Thi trắc nghiệm 8 tuần môn Sinh học lớp 10
Môn thi Sinh học - Lớp 10, Số lượng câu hỏi: 30, Thời gian làm bài: 45 phút, Có 50 lượt thí sinh đã làm bài thi này | |||
| |||
1.508 lượt xem
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận của bạn tại đây
Nội dung đề thi dạng văn bản
Trang 1/3 - Mã đề thi 132 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ CHÍNH THỨC KIỂM TRA 1 TIẾT NĂM HỌC 2015 – 2016 Tuần 8 Môn: Sinh học - Lớp 10 Thời gian làm bài: 45 phút Đề gồm 3 trang. Họ tên học sinh:…………………………………………….MSHS:…………………. Câu 1: Cho các cấp độ tổ chức sau: 1. Phân tử 2. Tế bào 3. Cơ thể 4. Quần thể 5. Mô 6. Bào quan 7. Hệ sinh thái 8. Cơ quan 9. Hệ cơ quan 10. Quần xã Những cấp độ tổ chức nào không thuộc các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống? A. 1, 2, 5, 6, 8, 9. B. 2, 3, 4, 7, 10. C. 1, 4, 5, 6, 8, 9. D. 1, 5, 6, 8, 9. Câu 2: Một đoạn phân tử ADN xoắn kép dạng B có tổng số 3500 nucleotide và 4500 liên kết hydro. Đoạn ADN này A. có 350 chu kì xoắn. B. dài 0,408 m. C. có 1000 guanine. D. có 600 adenine. Câu 3: Trên mạch thứ nhất của gen có 10% A, 35% T và tổng số G với X trên mạch thứ hai của gen bằng 1430 nucleotide. Chiều dài của gen nói trên bằng bao nhiêu Å? A. 4420 B. 8840 C. 44200 D. 88400 Câu 4: Ghép nội dung ở cột A (cấp tổ chức sống) với cột B (đặc điểm của các cấp tổ chức sống) cho phù hợp. Cấp tổ chức sống (A) Đặc điểm của các cấp tổ chức sống (B) I. Cơ thể đa bào 1. Cấp tổ chức sống gồm nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau cùng chung sống trong một vùng địa lí xác định, vào một khoảng thời gian nhất định. II. Quần thể 2. Đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống. III. Quần xã 3. Cấp tổ chức sống riêng lẻ, độc lập, có cấu tạo từ các cơ quan và các hệ cơ quan. IV. Hệ sinh thái 4. Cấp tổ chức sống gồm các cá thể thuộc cùng một loài, cùng sống chung với nhau trong một vùng địa lí xác định, vào một khoảng thời gian nhất định. 5. Cấp tổ chức sống gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của chúng, tạo nên một thể thống nhất và tương đối ổn định. A. I-5, II-4, III-2, IV-1. B. I-3, II-4, III-1, IV-5. C. I-5, II-2, III-1, IV-3. D. I-2, II-4, III-1, IV-3. Câu 5: Chức năng không có ở protein là A. cấu trúc. B. xúc tác quá trình trao đổi chất. C. điều hòa quá trình trao đổi chất. D. truyền đạt thông tin di truyền. Câu 6: Hãy ghép loại ARN (cột A) sao cho phù hợp với chức năng (cột B). Các loại ARN (A) Chức năng (B) I. mARN II. tARN III. rARN 1. Vận chuyển acid amin đến ribosome trong quá trình tổng hợp protein. 2. Kết hợp với protein cấu tạo nên ribosome. 3. Truyền thông tin di truyền từ nhân ra ngoài tế bào chất. A. I- 1; II- 3; III- 2 B. I- 3; II- 1; III- 2 C. I- 1; II- 2; III- 3 D. I- 2; II- 3; III- 1 Câu 7: Trong cơ thể sống, nhóm các chất có đặc tính kị nước là A. testosterol, vitamine, glucose, carbohydrate. B. tinh bột, sáp, mỡ, fructose. C. mỡ, cellulose, phospholipid, tinh bột. D. sắc tố, vitamine, estrogen, phospholipid. Câu 8: Chất nào sau đây gọi là polysaccharide? A. Galactose B. Glucose C. Fructose D. Cellulose. Câu 9: Bốn loại đại phân tử chủ yếu trong tế bào là A. protein, ADN, ARN và steroid B. monosaccharide, lipid, polysaccharide và protein. C. protein, acid nucleic, carbohydrate và lipid. D. acid nucleic, carbohydrate, protein, polysaccharide Câu 10: Cho các chức năng sau: 1. Dung môi hòa tan các chất 2. Thành phần cấu tạo 3. Cung cấp năng lượng 4. Xúc tác phản ứng 5. Môi trường của các phản ứng sinh