Kiểm tra Sinh học 1 tiết

Môn thi Sinh học - Lớp 12, Số lượng câu hỏi: 30, Thời gian làm bài: 45 phút, 15 lượt thí sinh đã làm bài thi này
Phạm Văn Cao | Chat Online
28/03/2017 23:11:19
1.359 lượt xem
Bình luận
em mới học lớp 5 thôi , sao biết sinh học lớp 12
0 0
Gửi ý kiến bình luận của bạn tại đây:
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Nội dung đề thi dạng văn bản
Mã đề 132 1 / 4 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ CHÍNH THỨC KIỂM TRA LẦN 1 NĂM HỌC 2015 – 2016 Tuần 08 Môn: SINH HỌC - Lớp 12 Thời gian làm bài: 45 phút Đề gồm 04 trang Họ tên học sinh:…………………………………………….MSHS:…………………. Câu 1: Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác sinh vật nhân sơ về những đặc điểm nào sau đây? (1) Chiều tổng hợp. (2) Nhiều loại enzim tham gia. (3) Tốc độ nhân đôi chậm hơn. (4) Nhiều đơn vị nhân đôi. (5) Nguyên tắc nhân đôi. Câu trả lời đúng là: A. (2), (3), (4) B. (1), (4), (5) C. (1), (3), (5) D. (1), (2), (3) Câu 2: Ở một loài thực vật lưỡng bội, một nhà khoa học quan sát một tế bào sinh dưỡng của loài này không bị đột biến dưới kính hiển vi quang học và thấy có tất cả 16 nhiễm sắc thể đơn ở kì sau của quá trình nguyên phân. Giả sử loài này có 6 thể đột biến được kí hiệu từ I đến VI có số lượng nhiễm sắc thể ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau: Thể đột biến=f=II=IIf=IV=s=VI= Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng=12=16=20=24=32=40= = =Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong các thể đột biến trên, có bao nhiêu thể đột biến thuộc dạng đa bội lẻ? A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Câu 3: Ở một loài thực vật lưỡng bội, có một tế bào sinh dưỡng bị đột biến về số lượng nhiễm sắc thể. Tế bào này nguyên phân 5 lần liên tiếp. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 3, người ta đếm được trong các tế bào con có 136 crômatit (nhiễm sắc tử). Biết bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài này bằng 1/4 tổng số tế bào con được tạo ra từ quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng ban đầu. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Loài thực vật này có thể có tối đa 8 loại thể tứ nhiễm khác nhau. B. Số lượng nhiễm sắc thể đơn trong nhân tế bào sinh dưỡng bình thường của loài này là 18. C. Sau 5 lần nguyên phân thì số lượng nhiễm sắc thể đơn có trong tất cả các tế bào con là 256. D. Tế bào bị đột biến trên có thể thuộc dạng thể tam nhiễm kép. Câu 4: Trong một phân tử mARN được tổng hợp nhân tạo thấy có 3 loại ribônuclêôtit là A, U, G; số loại bộ ba mã sao tối đa có thể có trên phân tử mARN này là bao nhiêu? Trong đó có bao nhiêu bộ mã mã hóa được các axit amin? A. 27; 24. B. 27; 3. C. 9; 3. D. 27; 27. Câu 5: Trong các nhận định sau, những nhận định nào là đúng khi nói về đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể? (1) Chỉ xảy ra trong quá trình nguyên phân. (2) Do một đoạn nào đó của nhiễm sắc thể bị đứt gãy. (3) Mất đoạn chỉ xảy ra ở đầu mút nhiễm sắc thể. (4) Thường gây hậu quả nghiêm trọng đối với sinh vật mang đột biến. (5) Đoạn bị mất nếu không chứa tâm động sẽ bị thoái hóa. Đáp án đúng là: A. (2), (3), (5). B. (1), (2), (3). C. (2), (4), (5). D. (3), (4), (5). Câu 6: Theo mô hình điều hòa hoạt động gen của operon Lac ở vi khuẩn E. coli, đột biến mất đoạn ADN ở trường hợp nào dưới đây làm cho nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) của operon Lac không được phiên mã khi môi trường có lactôzơ? A. Vùng vận hành (O). B. Vùng khởi động (P) của operon Lac. C. Gen điều hòa (R). D. Vùng khởi động (P) nằm trước gen điều hòa (R). Câu 7: Trước khi xảy ra đột biến, một gen tiến hành nhân đôi bình thường đã sử dụng của môi trường 7657 ađênin và 12369 xitôzin cho 5 lần nhân đôi. Sau khi xảy ra đột biến, gen tiến hành nhân đôi bình thường đã sử dụng của môi trường 1736 timin và 2786 guanin cho 3 lần nhân đôi. Hãy cho biết gen đã xảy ra dạng đột biến nào sau đây. A. Mất 1 cặp G-X. B. Thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X. C. Mất 1 cặp A-T. D. Thay 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T. Mã