Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu xuất xứ, thể loại, tác giả, tác phẩm, tóm tắt và phương thức biểu đạt của bài Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.844
7
6
Nguyễn Nhật Thúy ...
26/03/2018 20:27:00
- Xuất xứ:
Quy mô của cầu Long Biên tuy nhỏ hơn cầu Thăng Long và Chương Dương, song xét về mặt lịch sử thì cây cầu này có mặt trong suốt gần 100 năm trước.
- Tác giả : Thúy Lan
- Tác phẩm
- Thể loại: Về tính chất, văn bản nhật dụng đề cập những yếu tố gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống hằng ngày của con người và xã hội đương đại như thiên nhiên, môi trường, dân số, sức khoẻ, quyền trẻ em, hiểm hoạ ma tuý...
Phương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng rất đa dạng. Có thể là bút kí, phóng sự, ghi chép, thư tín...
- Phương thức biểu đạt: phương thức thuyết minh là chủ yếu.
- Tóm tắt:
Bài kí giới thiệu về cầu Long Biên, một cây cầu được xây dựng từ thời Pháp thuộc, bắc qua sông Hồng, Hà Nội. Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô. Cầu đã chứng kiến cảnh khổ cực của người dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc; những năm tháng hoà bình ở miền Bắc sau năm 1954 và những năm tháng chống Mĩ cứu nước. Bây giờ, ngang sông Hồng đã có cầu Chương Dương và Thăng Long, cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng đối với tác giả, đối với nhân dân Việt Nam, cầu Long Biên vẫn còn có nhiều ý nghĩa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
10
3
Tiểu Khả Ái
26/03/2018 20:29:07
1.
Thể loại:
văn bản nhật dụng
Tác giả: Thúy Lan
Tác phẩm : CẦU LONG BIÊN - CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ
Tóm tắt
Bài kí giới thiệu về cầu Long Biên, một cây cầu được xây dựng từ thời Pháp thuộc, bắc qua sông Hồng, Hà Nội. Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô. Cầu đã chứng kiến cảnh khổ cực của người dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc; những năm tháng hoà bình ở miền Bắc sau năm 1954 và những năm tháng chống Mĩ cứu nước. Bây giờ, ngang sông Hồng đã có cầu Chương Dương và Thăng Long, cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng đối với tác giả, đối với nhân dân Việt Nam, cầu Long Biên vẫn còn có nhiều ý nghĩa.
Phương thức biểu đạt: bút kí có xen nhiều yếu tố hồi kí
3
10
Quỳnh Anh Đỗ
27/03/2018 13:39:52
- Bài văn thuộc “văn bản nhật dụng”. Khái niệm “văn bản nhật dụng” (dịch từ chừ Everyday texts của tiếng Anh) không phải là chỉ một thế loại văn bản, hoặc chỉ một kiều văn bản. Nói “vãn bản nhật dụng” trước hết là nói đến tinh chất của nội dung văn bản. Đó là những nội dung gần gùi, bức thiết đôi với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý,...
Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sứ là một bài bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí. Bút kí là một loại kí ghi lại những sự việc, cảnh vật mà nhà văn đã mắt thấy tai nghe cùng những cảm nghĩ của mình, được trình bày không chặt chẽ về mặt cốt truyện như trong kí sự nhưng cũng không phóng túng như trong tùy bút. 
Cầu Long Biên là một chứng nhân lịch sử của cả một thế kỉ XX với bao đau thương và chiến công lẫy lừng của dân tộc. Cầu không chỉ dựng lên bằng mồ hôi mà còn bằng cả xương máu của hàng nghìn người Việt Nam. Cầu là thành tựu quan trọng của văn minh cầu sắt. cầu là nhân chứng cho cuộc sống thời bình của nhân dân, cho tội ác tày trời của kẻ thù xâm lược. Đây là chiếc cầu thật đẹp, như là một dải lụa uốn lượn vắt ngang sồng Hồng....
- Bài văn đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa tự sự và thuyết minh, giữa miêu tả và biểu cảm.
- Tên các cầu được bắc qua sông Hồng tại Hà Nội: Cầu Long Biên (tên gọi từ 1945), trước đó có tên là cầu Đu-me (mang tên của tên toàn quyền Pháp ở Đông Dương); Cầu Thăng Long - tên cầu gợi nhớ truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên, gắn với sự kiện và bài Chiếu dời dô của Lý Thái Tố năm 1010 và Cầu Chương Dương gợi nhớ chiến công tại bến Chương Dương đời Trần. Nhiều tên cầu đã trở thành biếu tượng của đất nước, khí phách của dân tộc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×