hóa Chức năng của nước đối với tế bào là: A. 1, 2, 5 B. 1, 3, 5 C. 1, 2, 3, 4 D. 1, 4, 5 Mã đề 132 Trang 2/3 - Mã đề thi 132 Câu 11: Tại sao về mùa lạnh hanh khô, người ta thường bôi kem (sáp) chống nẻ da? A. Giúp cho da trắng hơn. B. Giúp cho cơ thể chống bắt nắng. C. Chống thoát hơi nước giữ cho da mềm mại. D. Chống nhăn da và lão hóa da. Câu 12: Chất nào sau đây là nguồn cung cấp lactose? A. Củ cải đường. B. Sữa. C. Khoai tây. D. Mía. Câu 13: Dựa theo hệ thống phân loại 5 giới của Whittaker và Margulis. Hãy xếp các sinh vật (cột B) vào các giới sinh vật (cột A) sao cho phù hợp. Giới sinh vật (A) Sinh vật (B) I. Giới khởi sinh (Monera) 1. Trùng đế giầy. II. Giới Nguyên sinh (Protista) 2. Cá mập. III. Giới Thực vật (Plantae) 3. Nấm nhầy. IV. Giới Nấm (Fungi) 4. Vi khuẩn lam. V. Giới Động vật (Animalia) 5. Dương xỉ. 6. Mực. 7. Tảo mắt. 8. Nấm rơm. A. I –4; II –3, 7; III – 5; IV – 8; V – 2, 1, 6. B. I – 3, 7; II –1; III – 4, 5; IV – 8; V – 2, 6. C. I – 4; II – 1, 3, 7; III – 5; IV – 8; V – 2, 6. D. I – 4, 7; II – 1; III – 5; IV – 3, 8; V – 2, 6. Câu 14: Chất nào sau được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân? A. Cellulose, một thành phần cấu tạo của thành tế bào thực vật. B. Monosodium glutamate (bột ngọt), có tác dụng điều vị làm cho thực phẩm ngon và hấp dẫn hơn. C. Testosterol, một loại hormone. D. Glucose, một phân tử giàu năng lượng. Câu 15: Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào có ở thực vật Hạt trần? A. Thụ tinh nhờ nước. B. Có hệ mạch phát triển. C. Thụ tinh kép. D. Hạt được bảo vệ trong quả. Câu 16: Con cào cào có bộ xương ngoài chứa loại polysaccharide nào sau đây? A. glycogen B. chitin C. cellulose D. collagen Câu 17: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở Thực vật (Plantae) mà không có ở Thực vật Nguyên sinh (Algae)? (1) Có cấu tạo đa bào, cơ thể phân hóa thành các mô, cơ quan đảm nhận chức năng chuyên biệt. (2) Có lục lạp, có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ. (3) Có thành tế bào được cấu tạo từ thành phần chủ yếu là cellulose. (4) Nhân tế bào có chứa các ADN dạng kép, thẳng liên kết với protein tạo thành nhiễm sắc thể. A. (4). B. (3) C. (2). D. (1). Câu 18: Phân tử nước có hai đầu tích điện trái dấu là do A. đôi electron trong liên kết O-H bị kéo lệch về phía hydro. B. các liên kết giữa hydro và oxy luôn bền vững. C. electron của hydro yếu hơn electron của oxy. D. đôi electron trong liên kết O-H bị kéo lệch về phía oxy. Câu 19: Chọn đáp án đúng để hoàn thành câu sau: Đuôi acid béo của phospholipid có tính....................................do....................................... A. kị nước/ nó không phân cực nên không thể liên kết với nước. B. kị nước/ nó dễ hòa tan trong nước C. ưa nước/ nó chứa các đơn vị liên kết với nhau qua phản ứng loại nước. D. ưa nước/ nó dễ bị thủy phân thành các đơn phân. Câu 20: Tại sao nói tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật? (1) Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể sống. (2) Tế bào chỉ được cấu tạo từ các chất hữu cơ. (3) Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể sống. (4) Tất cả các hoạt động sống đều diễn ra trong tế bào. (5) Sự sống chỉ thể hiện khi xuất hiện tổ chức tế bào. (6) Chỉ có sinh vật nhân thực được cấu tạo từ tế bào. A. (1), (3), (4), (5). B. (3), (4), (6). C. (1), (2), (5), (6). D. (2), (3), (4). Câu 21: Trong vườn sinh vật trường THPT chuyên Lý Tự Trọng có các tập hợp cá thể như sau: (1) Tập hợp các cây thuốc nam như