Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ý nghĩa của việc đọc đối với học tập

4 trả lời
Hỏi chi tiết
2.863
2
0
Trà Đặng
31/12/2017 21:33:17

Người đọc hiện nay có xu hướng chỉ thu hẹp phạm vi đọc gắn liền với chuyên môn của mình, điều đó giúp cho những hiểu biết chuyên môn sâu sắc hơn. Thế nhưng, sẽ rất tốt nếu việc đọc sách được mở rộng hơn đến các phạm vi liên đới, hoặc những phạm vi tưởng chừng không có gì liên quan đến chuyên môn nhưng thực ra nó có nhiều tác động đến công việc và cuộc sống sau này. Có người còn phân chia rạch ròi ra 2 loại sách để đọc: một loại chỉ đọc để biết, nhớ đại khái và không cần ghi chép; một loại khác có liên quan mật thiết đến chuyên môn hay vì một nhu cầu nào đó, người đọc cần viết lại những ý chính, ghi lại tóm tắt nội dung, dẫn chứng hoặc vẽ thành những sơ đồ cho dễ nắm. Như vậy, vô hình chung, loại sách đầu người ta có thể đọc ở mọi lúc mọi nơi: trên xe buýt, phòng chờ, trên tàu hỏa, tàu điện ngầm, thậm chí nhà vệ sinh…; loại sách thứ hai phải được đọc bên bàn sách, giấy bút, trong không gian yên tĩnh ít người tụ tập.

Trong thực tế, tác dụng của việc đọc sách không chỉ dừng lại ở chỗ tiếp thu kiến thức mà đọc sách còn là một biện pháp để hoàn thiện mọi mặt của con người. Với ý nghĩa này, các loại sách văn hóa học, văn chương, lịch sử, triết học không chỉ là những loại sách thuần chuyên môn mà đã trở thành sách chung cho mọi người, cho xã hội. Do đó, sẽ rất thiếu sót nếu bạn nói rằng ‘Tôi là SV Thể dục thì cần gì đọc sách Văn học’, hay ‘Tôi là sinh viên Kinh tế cần gì đọc sách lịch sử’ và cho rằng những loại sách đó không thiết thực đối với công việc của bạn… Những cái lợi của chuyện đọc sách đã quá rõ ràng, thiết nghĩ không cần nhắc lại. Bên cạnh việc đọc sách để tiếp thu tri thức, việc đọc sách đôi khi còn rèn luyện cho bạn những kĩ năng, tình cảm và thói quen hữu ích mà đôi khi bạn không nhận ra.

1. Đọc sách giúp tăng cường khả năng giao tiếp:

Bạn có bao giờ thấy ngại ngùng khi đứng trước đám đông? Bạn có bao giờ run lẩy bẩy không biết diễn đạt ý mình như thế nào trước mọi người? Bạn có bao giờ nói vòng vo một vấn đề và cố gắng giải thích mà người khác vẫn không sao hiểu nổi?

Đọc sách thực chất là một quá trình giao tiếp, khi đó tác giả quyển sách và bạn là những nhân vật tham gia giao tiếp. Chỉ có điều quá trình giao tiếp này diễn ra 1 chiều, những vấn đề tác giả nói đến đi sâu vào trí não và hình thành tư duy ở bạn thế nhưng những suy nghĩ của bạn tác giả không hề biết được nếu bạn không viết thư hay gọi điện thoại phản hồi. Quá trình giao tiếp này giúp các bạn hiểu vấn đề, biết cách trình bày vấn đề theo chiều hướng triển khai hay khái quát hợp lý, cách lý luận hay dùng dẫn chứng chứng minh cho một luận điểm nào đó. Đọc sách một thời gian lâu, bạn sẽ biết trình bày vấn đề một cách khúc chiết, mạch lạc, suông sẻ, có đầu có đũa gọn gàng dễ hiểu.

Không chỉ vậy, nhờ loại hình giao tiếp đặc biệt này, bạn sẽ tinh tế hơn khi cảm nhận, phán đoán những cảm xúc, thái độ của người khác. Hình thành những phản xạ và sự nhạy cảm, linh hoạt cần thiết để xử lý vấn đề. Chẳng hạn, bạn biết nói bằng ngữ điệu thế nào, khi nào nói khi nào ngưng, khi nào đặt câu hỏi khơi gợi, khi nào pha trò tạo cảm hứng mới ở người tham gia giao tiếp…

2. Đọc sách giúp rèn luyện năng lực tưởng tượng, liên tưởng, sáng tạo:

Sách được viết bằng hệ thống ngôn ngữ, cụ thể là các chữ viết được nối kết liên tục với nhau tạo thành câu, dòng, đoạn, bài… Từ ngữ được dùng luôn có nghĩa, và nét nghĩa đó lại được quy chiếu vào các sự vật tương ứng trong cuộc sống. Thí dụ nói đến ‘tĩnh vật’ chúng ta nghĩ đến một loạt các đồ dùng hay cây trái được đặt trong trạng thái yên tĩnh, nói đến ‘quỹ đạo’ chúng ta nghĩ đến tập hợp những điểm tạo nên một con đường khép kín dành cho sự chuyển động của một thực thể nào đó, hoặc nói đến ‘hoa mai’ chúng ta nghĩ đến loại hoa nhiều cánh, nở vào mùa xuân, đẹp và mọi người thích thưởng thức… Như vậy, quá trình đọc sách thực chất cũng là một quá trình quan sát các sự vật và hiện tượng trong cuộc sống thực mà chữ viết được quy ước tượng trưng thông qua quá trình tưởng tượng, liên tưởng.

Rồi cũng có khi sự liên tưởng nảy sinh khi bạn so sánh những vấn đề đã được đọc trong sách này và sách khác, trong quan điểm của người này người khác, cái giống và khác nhau, tại sao lại có giống và khác như vậy… Trí tưởng tượng phong phú, suy nghĩ cặn kẽ, kết hợp với những động lực khám phá tìm tòi sẽ giúp bạn hình thành năng lực sáng tạo, nghĩ ra cái mới, tìm ra cái mới và từ đó làm ra cái mới.

Không có đọc sách, người ta khó có thể thực hiện được điều đó.

3. Đọc sách giúp rèn luyện năng lực ngôn ngữ:

Bạn thường viết sai chính tả và rất ngại viết vì sợ mọi người chọc. Bạn hay viết những câu không đúng ngữ pháp tiếng Việt, hoặc những câu cụtttt, câu quèèèè không đủ các thành phần chính. Cũng có thể bạn sử dụng những từ ngữ không hợp với đối tượng bạn muốn đề cập. Hoặc bạn có vốn từ vựng quá ít, không đủ để huy động ra trình bày sáng tỏ một vấn đề. Thậm chí bạn không hiểu rất nhiều từ ngữ trong tiếng Việt có nghĩa là gì vì bạn chưa hề nghe qua…

Việc đọc sách là biện pháp hữu hiệu nhất giúp bạn khắc phục những sai sót đó trong việc sử dụng ngôn ngữ. Bạn đọc một cuốn sách văn chương thấy tác giả dùng những từ ngữ rất hay để miêu tả bầu trời trong những trạng thái khác nhau. Bạn sẽ thấy những câu văn bắt đầu bằng chủ ngữ hay vị ngữ, bắt đầu bằng động từ hoặc tính từ mà vẫn đúng cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt. Bạn biết cách dùng những từ ngữ chuyển tiếp ‘như vậy’, ‘đương nhiên’ một cách khéo léo uyển chuyển để diễn đạt vấn đề. Bạn cũng sẽ bắt gặp những hình thức viết đúng của những từ ngữ mà bạn phân vân lưỡng lự không biết viết thế nào…

Và chính quá trình đọc sách lâu dài, sự tập trung và tinh ý sẽ giúp bạn hình thành những kĩ năng ngôn ngữ đó.

4. Đọc sách giúp sống tốt trong xã hội và làm người:

Đọc sách và sống tốt là hai việc xem ra chẳng ăn nhập gì với nhau nhưng thực chất có sự tác động qua lại rất lớn.

Ai cũng biết, người biết suy nghĩ phải trái, biết lý lẽ là những người không sống tùy tiện. Mọi lời nói, suy nghĩ và việc làm của họ luôn hướng tới cái hay, cái đẹp; hướng tới lợi ích bản thân trong mối quan hệ với lợi ích chung của những người xung quanh. Cách sống đó là món trang sức quý giá nhất mà mỗi người tự trang bị cho mình thông qua học vấn, cụ thể là từ việc đọc sách.

Đọc sách thể dục thể thao, chúng ta biết rèn luyện sức khỏe dẻo dai bền bĩ hơn. Đọc sách triết học, chúng ta nhận ra những quy luật và những diễn biến ý thức hệ trong cuộc sống, từ đó hình thành cách nhìn và cách nghĩ của bản thân. Đọc sách vật lý chúng ta hiểu biết về quy luật vận động của thế giới tự nhiên hơn, từ đó ứng dụng vào cuộc sống. Đọc sách văn học để hình thành cảm xúc, thái độ hợp lý trước mọi cảnh ngộ, cuộc đời; xây dựng đời sống hài hòa, nhân văn, có chiều sâu… Tóm lại, sách đem đến cho con người một cuộc sống tốt đẹp, hòa hợp giữa bản thân với cộng đồng, môi trường xung quanh, xã hội và cả nhân loại.

Dĩ nhiên, những điều được trình bày phía trên không phải là tất cả những lợi ích mang lại của việc đọc sách. Chúng ta còn có thể thấy, người đọc nhiều sách có kiến thức sâu rộng, hội tụ nhiều năng lực, lời nói có cơ sở và có uy tín nên được mọi người lắng nghe, xem trọng… Nhưng ai cũng biết, đọc sách trước tiên là để giúp mình càng tốt hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Trần Thị Huyền Trang
31/12/2017 21:37:09

Đọc sách là một sơ thích vô cùng quý báu của con người. nói về lợi ích của nó thì không bao giờ chúng ta đếm được cả. bên cạnh nâng cao hiểu biết nhận thức về việc gì đó hay là một quan niệm sống giúp cho con người trở nên yêu thích, yêu ghét nó hơn. Nói chung việc đọc sách rất có lợi nó là một cách để ta rèn luyện nhân cách sống, ý tưởng sống tốt.

Trong cuộc sống hằng ngày, việc đọc sách không chỉ dành cho các em học sinh, các thầy cô giáo, hay các nhà văn nhà báo. Mà đọc sách là nhiệm vụ là thú vui của mỗi con người có sự đam mê về sách báo…

Đối với một người bình thường việc đọc sách đó chỉ là một thú vui, với một nhà văn hay nhà nghiêm cứu thì việt đọc sách là tìm tòi cái mới, cái đúng quy luật hơn. Và đương nhiên trong nhà họ có một khối sách được khủng lồ được sưu tầm đó là chuyện bình thường. người ta có câu: Giàu không phải là tiền bạc có trong nhà, mà giàu là có một khối sách trong nhà hay đó là một nền văn hóa. Câu này chứng minh được sự giàu có về nền văn hóa sự hiểu biết. chứu không phải là tài sản trong nhà.

Ngày nay, nhiều người có tiền làm nhà, mua xe đua đà. Khi nói chuyện tiếp thì thật sự cũng nể họ lắm, nhưng khi vào nhà không có một cái giá sách vậy đủ biết người ta thế nào rồi. không chỉ thế khi tiếp xúc thì người ta cung phô trương được bản chất không học của mình. Đây chính là một nạn vô cùng phổ biến. Nó nói lên sự ngu dốt của con người, không biết nâng cao hiểu biết tìm tòi qua sách vỡ.

Khi vào một nhà nghèo, nhưng bên trong nhà họ có một giá sách đầy sách vỡ thì bạn nghĩ thế nào? Đó là một nhà có nền văn hóa tốt không chỉ vậy dù học nghèo nhưng khi nói chuyện tiếp xúc hay đi ra khả năng giao tiế của họ sẽ được mọi người kính trọng. đây chính là sự cố gắng ham đọc sách, học hỉ của họ.

Đọc sách là một cách và phương pháp tốt nhất đề bạn âng cao kiến thức, nhận thức về những cái đẹp, những điều hay lẽ phải. không chỉ vậy sự giáo huấn của một con người sẽ được nói qua trong quá trình đọc sách.

