng chí cháu” luôn dành cho người Hiệu trưởng nhà trường tình cảm trân trọng, quí mến và cũng luôn gần gũi, không có khoảng cách giã lãnh đạo và giáo viên, nhân viên. Với tâm huyết xây dựng một môi trường sư phạm lành mạnh, đoàn kết là động lực cho Nhà trường trong nhiều năm qua luôn đạt được nhiều kết quả to lớn trong dạy và học, được các cấp khen thưởng với nhiều hình thức như giấy khen, Bằng khen.
Không chỉ thấy được giá trị, vai trò của văn hóa nhà trường mà người thầy sinh năm 1962 đã có tầm nhìn, xác định được những giá trị cao cả mà mỗi học sinh phải vươn tới. Với học sinh phần lớn là con em đồng bào các dân tộc Mường, Thái, có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn, nhận thức còn chậm, nhưng thầy Nguyễn Hùng Tân luôn định hướng cho học sinh 4 trụ cột “Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để làm người”. Xác định được những giá trị cao cả cho mỗi học sinh phải theo đuổi đã khó nhưng cái khó hơn là việc tổ chức thực hiện một cách bài bản, bền bỉ thường xuyên trong nhà trường. Chức năng, nhiệm vụ của thầy cô giáo không dừng lại ở truyền thụ kiến thức, kỹ năng mà quan trọng hơn là chức năng “trồng người”. Văn hóa nhà trường chỉ được hình thành khi các thành viên trong mỗi nhà trường đều đồng loạt tư duy và hành động thống nhất.
Thầy Nguyễn Hùng Tân còn đặc biệt chú trọng thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của Ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường theo luật định, góp phần xây dựng nền nếp, trật tự, kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội, thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và luật pháp Nhà nước. Hiệu trưởng luôn lấy ý kiến tham gia đóng góp xây dựng của các cá nhân tổ chức, đoàn thể trong nhà trường trước khi quyết định: Kế hoạch phát triển, tuyển sinh, dạy học và các hoạt động khác của nhà trường trong năm học... Với cương vị là hiệu trưởng nhà trường, là bí thư chi bộ thầy Nguyễn Hùng Tân đã chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên quán triệt yêu cầu giáo dục dân chủ trong bài dạy của từng môn học; coi trọng đổi mới công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp; dân chủ trong quan hệ giữa nhà trường và gia đình, giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh…
Với nỗ lực của người đứng đấu, nhà trường đã được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia; nhà trường được công nhận công tác kiểm định chất lượng mức độ III; được công nhân cơ quan đạt chuẩn về văn hóa. Để có được kết quả như trên của Trường PTDT Bán Trú THCS Sơn Điện là nhờ sự dày công xây dựng của hiệu trưởng nhà trường, một quản lí hết sức tâm huyết với nghề.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
doan man
18/02/2019 21:20:59
Nếu có đi về thành phố Việt Trì, xin bạn hãy ghé thăm ngôi trường tôi đang công tác - trường tiểu học chính nghĩa của chúng tôi nằm ở trung tâm thành phố việt trì, tỉnh phú thọ.
Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, mái trường thân yêu của tôi đã từng bước khẳng định vị thế của mình trước Đảng và nhân dân. Xứng đáng là cơ quan giáo dục tin cậy. Từ nơi đây dưới sự yêu thương của các thầy cô biết bao thế hệ học trò đã được chắp cánh ước mơ để rồi lớn lên, lớn lên từng ngày…
Và hôm nay trong khuôn khổ của bài viết này tôi sẽ chia sẻ cho các bạn về một tấm gương tiêu biểu trong đội ngũ giáo viên của nhà trường. Đó là cô giáo Nguyễn Thị Thu Huyền. Bao năm rồi, cô đã tình nguyện là người lái đò thầm lặng, ngày đêm chèo lái con đò thời gian, con đò trí tuệ đưa các thế hệ đàn em đến bến bờ tri thức.
Nghe kể rằng cô giáo Nguyễn Thị Thu Huyền vốn sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Cẩm Khê, trong một gia đình truyền thống hiếu học. Cô luôn ấp ủ trong tâm hồn mình ước mơ sau này trở thành cô giáo. Bởi thế từ bé cô vừa tích cực tham gia lao động sản xuất vừa chăm chỉ học hành. Rồi cũng đến cái ngày ước mơ xanh của cô cũng thành hiện thực. Với tấm bằng tốt nghiệp sư phạm loại giỏi trong tay, cô được phân công về dạy tại trường điểm của huyện nhà. Sau đó vài năm cô về công tác tại trường tiểu học Chính Nghĩa cho đến bây giờ.
Với cương vị vừa là Đảng ủy viên, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường, cô luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Năm học nào cô cũng được nhận bằng khen và giấy khen của tỉnh và thành phố. Chả thế mà tôi đã được nghe nhiều bậc phụ huynh tâm sự: Con cháu tôi thật là diễm phúc khi được là học trò của Trường Chính Nghĩa. Cô Hiệu trưởng không những có chuyên môn giỏi mà còn có cái tâm rất cao quý. Cô luôn chăm lo cho con cháu chúng tôi như con đẻ của mình, từ ngày cô về công tác tại trường, ngôi trường như được thay da đổi thịt. Sự thật là nhờ sự tận tình của cô, biết bao thế hệ học trò đã khôn lớn và trưởng thành.