nhàu, dâu tằm, nghệ, gừng, lá lốt,... Trang 3/3 - Mã đề thi 132 (2) Tập hợp các cây cỏ có tác dụng làm thuốc như cỏ mực, cỏ xước,… (3) Tập hợp cá trong chậu súng như cá bảy màu, cá lia thia, cá chép…. (4) Tập hợp các cây mía thơm diệu. Tập hợp nào là quần thể? A. (1) và (2). B. (3). C. (4). D. (3) và (4). Câu 22: Cho rằng một số vị trí trên chuỗi polypeptide có thể xoắn hoặc gấp nếp. Cấu trúc đó được gọi là.......... và những chỗ xoắn hoặc gấp khúc đó được cố định bởi......................... Hãy chọn câu đúng để điền vào 2 khoảng trống trên. A. cấu trúc bậc 4 / liên kết hydro. B. cấu trúc bậc 2 / liên kết hydro. C. cấu trúc bậc 1 / liên kết cộng hóa trị. D. cấu trúc bậc 2 / liên kết peptide. Câu 23: Để phân loại thế giới sinh vật thành 5 giới, Whittaker và Magulis đã dựa theo những tiêu chí nào trong các tiêu chí sau? (1) Mức độ tổ chức cơ thể (2) Kích thước cơ thể (3) Cấu tạo tế bào (4) Hình thức dinh dưỡng (5) Nguồn thức ăn (6) Môi trường sống A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4). C. (1), (3), (5). D. (3), (5), (6). Câu 24: Thành phần nào sau đây của món salat trộn gần như không được tiêu hóa trong ống tiêu hóa? A. Đường (trong gia vị trộn salat). B. Dầu (trong gia vị trộn salat). C. Tinh bột (trong bánh mì nướng). D. Cellulose (trong rau trộn). Câu 25: Carbon là nguyên tố hóa học đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ vì carbon A. có 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tố khác. B. là một trong những nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống. C. có nhiều dạng khác nhau. D. điều hòa hoạt động trong cơ thể sống. Câu 26: Carbohydrate được cơ thể chúng ta sử dụng chủ yếu để A. làm nên phân tử cấu tạo nên tóc và móng tay. B. xây dựng thành tế bào. C. dự trữ và cung cấp năng lượng. D. xây dựng vật liệu di truyền. Câu 27: Những giới sinh vật nào sau đây có nhân hoàn chỉnh? A. Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Động vật. B. Nấm, Nguyên sinh, Thực vật, Động vật. C. Thực vật, Khởi sinh, Nấm, Động vật. D. Động vật, Khởi sinh, Nấm, Thực vật. Câu 28: Một gen có tổng số 2 loại nucleotide bằng 60% số nucleotide của gen và 3120 liên kết hydro. Số lượng từng loại nucleotide của gen là A. A = T = 780, G = X = 520 B. A = T = 520, G = X = 780 C. A = T = 560, G = X = 720 D. A = T = 720, G = X = 560 Câu 29: Đơn vị tồn tại và sinh sản của loài là A. cơ thể B. tế bào C. quần thể D. quần xã Câu 30: Loại phân tử hữu cơ có cấu trúc đa dạng nhất là A. protein, vì protein có 20 loại acid amin sắp xếp khác nhau về số lượng, thành phần và trật tự của các acid amin trong phân tử. B. carbohydrate, vì là một đại phân tử hữu cơ có cấu trúc đa phân gồm nhiều đơn phân. C. acid nucleic, vì bao gồm cả ADN và ARN. D. lipid, vì là chất béo no hoặc không no. ----------- HẾT ----------
Đề thi khác:
- Đề thi lý thuyết Vật lý tổng hợp (Vật lý - Lớp 12)
- Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học (Hóa học - Lớp 12)
- Ôn luyện Đề thi Trắc nghiệm Vật lý Trung học phổ thông Quốc gia (Vật lý - Lớp 12)
- Đề thi Kiểm tra kiến thức thi Quốc gia khối 12 môn Hóa học (Hóa học - Lớp 12)
- Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2015 (Hóa học - Lớp 12)
- Đề thi 8 tuần trắc nghiệm 1 tiết Sinh học lớp 11 (Sinh học - Lớp 11)
- Đề thi thử Hóa học lớp 12 (Hóa học - Lớp 12)
- Kiểm tra Sinh học 1 tiết (Sinh học - Lớp 12)
- Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán học (Toán học - Lớp 12)
- Kiểm tra Hóa học 1 tiết (Hóa học - Lớp 10)