Đọc sách giúp bạn thư giản, tìm hiểu những cái mứi tốt đẹp hơn. Nó bày cho bạn khả năng sống, sự tìm tòi cái mới. không chỉ vậy nói giúp bạn xây dựng một nhân cách sống cao đẹp.

1
1
mỹ hoa
31/12/2017 22:23:04

Người đọc hiện nay có xu hướng chỉ thu hẹp phạm vi đọc gắn liền với chuyên môn của mình, điều đó giúp cho những hiểu biết chuyên môn sâu sắc hơn. Thế nhưng, sẽ rất tốt nếu việc đọc sách được mở rộng hơn đến các phạm vi liên đới, hoặc những phạm vi tưởng chừng không có gì liên quan đến chuyên môn nhưng thực ra nó có nhiều tác động đến công việc và cuộc sống sau này. Có người còn phân chia rạch ròi ra 2 loại sách để đọc: một loại chỉ đọc để biết, nhớ đại khái và không cần ghi chép; một loại khác có liên quan mật thiết đến chuyên môn hay vì một nhu cầu nào đó, người đọc cần viết lại những ý chính, ghi lại tóm tắt nội dung, dẫn chứng hoặc vẽ thành những sơ đồ cho dễ nắm. Như vậy, vô hình chung, loại sách đầu người ta có thể đọc ở mọi lúc mọi nơi: trên xe buýt, phòng chờ, trên tàu hỏa, tàu điện ngầm, thậm chí nhà vệ sinh…; loại sách thứ hai phải được đọc bên bàn sách, giấy bút, trong không gian yên tĩnh ít người tụ tập.

Trong thực tế, tác dụng của việc đọc sách không chỉ dừng lại ở chỗ tiếp thu kiến thức mà đọc sách còn là một biện pháp để hoàn thiện mọi mặt của con người. Với ý nghĩa này, các loại sách văn hóa học, văn chương, lịch sử, triết học không chỉ là những loại sách thuần chuyên môn mà đã trở thành sách chung cho mọi người, cho xã hội. Do đó, sẽ rất thiếu sót nếu bạn nói rằng ‘Tôi là SV Thể dục thì cần gì đọc sách Văn học’, hay ‘Tôi là sinh viên Kinh tế cần gì đọc sách lịch sử’ và cho rằng những loại sách đó không thiết thực đối với công việc của bạn… Những cái lợi của chuyện đọc sách đã quá rõ ràng, thiết nghĩ không cần nhắc lại. Bên cạnh việc đọc sách để tiếp thu tri thức, việc đọc sách đôi khi còn rèn luyện cho bạn những kĩ năng, tình cảm và thói quen hữu ích mà đôi khi bạn không nhận ra.

1. Đọc sách giúp tăng cường khả năng giao tiếp:

Bạn có bao giờ thấy ngại ngùng khi đứng trước đám đông? Bạn có bao giờ run lẩy bẩy không biết diễn đạt ý mình như thế nào trước mọi người? Bạn có bao giờ nói vòng vo một vấn đề và cố gắng giải thích mà người khác vẫn không sao hiểu nổi?

Đọc sách thực chất là một quá trình giao tiếp, khi đó tác giả quyển sách và bạn là những nhân vật tham gia giao tiếp. Chỉ có điều quá trình giao tiếp này diễn ra 1 chiều, những vấn đề tác giả nói đến đi sâu vào trí não và hình thành tư duy ở bạn thế nhưng những suy nghĩ của bạn tác giả không hề biết được nếu bạn không viết thư hay gọi điện thoại phản hồi. Quá trình giao tiếp này giúp các bạn hiểu vấn đề, biết cách trình bày vấn đề theo chiều hướng triển khai hay khái quát hợp lý, cách lý luận hay dùng dẫn chứng chứng minh cho một luận điểm nào đó. Đọc sách một thời gian lâu, bạn sẽ biết trình bày vấn đề một cách khúc chiết, mạch lạc, suông sẻ, có đầu có đũa gọn gàng dễ hiểu.