đề=13O == Mã đề 132 2 / 4 Câu 8: Tác nhân đột biến nào sau đây không gây đột biến điểm? A. T*. B. 5-brôm uraxin (5-BU). C. Cônsixin. D. Bazơ nitơ dạng hiếm. Câu 9: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về sự khác biệt cơ bản trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân sơ so với tế bào nhân thực? (1) Sự hoàn thiện chuỗi polipeptit ở tế bào nhân sơ phải cắt bỏ axit amin mở đầu nhưng ở tế bào nhân thực không cần cắt bỏ axit amin mở đầu. (2) Mã mở đầu ở tế bào nhân sơ là AUG nhưng mã mở đầu ở tế bào nhân thực không phải là AUG. (3) Axit amin mở đầu ở tế bào nhân sơ là f-Met nhưng axit amin mở đầu ở tế bào nhân thực là Met. (4) Dịch mã ở tế bào nhân sơ có thể song song diễn ra với phiên mã nhưng ở tế bào nhân thực thì phiên mã rồi mới dịch mã. A. 1 và 2. B. 3 và 4. C. 1 và 3. D. 2 và 4. Câu 10: Quá trình dịch mã không trực tiếp sử dụng A. mạch bổ sung. B. mARN. C. tARN. D. ribôxôm. Câu 11: Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, dạng nào sau đây làm thay đổi vị trí của gen trong phạm vi một nhiễm sắc thể? A. Đảo đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể. B. Mất đoạn và chuyển đoạn không tương hổ giữa hai NST tương đồng. C. Đảo đoạn và mất đoạn nhiễm sắc thể. D. Đảo đoạn và chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể. Câu 12: Trong các dạng đột biến gen, dạng nào thường gây biến đổi ít nhất trong cấu trúc của prôtêin tương ứng? Cho rằng đột biến không làm xuất hiện bộ ba kết thúc. A. Mất một cặp nuclêôtit. B. Thêm một cặp nuclêôtit. C. Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit. D. Thay thế một cặp nuclêôtit. Câu 13: Một phân tử mARN của tế bào nhân sơ có 2999 liên kết hóa trị giữa đường ribôzơ với H3PO4 và có tỉ lệ Am = 2Um= 3Gm = 4Xm. Số lượng từng loại nuclêôtit của vùng mã hóa của gen đã phiên mã ra mARN trên là: A. G = X = 1080, A = T = 420. B. G = X = 450, A = T = 1050. C. G = X = 420, A = T = 1080. D. G = X = 360, A = T = 1140. Câu 14: Sự phát sinh đột biến gen không phụ thuộc vào: A. cấu trúc của gen. B. loại tác nhân gây đột biến. C. mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. D. cường độ và liều lượng của tác nhân gây đột biến. Câu 15: Khi nói về gen phân mảnh, nhận định nào sau đây không đúng? A. Có khả năng tạo ra được nhiều loại phân tử mARN trưởng thành. B. Có trong nhân của tế bào nhân thực. C. Nếu bị đột biến ở đoạn intron thì cấu trúc của prôtêin sẽ bị thay đổi. D. Không có ở tế bào của sinh vật nhân sơ. Câu 16: Phân tích hình sau đây và xác định dạng đột biến điểm đã xảy ra. A. Thêm một cặp nuclêôtit. B. Mất một cặp nuclêôtit. C. Chuyển một cặp nuclêôtit. D. Thay thế một cặp nuclêôtit. Câu 17: Một gen có hiệu số giữa nuclêôtit loại A với một loại nuclêôtit khác là 300, còn tích số của chúng bằng 54.104. Hãy tính số lượng từng loại nuclêôtit do môi trường nội bào cung cấp cho gen nhân đôi 3 lần. A. A = T = 600; G = X = 900. B. A = T = 3600; G = X = 2400. C. A = T = 6300; G = X = 4200. D. A = T = 900; G = X = 600. Câu 18: Trong quá trình dịch mã, điều gì diễn ra tiếp theo sau khi tARN-aa2 đến khớp anticodon của nó với codon tương ứng trên mARN? A. Ribôxôm dịch chuyển một codon trên mARN. Trước đột biến=Sau đột biến= Mã đề 132 3 / 4 B. Hình thành liên kết peptit giữa aa2 với aa1. C. tARN-aa3 đến khớp anticodon của nó với codon tương ứng trên mARN. D. tARN đã vận chuyển aa2 tách khỏi ribôxôm. Câu 19: Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, nuclêôxôm có cấu trúc gồm: A. một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit quấn vòng quanh 8 phân tử prôtêin histon. B. một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 6 phân tử prôtêin histon. C. một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit quấn vòng quanh 8 phân tử prôtêin histon. D. một đoạn ADN chứa 148 cặp nuclêôtit quấn vòng quanh 8 phân tử prôtêin histon. Câu 20: mARN được tổng hợp từ mạch nào của gen? A. Từ mạch mã gốc trên gen có chiều 3’→ 5’. B. Từ mạch mã gốc trên gen có chiều 5’→ 3’. C. Khi từ mạch 1, khi từ mạch 2. D. Từ cả hai mạch đơn. Câu 