Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản?

3 trả lời
Hỏi chi tiết
380
0
0
Trịnh Ngọc Hân
12/05/2019 16:14:52
Câu 1: PTBĐ là tự sự.
Câu 2: Nội dung chính của câu chuyện trên là phải suy nghĩ thật kĩ trước khi muốn đánh giá một con người. Đừng chú tâm vào vết nhơ của họ mà hãy nhìn vào những điều tốt nhiều hơn là vết nhơ ấy bên trong con người họ. Câu chuyện dạy ta cách đánh giá một con người.
Nhan đề " Sống chậm lại và nghĩ khác đi"
Câu 3: Hình ảnh " vết đen" tượng trưng cho những sai lầm, lỗi lầm trong quá khứ của mọt con người. Đó là biểu tuoengj cho nhuengx ssi lầm mà tromg cuộc đời người ai cũng vấp phải.
Câu 4: ... Thể hiện một cách đánh giá thiếu suy nghĩ, thiếu cách nhìn khách quan của một con người. Đó là những con người sống vội, vội vàng đánh giá một con nguoeif khi chưa nhìn nhận hết bản chất của họ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
12/05/2019 19:26:35
Câu 2:
Xuân Diệu nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Ông là người đã mang đến cho nền thơ ca Việt Nam những tác phẩm hay, mới và đặc biệt là tình cảm của ông với thiên nhiên với cuộc đời. Ông trân trọng những phút giây trong cuộc sống và điều đó được ông gửi gắm vào bài thơ Vội Vàng. 13 câu đầu là khát vọng níu giữ cái đẹp, niềm trong sáng say mê trước cuộc đời hiện ra như một thiên đường trên mặt đất.
Ngay ở những câu thơ đầu tiên người đọc vô cùng ấn tượng với khát vọng của nhà thơ:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.”
Sử dụng thể thơ năm chữ quen thuộc với các câu thơ ngắn nhịp nhanh cùng điệp từ “tôi muốn”. Ngôn ngữ giản dị trong sáng cùng cách biểu đạt “tắt nắng, buộc gió” đã tạo nên vẻ tân kì, mới lạ chưa từng có ở các thể thơ truyền thống. Từ đó mà làm bật khát vọng mạnh mẽ táo bạo với những mong muốn làm chủ thiên nhiên của mình. Trong thơ xưa cổ nhân thường có mong muốn được giúp vua cứu đời, cưu bang tái thế nhưng với Xuân Diệu thì đó lại là khát khao của thi sĩ muốn được lưu giữ thanh sắc, xua tay với cuộc đời nhạt nhẽo, muốn được níu giữ buộc lại dòng thời gian niên viễn không ngừng. Từ đó mà ta thấy Xuân Diệu là một người yêu đời, yêu cuộc sống muốn thay đổi để hướng tới một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc ngập tràn màu sắc của thiên nhiên đất trời. Ông muốn sống một cuộc sống hòa mình vào thiên nhiên đất trời, cảnh sắc thiên nhiên làm cho ông muốn sống trọn mình với thiên nhiên. Từ đó mà ta cũng thấy một quan niệm vô cùng mới quan niệm thẩm mĩ, nhân sinh là cái đẹp có hương có sắc. Đó là quan niệm mới mẻ mà chỉ có ở Xuân Diệu. Ông xứng đáng là nhà thơ mới trong các nhà thơ mới.
Yêu thiên nhiên, yêu cuộc đời với niềm tin trong sáng say mê trước cuộc đời với cái nhìn sáng tạo ông đã tạo ra một thiên đường trên mặt đất:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm, thần vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”
Đó là cách sử dụng thể thơ tám chữ với câu thơ dài, nhịp nhanh thể hiện hơi thơ liền mạch. Cách điệp từ liệt kê đã tạo nên giọng sôi nổi, thiết tha tràn đầy niềm say mê hào hứng. Ngôn ngữ cùng với các hình ảnh mà Xuân Diệu sử dụng “ong bướm tuần tháng mật, hoa nội xanh rì, lá phơ phất, yến anh tình si, ánh sáng chớp hàng mi, niềm vui…” Hình ảnh thực mang đến bức tranh vườn xuân sáng trong tràn đầy sức sống ngập tràn ánh sáng, niềm vui, có màu sắc, có sức sống mơn mởn, non tơ, rộn rã trong âm thanh, ngọt ngào trong hương. Đó là vườn xuân đắm say, quyến rũ được như nhiều cặp mắt xanh non, rờn biếc của chàng trai trẻ như lần đầu tiên đến với thế giới này. Hình ảnh ẩn dụ tuần tháng mật ngọt ngào hạnh phúc lứa đôi, si mê say đắm, thuần khiết, non tơ trẻ trung như hoa đồng nội, trong trẻo tinh khôi dịu dàng và rất đỗi thanh tân, tươi mới. Vườn đời ngập tràn xuân sắc, rạo rực xuân tình tha thiết, si mê hệt như tình yêu của một tình nhân dành cho tình nhân trong tình ái. Trong mắt Xuân Diệu cái đẹp của cuộc đời là cái đẹp của người thiếu nữ người con gái trong môi thắm. Xuân Diệu đã tạo trước mắt người đọc một thiên đường trên mặt đất. Từ đó mà thấy Xuân Diệu là một người với tâm hồn yêu đời yêu sống cuồng nhiệt đắm say với một quan niệm cái đẹp gần gũi không ở nơi xa chốn lạc mà ở mặt đất này, giữa cuộc sống này. Khác với thơ xưa các cổ nhân thường nhìn cuộc sống bằng con mắt đượm buồn. Đó là Nguyễn Du:
“Trải qua một cuộc bể dầu
Những gì nhìn thấy mà đau đớn lòng.”
Hay Nguyễn Bỉnh Khiêm:
“Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”
Xuân Diệu đã phát hiện ra bồng lai gay trên mặt đất trên trần thế này, xây lầu thơ trên cõi hồng trần này.
Xuân Diệu với một tâm hồn yêu cuộc đời, yêu thiên nhiên tha thiết luôn nhìn cuộc đời bằng cặp mắt xanh non và rờn biếc đã khơi gợi trong chúng ta tình yêu cuộc sống yêu thiên nhiên với quan niêm rất mới mẻ về cái đẹp. Hãy trân trọng những gì xung quanh ta.
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
12/05/2019 19:29:29
Câu 1:
Khi đánh giá một con người không nên quá chú ý vào những sai lầm, thiếu sót mà cần biết trân trọng những điều tốt đẹp, biết nhìn thấy trong tâm hồn mỗi người đều còn những khoảng trống để từ đó có thể tạo dựng, vun đắp, hoàn thiện nhân cách. Lời khuyên của thầy giáo đưa ra một bài học đúng đắn và giàu tính nhân văn, bởi: Con người không ai không có những thiếu sót, sai lầm, bởi vậy biết nhìn ra "tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch" để có thể "viết lên đó những điều có ích cho đời" sẽ tạo cơ hội cho mỗi người sửa chữa sai lầm, có động lực, cơ hội hoàn thiện bản thân đồng thời giúp chúng ta biết sống nhân ái, yêu thương, làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn. Cách đánh giá chỉ "chú trọng vào những vệt đen" mà không biết trân trọng "nhiều mảng sạch" là cách đánh giá quá khắt khe, không toàn diện, thiếu công bằng, không thể có được cái nhìn đầy đủ, đúng đắn về một con người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo