Ý nào sau đây không phải thế mạnh nổi bật nhất của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?
Câu 41: Ý nào sau đây không phải thế mạnh nổi bật nhất của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?
A. Vị trí thuận lợi cho giao lưu kinh tế trong nước và quốc tế.
B. Giàu tiềm năng để phát triển tổng hợp kinh tế biển.
C. Nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động đứng hàng đầu cả nước.
D. Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất nước ta.
Câu 42: Nguồn tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là:
A. các mỏ dầu, khí ở thềm lục địa. B. các mỏ khoáng sản than.
C. diện tích rừng lớn. D. đất ba dan và đất phù sa cổ.
Câu 43: Ý nào không đúng khi nói về đặc điểm của các vùng kinh tế trọng điểm?
A. Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn đầu tư.
B. Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và có ranh giới ổn định.
C. Thu hút các ngành công nghiệp và dịch vụ.
D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, song tỉ trọng còn thấp trong tổng GDP quốc gia.
Câu 44: Đặc trưng quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm là:
A. Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác.
B. Là vùng đông dân, mật độ dân số cao.
C. Có vị trí thuận lợi, có các hải cảng và đầu mối giao thông quan trọng.
D. Là vùng có tiềm năng phát triển nhiều ngành kinh tế.
Câu 45: Vùng đất ngoài đê ở Đồng bằng Sông Hồng là nơi
A. có ruộng cao bạc màu. B. không được bồi đắp phù sa hằng năm.
C. thường xuyên được bồi phù sa. D. có nhiều ô trũng ngập nước.
Câu 46: Hai ngành công nghiệp có vai trò quan trọng hàng đầu ở Tây Nguyên là
A. thủy điện và hóa chất. B. luyện kim và chế biến lâm sản.
C. thủy điện và chế biến nông, lâm sản. D. luyện kim và sản xuất hàng tiêu dùng.
Câu 47: Kim ngạch xuất khẩu của nước ta những năm gần đây tăng liên tục là do
A. mở rộng và đa dạng hóa thị trường.
B. sự phục hồi và phát triển của sản xuất.
C. Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
D. chính sách khuyến khích phát triển của nhà nước
Câu 48: Mùa khô của TP. Hồ Chí Minh sâu sắc hơn Hà Nội do địa điểm này chịu ảnh hưởng mạnh hơn của
A. gió phơn Tây Nam. B. Tín phong bán cầu Bắc.
C. gió mùa Tây Nam. D. gió mùa Đông Nam.
Câu 49: Để ngành công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có vị trí xứng đáng hơn trong nền kinh tế của cả nước, cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:
A. cùng với các ngành công nghiệp cơ bản, phát triển các ngành công nghiệp có kĩ thuật cao.
B. phát triển ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường.
C. hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm có lợi thế về tài nguyên và thị trường.
D. đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến và khai thác than nâu.
Câu 50: Các cảng nước sâu: Cái Lân, Vũng Áng, Dung Quất lần lượt thuộc các tỉnh:
A. Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Quảng Ngãi B. Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh
C. Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi D. Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Quảng Ninh
Câu 51: Chế biến lương thực, thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta với thế mạnh nổi bật là
A. có nguồn lao động có trình độ cao.
B. có cơ sở vật chất kĩ thuật tiên tiến.
C. có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.
D. có lịch sử lâu đời.
Câu 52: Nơi đã hai lần được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới là:
A. động Phong Nha. B. vườn quốc gia Cát Tiên.
C. Vịnh Nha Trang. D. vịnh Hạ Long.
Câu 53: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của việc đánh bắt thủy sản xa bờ?
A. Thuận lợi cho trao đổi hàng hóa xuất, nhập khẩu với nước ngoài
B. Giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển, hải đảo, vùng thềm lục địa của nước ta
C. Nâng cao hiệu quả kinh tế khai thác tài nguyên biển
D. Góp phần hạn chế sự suy giảm tài nguyên sinh vật vùng ven biển
Câu 54: Cơ sở năng lượng của vùng Đông Nam Bộ từng bước được giải quyết nhờ vào:
A. phát triển nhiệt điện than.
B. phát triển thủy điện, nhiệt điện khí và sử dụng điện từ đường dây tải điện 500KV.
C. nhập khẩu nguồn điện từ Campuchia.
D. phát triển nguồn điện gió.
Câu 55: Việc xây dựng các cảng nước sâu ở Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thuận lợi do
A. có đường bờ biển dài, vị trí thuận lợi.
B. có nhiều vũng, vịnh nước sâu, hiện tượng sa bồi ít.
C. có nền kinh tế phát triển mạnh, nhu cầu vận tải lớn.
D. có nhiều đảo ven bờ.
Câu 56: Khu vực nào sau đây của nước ta có tình trạng hạn hán kéo dài 6 -7 tháng?
A. Ven biển cực Nam Trung Bộ. B. Ven biển Bắc Trung Bộ.
C. Ven biển đồng bằng sông Cửu Long. D. Ven biển vùng Đông Nam Bộ.
Câu 57: Đảo nào sau đây không nằm trong vịnh Bắc Bộ của nước ta?
A. Đảo Lý Sơn B. Đảo Vĩnh Thực C. Đảo Cát Bà D. Đảo Cái Bầu
Câu 58: Gây nên hiện tượng “nồm” của thời tiết miền Bắc vào cuối mùa đông là do
A. gió tây nam. B. gió mùa Tây Nam.
C. Tín phong bán cầu Bắc. D. gió mùa Đông Bắc.
Câu 59: Ý nào không đúng khi nói về thế mạnh hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?
A. Khai thác khoáng sản.
B. Khai thác tổng hợp nguồn tài nguyên biển.
C. Rừng để phát triển du lịch, môi trường thủy sản.
D. Các mỏ dầu, khí ở thềm lục địa.
Câu 60: Điểm khác nhau giữa cơ cấu sản phẩm ngành trồng trọt ở Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ chủ yếu là do ảnh hưởng của
A. sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp
B. địa hình
C. tập quán trồng trọt của dân cư
D. khí hậu và đất đai
Câu 61: Giải quyết các vấn đề biển Đông và vịnh Thái Lan cần có sự hợp tác giữa nước ta với các nước có liên quan nhằm mục đích quan trọng nhất là:
A. tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực.
B. giúp mỗi nước khai thác có hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên biển.
C. bảo vệ lợi ích chính đáng, giữ vững chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ nước ta.
D. giải quyết những bất đồng giữa các nước.
Câu 62: Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa:
A. là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương.
B. là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
C. góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo của nước ta.
D. là hệ thống tiền tiêu để bảo vệ phần đất liền của Tổ quốc.
Câu 63: Trong cơ cấu cây công nghiệp ở nước ta chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới, vì
A. nước ta có khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa.
B. mang lại hiệu quả kinh tế cao.
C. sự phân hóa đa dạng của khí hậu nước ta.
D. nhân dân có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp nhiệt đới.
Câu 64: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ trình độ đô thị hóa ở nước ta hiện nay còn thấp?
A. Cơ sở hạ tầng đô thị còn lạc hậu.
B. Tỉ lệ dân thành thị ngày càng tăng.
C. Chức năng đô thị đa dạng.
D. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.
Câu 66: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A. Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đã giảm sút.
B. Gió phơn Tây Nam hoạt động ở phía nam của vùng.
C. Địa hình núi cao, núi trung bình chiếm ưu thế.
D. Hướng núi chủ yếu là hướng vòng cung.
Câu 68: Biện pháp quan trọng nhất để tăng sản lượng lương thực trong điều kiện đất nông nghiệp có hạn ở nước ta hiện nay là
A. đa dạng hóa cơ cấu cây trồng. B. trồng nhiều cây hoa màu.
C. sử dụng mô hình nông - lâm kết hợp. D. đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.
Câu 69: Định hướng phát triển ngành dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là:
A. đẩy nhanh tăng trưởng để đảm bảo luôn chiếm tỉ trọng cao nhất.
B. phát triển du lịch và các hoạt động dịch vụ liên quan đến xuất, nhập khẩu.
C. tiếp tục đẩy mạnh các ngành thương mại, tín dụng, ngân hàng, du lịch...
D. phát triển các ngành dịch vụ mới, từ đó nhân rộng ra cả nước.
Câu 70: Định hướng phát triển nông nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là:
A. chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng cao.
B. phát triển các vùng chuyên sản xuất hàng hóa nông nghiệp, thủy sản.
C. củng cố và đẩy mạnh hơn nữa mô hình kinh tế nông-lâm- ngư nghiệp.
D. đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản kết hợp với phát triển công nghiệp chế biến.
Câu 71: Ở nước ta, đai ôn đới gió mùa chỉ có ở vùng núi
A. Tây Bắc. B. Trường Sơn Bắc.
C. Đông Bắc. D. Trường Sơn Nam.
Câu 73: Nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên là
A. Tín phong bán cầu Bắc. B. gió tây nam.
C. gió mùa Tây Nam. D. gió mùa Đông Bắc.
Câu 74: Cho biểu đồ:
CƠ CẤU GDP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ 2010 (%)
<!--[if gte vml 1]>
Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?
A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng lớn nhất, đang có xu hướng tăng nhanh.
B. Tỉ trọng kinh tế Nhà nước và kinh tế ngoài Nhà nước tăng, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giảm.
C. Kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất và đang có xu hướng giảm.
D. Tỉ trọng kinh tế Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng, kinh tế ngoài Nhà nước giảm.
Câu 75: Ý nào không đúng về vai trò của việc đánh bắt thủy sản xa bờ?
A. Thuận tiện cho việc trao đổi hàng hóa với nước ngoài.
B. Nâng cao hiệu quả kinh tế khai thác biển.
C. Góp phần hạn chế sự suy giảm tài nguyên sinh vật vùng ven bờ.
D. Giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển, hải đảo, vùng thềm lục địa của nước ta.
Câu 76: Cơ cấu kinh tế ở khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp) nước ta hiện nay đang chuyển dịch theo hướng
A. tăng nhanh tỉ trọng ngành lâm nghiệp. B. tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp.
C. tăng tỉ trọng ngành thủy sản. D. giảm tỉ trọng ngành thủy sản.
Câu 77: Loại than đem lại giá trị kinh tế cao nhất ở nước ta là
A. than nâu. B. than antraxit. C. than bùn. D. than mỡ
Câu 78: Hai tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác (năm 2007) cao nhất nước ta là (Atlat Địa lí Việt Nam trang 20)
A. Kiên Giang, Bình Định. B. Kiên Giang, Cà Mau.
C. Cà Mau, Bình Thuận. D. Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Câu 79: Gió mùa Tây Nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến nửa cầu nam xâm nhập vào nước ta thời gian
A. nửa sau mùa hạ. B. cuối mùa hạ.
C. giữa và cuối mùa hạ. D. nửa đầu mùa hạ.
Câu 80: Ý nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của các vùng kinh tế trọng điểm?
A. Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, ranh giới thay đổi theo thời gian
B. Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế, thu hút đầu tư
C. Thu hút các ngành công nghiệp và dịch vụ mới
D. Đóng góp ít cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
0 trả lời
3.927