Bên cạnh công tác lãnh đạo, cô Huyền còn luôn tích cực đi đầu để tham gia vào các phong trào thi đua và các cuộc vận động của ngành như: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học sáng tạo. Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực.
Cô quan tâm hết mực tới các em học sinh, lo cho các em từng bữa ăn ngon, lo từng giấc ngủ cho các em sao cho ấm về mùa đông, mát về mùa hè. hôm nào cũng rất muộn khi sân trường đã vắng người mà cô vẫn còn làm việc. Có những lúc ốm đau cô cũng không nghỉ 1 ngày.
Để các em được vui chơi và học tập dưới 1 mái trường khang trang và đầy đủ về cơ sở vật chất cô đã phải tham mưu tích cực với các tổ chức xã hội, lo cho các em sân chơi không bị mưa nắng, trang bị cho các lớp máy chiếu, máy tính đầy đủ, nối mạng để các em sẵn sàng cập nhật kiến thức liên quan đến bài học. Tôi đã thấy cô rất vui khi học sinh đạt thành tích cao, lúc đó ánh mắt cô như cả 1 trời sao, và cũng có lúc đượm buồn khi các em còn chưa đạt kết quả mong muốn. Nhưng không vì vậy mà lùi bước. Cô động viên thầy và trò cùng nhau có gắng. Vì vậy ai cũng nể phục tấm lòng nhân ái của cô.
Cô luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên, sẵn sàng đáp ứng nguyện vọng chính đáng của chị em sao cho mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất. Với cô mái trường như là ngôi nhà thứ hai vậy. Cô là người sống rất tình cảm và hòa đồng. Những khi đồng nghiệp vui vẻ bên nhau cô như những người bạn thân thiết.
Không chỉ giỏi việc trường cô còn là một nàng dâu hiếu thảo, một người vợ đảm đang, một người mẹ hết lòng vì các con. Công việc trường lớp bận rộn đã ngốn nhiều thời gian công sức của cô. Dù vậy cô vẫn luôn dành thời gian chăm sóc cho gia đình. cho cha mẹ, chồng con rất chu đáo. Cuộc sống vật chất tuy còn nhiều khó khăn cô vẫn cùng chồng nuôi dạy 2 con ăn học đến nơi đến chốn. Các con của cô đều rất ngoan ngoãn và học giỏi. Vừa qua con gái lớn của cô đã đỗ vào trường chuyên của tỉnh.
Giờ đây cô Huyền vẫn không ngừng phấn đấu, khiêm tốn rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và chuyên môn để xứng đáng với niềm tin yêu của đồng nghiệp, học sinh và nhân dân. Xin chúc cô luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để hoàn thành tốt sự nghiệp trồng người.
1
1
Quỳnh Anh Đỗ
19/02/2019 07:02:14
Hưởng ứng phong trào thi đua viết về tấm gương nhà giáo tiêu biểu, vượt khó, tận tụy hy sinh, hết lòng cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”, gắn liền với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tôi xin được chia sẻ về một tấm gương tiêu biểu trong trường với sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi vượt khó vươn lên trong công tác, lòng nhiệt tình giàu lòng nhân ái của một giáo viên đã nhiều năm cống hiến trong nghề dạy học.
“Đôi mắt sáng, nụ cười tươi, giản dị và dịu hiền” là ấn tượng đầu tiên trong cảm nhận của tôi khi tiếp xúc với cô giáo Phạm Thị Minh Trang- Trường Tiểu học Ân Hữu – Hoài Ân - Bình Định.
Sinh ra và lớn lên tại thôn Năng An, xã Ân Tín, huyện Hoài Ân, trong một gia đình công chức, từ thuở nhỏ cô Trang đã luôn ấp ủ ước mơ làm cô giáo. Những năm học ở trường THCS và THPT cô luôn gương mẫu với thành tích học tập. Tốt nghiệp Phổ thông trung học năm 1995, cô thi vào trường sư phạm Bình Định(hệ 12 + 2) - Giáo viên Tiểu học. Năm 1997 tốt nghiệp ra trường, Cô được phân công về giảng dạy tại Trường Tiểu học Đak Mang (điểm An Sơn). Năm 1999 cô được thuyên chuyển đến trường Tiểu học số 1 Ân Tín - Hoài Ân. Những năm tháng cô Trang công tác ở đây, cô luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đến năm 2002 cô Phạm Thị Minh Trang được thuyên chuyển về trường Tiểu học Ân Hữu - Hoài Ân.
Nhắc đến cô giáo Phạm Thị Minh Trang, học sinh, phụ huynh và giáo viên các trường trong huyện Hoài Ân ai cũng biết. Họ biết đến cô bởi lòng yêu nghề, bởi sự hăng say trong nghề nghiệp, bởi sự tận tuỵ, nhiệt tình trong công tác, bởi bảng thành tích rất đáng tự hào. Ở ngôi trường Tiểu học Ân Hữu giàu truyền thống cách mạng đã chính thức kết nạp cô trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản ViệtNam ngày 06/4/2008.