21: Trong phân tử ADN mạch kép có số nuclêôtit loại A luôn bằng số nuclêôtit loại T, nguyên nhân là vì: A. ADN có cấu trúc mạch kép trong đó A của mạch này chỉ liên kết với T của mạch kia và ngược lại. B. ADN nằm ở vùng nhân hoặc nằm ở trong nhân tế bào. C. hai mạch của phân tử ADN xoắn kép và A với T có khối lượng bằng nhau. D. hai mạch của phân tử ADN xoắn kép và A với T là hai loại bazơ nitơ loại lớn. Câu 22: Cơ thể mà trong mỗi tế bào sinh dưỡng đều thừa một nhiễm sắc thể ở mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng được gọi là A. thể ba. B. thể ba kép. C. thể tam bội. D. thể tứ bội. Câu 23: Một đoạn gen có trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung như sau: 5’...AGXTTAGXATA... 3’. Trình tự nuclêôtit được phiên mã từ đoạn gen trên là A. 5’...TXGAATXGTAT... 3’. B. 5’... AGXUUAGXAUA... 3’. C. 3’... TXGAATXGTAT ... 5’. D. 3’ ...UXGAAUXGUAU... 5’. Câu 24: Xét các loại đột biến sau: (1) Mất đoạn nhiễm sắc thể. (2) Thay thế một cặp nuclêôtit. (3) Đảo đoạn nhiễm sắc thể. (4) Thể một nhiễm. (5) Thể tam bội. (6) Chuyển đoạn tương hỗ giữa hai nhiễm sắc thể không tương đồng. Trong các loại đột biến trên, có bao nhiêu loại đột biến không làm thay đổi hàm lượng của ADN trong nhân tế bào ở sinh vật nhân thực? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 25: Codon nào dưới đây không phải là mã kết thúc? A. UAA. B. AUG. C. UAG. D. UGA. Câu 26: Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự nuclêôtit như sau: 5’...XGT GTAAGXGGGXATXGGT...3’. Nếu đột biến xảy ra thêm 1 nuclêôtit loại T vào giữa nuclêôtit thứ 15 và 16 của đoạn mạch này theo chiều 3’ → 5’. Giả sử sau đột biến, đoạn mạch này tiến hành phiên mã rồi dịch mã sẽ tạo ra được chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh có bao nhiêu axit amin? Biết rằng dịch mã bắt đầu từ bộ ba AUG trên mARN. A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 27: Một gen thực hiện 4 lần nhân đôi liên tiếp thì số gen con được tạo thành có cấu trúc hoàn toàn từ nguyên liệu do môi trường nội bào cung cấp là A. 16. B. 12. C. 10. D. 14. Câu 28: Ở cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể (NST) 2n = 24. Một tế bào sinh dưỡng của loài này có một chiếc của cặp NST số 1 bị đột biến mất đoạn, một chiếc của cặp NST số 6 bị đột biến lặp đoạn. Các cặp NST khác đều có cấu trúc bình thường. Trong quá trình nguyên phân của tế bào này, một chiếc của cặp NST số 3 không phân li ở kì sau, các cặp NST khác phân li bình thường. Dự đoán nào sau đây là hợp lí nhất về các tế bào con được tạo ra từ tế bào sinh dưỡng này? A. Các tế bào con đều có bộ NST là 2n + 1 và đều bị đột biến về mặt cấu trúc ở NST số 1, 6. B. Một tế bào có bộ NST là 2n + 1, một tế bào có bộ NST là 2n; các tế bào con đều bị đột biến về mặt cấu trúc ở NST số 1, 6. 4 3 4 31 4 3 Mã đề 132 4 / 4 C. Một tế bào có bộ NST là 2n + 1 và không bị đột biến cấu trúc NST, một tế bào có bộ NST là 2n và bị đột biến về mặt cấu trúc ở NST số 1, 6. D. Một tế bào có bộ NST là 2n + 1, một tế bào có bộ NST là 2n – 1; các tế bào con đều bị đột biến về mặt cấu trúc ở NST số 1, 6. Câu 29: Ở một loài sinh vật, người ta tìm thấy nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền? A. Mã di truyền mang tính phổ biến. B. Mã di truyền luôn là mã bộ ba. C. Mã di truyền mang tính đặc hiệu. D. Mã di truyền mang tính thoái hóa. Câu 30: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về thể tự đa bội lẻ? A. Thể tự đa bội lẻ được hình thành khi giao tử 2n thụ tinh với giao tử bình thường n. B. Thể tự đa bội lẻ thường không di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính. C. Thể tự đa bội lẻ chỉ được hình thành từ thể lưỡng bội ban đầu thông qua con đường sinh sản hữu tính. D. Thể tự đa bội lẻ hình thành từ thể khảm 3n bằng con đường sinh sản sinh dưỡng. ----------- HẾT ----------
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Câu 11
Câu 12
Câu 13
Câu 14
Câu 15
Câu 16
Câu 17
Câu 18
Câu 19
Câu 20
Câu 21
Câu 22
Câu 23
Câu 24
Câu 25
Câu 26
Câu 27
Câu 28
Câu 29
Câu 30
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k