Không chỉ vậy, nhờ loại hình giao tiếp đặc biệt này, bạn sẽ tinh tế hơn khi cảm nhận, phán đoán những cảm xúc, thái độ của người khác. Hình thành những phản xạ và sự nhạy cảm, linh hoạt cần thiết để xử lý vấn đề. Chẳng hạn, bạn biết nói bằng ngữ điệu thế nào, khi nào nói khi nào ngưng, khi nào đặt câu hỏi khơi gợi, khi nào pha trò tạo cảm hứng mới ở người tham gia giao tiếp…

2. Đọc sách giúp rèn luyện năng lực tưởng tượng, liên tưởng, sáng tạo:

Sách được viết bằng hệ thống ngôn ngữ, cụ thể là các chữ viết được nối kết liên tục với nhau tạo thành câu, dòng, đoạn, bài… Từ ngữ được dùng luôn có nghĩa, và nét nghĩa đó lại được quy chiếu vào các sự vật tương ứng trong cuộc sống. Thí dụ nói đến ‘tĩnh vật’ chúng ta nghĩ đến một loạt các đồ dùng hay cây trái được đặt trong trạng thái yên tĩnh, nói đến ‘quỹ đạo’ chúng ta nghĩ đến tập hợp những điểm tạo nên một con đường khép kín dành cho sự chuyển động của một thực thể nào đó, hoặc nói đến ‘hoa mai’ chúng ta nghĩ đến loại hoa nhiều cánh, nở vào mùa xuân, đẹp và mọi người thích thưởng thức… Như vậy, quá trình đọc sách thực chất cũng là một quá trình quan sát các sự vật và hiện tượng trong cuộc sống thực mà chữ viết được quy ước tượng trưng thông qua quá trình tưởng tượng, liên tưởng.

Rồi cũng có khi sự liên tưởng nảy sinh khi bạn so sánh những vấn đề đã được đọc trong sách này và sách khác, trong quan điểm của người này người khác, cái giống và khác nhau, tại sao lại có giống và khác như vậy… Trí tưởng tượng phong phú, suy nghĩ cặn kẽ, kết hợp với những động lực khám phá tìm tòi sẽ giúp bạn hình thành năng lực sáng tạo, nghĩ ra cái mới, tìm ra cái mới và từ đó làm ra cái mới.

Không có đọc sách, người ta khó có thể thực hiện được điều đó.

3. Đọc sách giúp rèn luyện năng lực ngôn ngữ:

Bạn thường viết sai chính tả và rất ngại viết vì sợ mọi người chọc. Bạn hay viết những câu không đúng ngữ pháp tiếng Việt, hoặc những câu cụtttt, câu quèèèè không đủ các thành phần chính. Cũng có thể bạn sử dụng những từ ngữ không hợp với đối tượng bạn muốn đề cập. Hoặc bạn có vốn từ vựng quá ít, không đủ để huy động ra trình bày sáng tỏ một vấn đề. Thậm chí bạn không hiểu rất nhiều từ ngữ trong tiếng Việt có nghĩa là gì vì bạn chưa hề nghe qua…

Việc đọc sách là biện pháp hữu hiệu nhất giúp bạn khắc phục những sai sót đó trong việc sử dụng ngôn ngữ. Bạn đọc một cuốn sách văn chương thấy tác giả dùng những từ ngữ rất hay để miêu tả bầu trời trong những trạng thái khác nhau. Bạn sẽ thấy những câu văn bắt đầu bằng chủ ngữ hay vị ngữ, bắt đầu bằng động từ hoặc tính từ mà vẫn đúng cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt. Bạn biết cách dùng những từ ngữ chuyển tiếp ‘như vậy’, ‘đương nhiên’ một cách khéo léo uyển chuyển để diễn đạt vấn đề. Bạn cũng sẽ bắt gặp những hình thức viết đúng của những từ ngữ mà bạn phân vân lưỡng lự không biết viết thế nào…

Và chính quá trình đọc sách lâu dài, sự tập trung và tinh ý sẽ giúp bạn hình thành những kĩ năng ngôn ngữ đó.

4. Đọc sách giúp sống tốt trong xã hội và làm người:

Đọc sách và sống tốt là hai việc xem ra chẳng ăn nhập gì với nhau nhưng thực chất có sự tác động qua lại rất lớn.