Với những kiến thức đã học được ở trường, kinh nghiệm đúc kết từ những bài giảng thực tế và không ngừng học hỏi bạn bè, đồng nghiệp, những thế hệ đi trước, trong các đợt thao giảng cấp trường cô được đánh giá cao về kiến thức, khả năng truyền thụ cho học sinh và luôn tìm tòi áp dụng những cái mới trong bài giảng của mình. Cô thường xuyên đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng, học sinh hứng thú trong học tập.
Với đức tính giản dị, ham học hỏi luôn cảm thấy không bao giờ thoả mãn với chính mình. Trong 20 năm công tác, cô đã không ngừng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tham khảo các loại tài liệu, sách báo để nâng cao kiến thức, kỹ năng của mình. Trong công tác cô luôn bám sát vào kế hoạch và nhiệm vụ năm học của trường và vận dụng linh hoạt những thành quả từ những năm học trước để xây dựng cho bản thân một kế hoạch hoạt động cụ thể. Tham mưu cùng Ban giám hiệu nhà trường, các bộ phận chức năng, đoàn thể cũng như đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp học để làm nên sự thành công của phong trào giáo dục của nhà trường. Đặc biệt, cô đã lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các môn học để giáo dục học sinh có ý hình thành được nhiều nhân cách tốt cho cuộc sống hiện tại và cuộc sống sau này.
Trong 20 năm giảng dạy cô Trang luôn hoàn thành xất sắc nhiệm vụ được giao. Với những kiến thức đã học trong nhà trường, từ thực tế giảng dạy, cô chú tâm vào soạn giáo án, tìm cách hay nhất để truyền đạt cho học sinh. Mỗi bài giảng của cô là một điều mới lạ với học sinh. Cô luôn tạo tình cảm thân thiện, gần gũi với học trò giúp các em học không biết nhàm chán, hăng say trong mỗi bài giảng của cô, làm các em yêu thích các môn học hơn. Mỗi bài giảng của cô là một điều mới lạ với các em học sinh, phương pháp của cô là giúp các em hệ thống kiến thức cơ bản và tập trung vào rèn kỹ năng đặc biệt là kiểm tra sát sao việc học tập hàng ngày của các em. Chính từ suy nghĩ “Một giáo viên giỏi không chỉ dạy bằng kiến thức mà còn có tình yêu”, cô đã động viên kịp thời, thúc đẩy niềm say mê học tập của học sinh. Kết quả hội thi rung chuông vàng, hội thi viết chữ đẹp, hội thi giải toán bằng Tiếng Việt, hội thi giải Toán bằng tiếng Anh, ... của trường ở lớp cô phụ trách luôn đạt giải cao. Trong nhiều năm, cô đã đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, Giáo viên dạy Giỏi cấp huyện. Cụ thể: Từ năm học 2013 - 2014 đến năm học 2016 - 2017 đạt chiến sĩ thi đua cơ sở 4 năm liên tiếp, được ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định tặng Bằng khen 2 lần (năm học: 2014 -2015, năm học: 2016 - 2017); đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường nhiều năm liền; đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện năm học 2015 - 2016; được sở Giáo dục đào tạo Bình Định tặng giấy khen năm học 2015 - 2016.
Bản thân cô luôn tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ thể dục thể thao, là một người rất dễ gần gũi và luôn được mọi người quý mến và tin cậy. Có thể nói, thành tích mà cô Trang đạt được là niềm vinh hạnh đối với bản thân và góp thêm thành tích cho nhà trường, cô vẫn thường nói: “Thành tích là sự cố gắng nỗ lực của học sinh và tập thể toàn nhà trường”. Nhưng chính cô đã góp phần không nhỏ vào thành tích đó. Là cô giáo có chuyên môn vững, nhiệt tình, có uy tín với bạn bè, đồng nghiệp, cô luôn hoàn thành tốt công việc được nhà trường phân công, có nhiều sáng kiến trong tổ về sinh hoạt chuyên đề. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, cô luôn lắng nghe ý kiến, sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn với bạn bè đồng nghiệp. Là giáo viên trẻ, cô luôn ghi nhớ lời dạy của Bác “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” thấm nhuần lời dạy của Người, cô không chỉ là giáo viên dạy giỏi, cô còn là người phụ nữ đảm đang trong gia đình, làm tốt công tác xã hội. Sau mỗi giờ lên lớp cô vẫn làm tốt vai trò người mẹ, người vợ đảm đang, cô đạt danh hiệu nữ giáo viên hai giỏi nhiều năm liền. Cô luôn sắp xếp công việc hợp lý để có thời gian chăm lo gia đình, một gia đình êm ấm, hạnh phúc, con ngoan, học giỏi. Nhiều năm liền gia đình cô đạt gia đình văn hóa xuất sắc. Đấy chính là phần thưởng khiến cô Trang tự hào.
Những thành công mà cô Trang đạt được mới chỉ là những thành công bước đầu trong sự nghiệp trồng người, nhưng đó là nền tảng, là động lực để cô phấn đấu, làm tốt hơn xứ mệnh của người giáo viên, góp phần đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương. Những cố gắng nỗ lực của cô góp phần không nhỏ vào bảng thành tích chung của nhà trường nói riêng, nền giáo dục của huyện Hoài Ân nói chung và góp phần xây dựng quê hương Hoài Ân ngày càng giàu đẹp.
1
0
Nhok Phượng Núi
20/02/2019 20:47:18

Trước khi viết bài này, tôi đã tự hỏi rất nhiều lần như thế nào mới là một nhà giáo tiêu biểu? Có lẽ mọi người sẽ có quan niệm chung rằng nhà giáo tiêu biểu phải là thầy cô giáo có những thành tích thật nổi bật, xuất sắc, được lên báo, khi nhắc đến thì ai ai cũng biết. Nhưng đối với tôi nhà giáo tiêu biểu không chỉ là những thầy cô giáo ấy mà còn là những thầy cô giáo vẫn âm thầm tận tâm đem tri thức đến cho học trò của mình, những thầy cô giáo hết lòng quan tâm học sinh. Và cô Nguyễn Thị Lưu là một cô giáo như vậy.

Tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên khoa toán và bắt đầu “trồng người” từ năm 1986 ở trường Trung học cơ sở Trung Lương, khi cuộc sống còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt là với một huyện miền núi như Định Hóa. Đến năm 2004, cô chuyển công tác vào trường Trung học cơ sở Quy Kỳ, khi đó điều kiện cơ sở vật chất đã khá khang trang nên việc dạy và học cũng đã tốt hơn. Nhưng khi cô mới ra trường, cơ sở vật chất thiếu thốn, việc dạy và học khó khăn, hai con nhỏ của cô lại thường xuyên đau ốm. Cuộc sống nhiều khó khăn như vậy, nhiều đến mức khiến rất nhiều người từ bỏ công việc mình đam mê để có thể làm những công việc khác dễ sống hơn nhưng cô vẫn kiên trì trên con đường “trồng người” của mình, khi được hỏi tại sao cô có thể kiên trì như vậy cô đã nói: “Có đôi lúc cô cũng muốn chuyển ngành nhưng nhìn thấy nụ cười của những đứa trẻ khi được đến trường thì tình yêu trẻ, yêu nghề trong cô lại trỗi dậy nên cô vẫn kiên trì tâm huyết với nghề”. Phải có niềm đam mê yêu thích đến thế nào thì cô và những thầy cô giáo thời đó mới có thể kiên trì như vậy? Đó quả là những tấm lòng đáng trân trọng!