Ai cũng biết, người biết suy nghĩ phải trái, biết lý lẽ là những người không sống tùy tiện. Mọi lời nói, suy nghĩ và việc làm của họ luôn hướng tới cái hay, cái đẹp; hướng tới lợi ích bản thân trong mối quan hệ với lợi ích chung của những người xung quanh. Cách sống đó là món trang sức quý giá nhất mà mỗi người tự trang bị cho mình thông qua học vấn, cụ thể là từ việc đọc sách.

Đọc sách thể dục thể thao, chúng ta biết rèn luyện sức khỏe dẻo dai bền bĩ hơn. Đọc sách triết học, chúng ta nhận ra những quy luật và những diễn biến ý thức hệ trong cuộc sống, từ đó hình thành cách nhìn và cách nghĩ của bản thân. Đọc sách vật lý chúng ta hiểu biết về quy luật vận động của thế giới tự nhiên hơn, từ đó ứng dụng vào cuộc sống. Đọc sách văn học để hình thành cảm xúc, thái độ hợp lý trước mọi cảnh ngộ, cuộc đời; xây dựng đời sống hài hòa, nhân văn, có chiều sâu… Tóm lại, sách đem đến cho con người một cuộc sống tốt đẹp, hòa hợp giữa bản thân với cộng đồng, môi trường xung quanh, xã hội và cả nhân loại.

Dĩ nhiên, những điều được trình bày phía trên không phải là tất cả những lợi ích mang lại của việc đọc sách. Chúng ta còn có thể thấy, người đọc nhiều sách có kiến thức sâu rộng, hội tụ nhiều năng lực, lời nói có cơ sở và có uy tín nên được mọi người lắng nghe, xem trọng… Nhưng ai cũng biết, đọc sách trước tiên là để giúp mình càng tốt hơn.

0
0
Quỳnh Anh Đỗ
01/01/2018 11:14:40
Đọc sách là nhu cầu của tất cả mọi người, bởi lẽ sách là phương tiện học tập thuận lợi, giúp con người nâng cao nhận thức, hiểu biết. Sách là kho tàng tri thức mà nhân loại tạo ra, lưu lại, truyền cho thế hệ sau. Đó là nguồn tri thức rất quan trọng và vô tận đối với tất cả mọi người, những cuốn sách có nội dung tốt sẽ đưa đến cho chúng ta không chỉ những hiểu biết mới mà còn cả những sự suy nghĩ tìm tòi và sự biến đổi về tâm hồn. Mọi thành công của con người đều nhờ sự kết hợp của kinh nghiệm bản thân với tri thức lĩnh hội được từ việc học từ trong cuộc sống và từ trong sách vở. Nếu đọc sách thường xuyên và có phương pháp khoa học thì kiến thức của mỗi người sẽ không ngừng mở rộng, nâng cao tiếp cận được sự phát triển của khoa học, bồi dưỡng nâng cao năng lực tư duy lôgic, phương pháp làm việc khoa học, lòng yêu nghề nghiệp và có thái độ đúng đắn đối với thế giới xung quanh cũng như đối với bản thân mình, nhất là bồi dưỡng sự hứng thú, năng lực và thói quen tự học suốt đời…
Trong hoạt động dạy học nói chung, cũng như việc giảng dạy và học tập lý luận chính trị nói riêng, đọc sách là một yêu cầu bắt buộc của hoạt động dạy học kể cả giảng viên và học viên. Khi đọc sách ngoài mục đích chung là nâng cao sự hiểu biết… Tùy theo yêu cầu của công việc chung, mỗi người lại có những yêu cầu, mục đích và phương pháp riêng…
Trong phạm vi bài viết này chủ yếu nói về việc đọc sách, tìm kiếm xử lý tư liệu của giảng viên và học viên phục vụ việc giảng dạy và học tập lý luận chính trị.
 