Từ khi ra trường cô luôn là giáo viên chủ nhiệm của rất nhiều thế hệ học sinh. Và tôi cũng là một trong số rất nhiều học sinh may mắn ấy. Không chỉ đối với tôi, với bạn của tôi mà có lẽ đối với tất cả học trò của cô, được học với cô, được cô chủ nhiệm là một điều may mắn. Tôi còn nhớ hồi ấy, lớp tôi là lớp nghịch nhất trường, giờ sinh hoạt nào cũng bị phê bình, nhắc nhở và rất nhiều bạn bị phạt. Cũng chính nhờ sự nghiêm khắc của cô chúng tôi mới có thể trưởng thành và hoàn thiện bản thân hơn. Nhưng khi ấy chúng tôi không thể hiểu được tấm lòng của cô, lúc nào cũng chỉ biết than vãn tại sao cô nghiêm khắc như vậy. Cho đến một buổi sáng thứ 7, khi tôi học lớp 9. 15 tuổi, độ tuổi chưa phải là lớn nhưng đã đủ để có thể suy nghĩ và thấu hiểu. Chính vào buổi sáng hôm ấy, ở độ tuổi ấy, tôi đã chứng kiến một việc không chỉ làm thay đổi tôi mà còn thay đổi tất cả những người bạn của tôi. Bầu trời hôm ấy thật kì lạ! Mới sáng sớm nắng đã lên nhưng đến gần trưa lại giống như muốn nổi bão, có lẽ đó là điềm báo về sự đổi thay lớn lao trong suy nghĩ của 25 con người sao? Chính trong thời tiết như thế lớp tôi lại bước vào tiết sinh hoạt giống như bao tuần khác. Dù lớp tuần này lại đứng đầu từ dưới đếm lên và bị phê bình nhưng cả lớp chúng tôi đều rất vui vẻ, dường như chuyện đó không liên quan tới mình. Trong khi chúng tôi cười nói rôm rả, cô bước vào lớp nhưng kì lạ là cô không bảo lớp giữ im lặng như trước đây cô vẫn làm mà cô chỉ ngồi im lặng trên ghế giáo viên quan sát từng người chúng tôi. Cô quan sát lâu đến mức chúng tôi đều phải ngừng công việc mình đang làm lại và ngước lên nhìn cô. Rồi không hề có dấu hiệu báo trước, cô khóc! Dù cô đã cố gắng kìm nén, cố gắng để không khóc trước mặt chúng tôi nhưng một giọt nước mắt đã rơi xuống, không thể quay trở lại được. Cả lớp tôi đều rất bàng hoàng vì chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy cô khóc. Và cũng chưa bao giờ nhìn thấy một cô giáo khóc vì học trò của mình. Có lẽ rất nhiều người sẽ ngạc nhiên vì điều này, ban đầu tôi cũng vậy, nhưng điều này đáng ngạc nhiên đến thế sao? Khi một người mẹ khóc vì những đứa con của mình quá nghịch ngợm thì có gì kì lạ sao? Tại sao tôi lại nói như vậy ư? Bởi vì trong khi chúng tôi mải mê nghịch ngợm, mải mê chứng tỏ mình đã lớn để rồi luôn làm cô buồn thì cô đã coi chúng tôi như những đứa con của mình mà dạy bảo, quan tâm. Tuy cô luôn trách phạt chúng tôi nhưng tất cả đều xuất phát từ tình yêu thương, vì muốn chúng tôi trưởng thành hơn, học cách suy nghĩ trước khi hành động. Nhưng những đứa trẻ luôn tự cho mình là đúng như chúng tôi khi ấy làm sao hiểu được tấm lòng của cô chứ? Cho đến khi ấy, nhìn thấy cô như vậy, một sự áy náy, day dứt đã tràn ngập tròng mỗi chúng tôi. Dù rất muốn xin lỗi cô nhưng không ai trong số chúng tôi có thể nói nên lời. Và buổi học hôm ấy kết thúc trong sự im lặng, cô không nói gì chỉ ra hiệu cho chúng tôi đi về. Sau buổi học ấy chúng tôi chẳng thể vô tư nói cười như trước, không khí lớp học trong một tuần sau đó thật nặng nề, nặng nề đến nghẹt thở, lớp tôi trở nên trầm lắng một cách kì lạ làm tất cả thầy cô khi vào lớp tôi đều thấy ngạc nhiên. Và cũng sau ngày ấy, cô không còn trách phạt bọn tôi nữa, cô chỉ nhắc nhở rất nhẹ nhàng nhưng chính sự nhẹ nhàng ấy lại làm chúng tôi áy náy, lo sợ hơn cả khi bị phạt. Tình trạng ấy kéo dài cho đến tiết sinh hoạt của tuần sau đó. Hôm ấy bầu trời cao xanh vời vợi, tôi chưa từng thấy bầu trời nào đẹp như thế và những đám mây trắng muôn hình vạn trạng như đang ủng hộ quyết định đúng đắn của chúng tôi. Tiết sinh hoạt đến, tất cả chúng tôi đều đứng lên xin lỗi cô, đó là lời xin lỗi thật tâm, chân thành nhất từ trước đến giờ, là lời xin lỗi của những đứa con làm sai xin mẹ tha thứ kèm theo một lời hứa, lời hứa sẽ thay đổi, sẽ trưởng thành hơn.

Cô nghiêm khắc vậy đấy! Và cô cũng rất quan tâm đến học sinh đấy! Khi học sinh bị ốm, cô sẽ đến tận nhà hỏi thăm. Khi học sinh có chuyện, cô sẽ trò chuyện giống như một người bạn quan tâm, sẻ chia hết mực. Không chỉ vậy cô còn là một giáo viên rất tận tụy trên con đường truyền đạt tri thức. Khi cô giảng bài, không chỉ đơn thuần là truyền đạt tri thức mà còn là truyền đạt sự yêu thích, niềm đam mê với môn học cho chúng tôi. Nhờ đó chúng tôi cảm thấy học toán thú vị hơn, không còn khô khan như trước nữa.

Không chỉ là một giáo viên giỏi, cô còn là một người mẹ đảm đang, một người vợ hiền. Nhờ có sự chăm sóc của cô, chồng cô có thể yên tâm tiếp tục sự nghiệp “lái đò” cao quý của mình. Cũng nhờ có sự nuôi dạy của cô, cả hai con của cô đều khôn lớn, trở thành những công dân tốt góp ích cho xã hội.

Bên cạnh đó, cô còn là một nhà giáo gương mẫu, tích cực tham gia các hoạt động của trường và là một người đồng nghiệp thân thiện, hòa đồng với những thầy cô giáo khác. Nhờ những sự nỗ lực không ngừng nghỉ, nhờ lòng yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề không chỉ cô mà những học sinh của cô đều đạt được những thành tích cao. Những học sinh của cô đa phần đều có thành tích cao, đạt nhiều giải cấp huyện, cấp tỉnh, thành tích thi vào lớp 10 môn toán tương đối cao, nhiều học sinh của cô đã thành đạt trở thành những con người giúp ích cho xã hội. Riêng bản thân cô cũng đã đạt được nhiều thành tích: có 4 năm đạt chiến sĩ thi đua, các năm khác đều đạt lao động tiên tiến.

Khi tôi trở lại trường vào một ngày nắng, những câu hát trong bài “Nhớ ơn thầy cô” vang vọng mãi trong đầu tôi:

“Về lại trường xưa với bao kỷ niệm

Bóng dáng cô thầy vấn vương không rời.

Một thời tuổi thơ trôi theo cánh phượng

Lời thấy cô vọng mãi…”

Lời bài hát thật đúng với tâm trạng tôi khi ấy, những kỉ niệm cứ lướt qua đầu tôi có vui, có buồn nhưng tất cả đều có tôi, có bạn bè và có cả cô. Trong lòng tôi cô chính là nhà giáo tiêu biểu xứng đáng được vinh danh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×