Đối với học viên, cùng với việc lên lớp nghe giảng, lĩnh hội kiến thức của giảng viên truyền đạt, một công việc có tính chất bắt buộc là học viên phải đọc giáo trình, giáo khoa hoặc tài liệu học tập. Thời gian đọc các tài liệu có tính bắt buộc này, có thể tiến hành ở hai thời điểm (trước hoặc sau giờ lên lớp) theo kinh nghiệm, tốt nhất là đọc tài liệu trước giờ lên lớp. Nếu thực hiện được công đoạn này thì học viên sẽ chủ động quá trình tiếp nhận bài giảng, có điều gì chưa rõ có thể trao đổi ngay với giảng viên. Người học (học viên) chủ động trong quá trình học, nắm vững nội dung bài giảng một cách sâu sắc, kết quả học tập sẽ rất tốt. Tuy nhiên, tình trạng chung hiện nay, phổ biến là học viên đọc tài liệu sau khi lên lớp hoặc trước ngày thảo luận, kiểm tra… Ngoài những tài liệu học tập giáo trình, giáo khoa…. học viên muốn học tốt cần phải đọc thêm các tài liệu tham khảo theo hướng dẫn, gợi ý của giảng viên. Như vậy, có thể thấy rằng, muốn học tốt học viên phải đọc tài liệu, đọc là khâu của quá trình học, nếu giảng viên giảng theo phương pháp mới thì khâu đọc tài liệu của mỗi học viên là rất quan trọng và cần thiết. Đó chính là quá trình tự học của học viên.
Đối với mỗi giảng viên, việc đọc sách, báo, tài liệu tham khảo lại càng cần thiết, bởi vì, nếu chỉ căn cứ vào giáo trình, giáo khoa, tài liệu học tập thì chắc chắn bài giảng kết quả sẽ rất hạn chế. Bởi vì, các tài liệu đó là cái cốt vật chất cơ bản cần thiết để giảng viên dựa vào đó mà chuẩn bị bài giảng để không mất phương hướng khi trình bày, đặc biệt là phương hướng chính trị (điều rất quan trọng trong khi giảng dạy các môn lý luận chính trị). Giáo trình, giáo khoa, tài liệu học tập … thường trình bày nội dung cơ bản dưới hình thức chung, cô đọng, ngắn gọn nhất. Vì vậy, người dạy phải đọc các loại sách tham khảo khác để tìm kiếm tư liệu minh họa cho phù hợp với từng đối tượng khác nhau, từng thời gian khác nhau, có như vậy bài giảng mới thành công.
Mặt khác, các giáo trình, giáo khoa, tài liệu học tập lý luận chính trị có tính ổn định tương đối trong một thời gian nhất định (thường là một nhiệm kỳ Đại hội Đảng). Vì vậy không phải lúc nào cũng được bổ sung, sửa chữa in mới trong khi các chủ trương, quan điểm của Đảng luôn được bổ sung phát triển qua các Hội nghị Trung ương… nhất là tình hình và kết quả thực hiện hàng quý, hàng năm, hàng tháng trong cả nước cũng như của từng địa phương cũng luôn có những kết quả mới. Do đó, yêu cầu các giảng viên phải đọc sách, đọc tài liệu bổ sung, chứng minh làm rõ nội dung bài giảng. Sức thuyết phục, sự cảm hóa của người học qua bài giảng lý luận chính trị chính là ở chỗ này.
Một điểm nữa cũng cần phải nói rằng: Khi đọc sách không phải chỉ có tra cứu, tìm kiếm tư liệu… nếu thông qua cách trình bày lý giải, lập luận lôgíc nội dung sự kiện qua các trang sách sẽ giúp giảng viên học được cách trình bày và phát triển tư duy lôgíc; từ đó, vận dụng vào trình bày bài giảng có thể nói: mức độ nông sâu của bài giảng, trình độ của giảng viên, sức thu phục của người dạy, đối với người học (giữa giảng viên và học viên) được thể hiện đậm nét qua phần đọc sách và chuẩn bị tư liệu, kiến thức… cũng như thể hiện bài giảng của giảng viên….
Tóm lại, việc đọc sách có ý nghĩa to lớn với tất cả mọi người, thông qua đọc sách giúp mỗi người nâng cao trình độ nhận thức, kiến thức để tự hoàn thiện bản thân hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đối với mỗi giảng viên và học viên trong học tập lý luận chính trị lại càng cần phải đọc sách để tự hoàn thiện bản thân minh, đồng thời cũng thông qua đọc sách mà mỗi giảng viên và học viên nâng cao trình độ nhận thức hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy và học lý luận chính trị…

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo