Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát

Phèn chua là gì? Ứng dụng của phèn chua

28.309 lượt xem
Phèn chua còn gọi là phèn nhôm, là muối sulfat kép của kali và nhôm, có công thức hóa học là KAl(SO4)2, còn gọi là Kali alum. Phèn chua có dạng những hạt tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, cũng có thể trong hay hơi đục. Phèn chua tan trong nước, không tan trong cồn.

Phèn chua là gì,Ứng dụng của phèn chua,Phèn chua,Phèn chua là gì và ứng dụng thế nào

Phèn chua không độc, có vị chát chua, ít tan trong nước lạnh nhưng tan rất nhiều trong nước nóng nên dễ tinh chế bằng kết tinh lại trong nước. Cũng do tạo kết tủa Al(OH)3 nên khi khuấy vào nước đã dính kết các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành hạt đất to hơn, nặng và làm chìm xuống làm nước trở nên trong vắt. Vì thế phèn chua thường dùng để lọc trong nước.

Phèn chua là hợp chất vô cơ, được điều chế từ các nguyên liệu chính là đất sét (thành phần chứa Al2O3), axit sunfuric và K2SO4. Phèn chua có vị chua chát, giúp giải độc, táo thấp, sát trùng ngoài da, chữa các bệnh về dạ dày, viêm ruột, thấp tà, được dùng để bảo chế ra các thuốc chữa đau răng, đau mắt, cầm máu, ho ra máu (các loại xuất huyết). Bên cạnh đó, phèn chua còn có tác dụng làm đẹp da, trị mụn, làm sạch vết ố vàng trên áo… Phèn chua còn được sử dụng rộng rãi để làm tinh khiết nước, thuộc da, vải chống cháy và bột nở.

Phèn chua còn có nhiều tên gọi khác nhau trong Hán Việt như vũ nát, vũ trạch, nát thạch, minh thạch, trần phong thạch, tất phàn, minh phàn, phàn thạch…

Ứng dụng của phèn chua trong ẩm thực
Ngoài công dụng trong xử lý nước, ứng dụng trong Y học, phèn chua còn được ứng dụng nhiều trong ẩm thực. Phèn chua có tác dụng làm tăng độ trắng và giòn cho thực phẩm như mứt và dưa chua. Nếu hạn chế dùng phèn chua có thể thay bằng nước vôi trong ngâm thực phẩm cũng giúp thực phẩm giòn hơn. Hai loại này được phép dùng nhưng cần đảm bảo lượng tồn dư không quá lớn.

Phèn chua còn làm cho trứng tươi lâu hơn. Cách làm là ngâm trứng trong dung dịch phèn chua 5%, 15 phút sau lấy ra, trứng sẽ giữ được tươi lâu hơn. Phèn chua còn được dùng để khử mùi hôi của lòng lợn, bằng cách dùng thìa nghiền phèn thành bột, chà lên lòng lợn, sau đó rửa sạch, lòng lợn sẽ bớt hẳn mùi hôi.

Phèn chua dùng làm trong nước ở giếng, dùng nước đã khử phèn đun sôi có thể uống và nấu ăn được. Đây cũng là chất được nhà máy nước dùng như chất keo tụ để làm trong nguồn nước.

Phèn chua còn dùng để ngâm với rau củ, trái cây làm tăng độ trắng, giòn cho sản phẩm, do đó được dung trong chế biến mứt dừa, mứt bí để tạo độ dẻo dai, trong suốt cho nguyên liệu. Khi nấu chè bưởi phèn chua cũng được ưu ái sử dụng để làm giảm vị the đắng trong vỏ bưởi. Với liều lượng phèn chua theo công thức pha chế thông thường thì món ăn hoặc sản phẩm sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Phèn chua có tính acid yếu nên kích thích baking soda phóng thích khí carbonic, vì thế được dùng làm bột nở trong bánh nướng. Tính acid yếu của phèn nhôm làm bánh nở khi vào lò chứ chưa nở vội khi nhào bột.

Lương nhôm chứa trong phèn chua khoảng 10% (hay 0,5g nhôm/lít nước). Ở mức này thì phèn chua không phải là điều đáng ngại. Lượng phèn chua dùng để lọc nước khoảng 20mg/lít, nhưng nhôm lại bị kết tủa trong quá trình lọc nước. Do đó dư lượng nhôm còn lại trong nước không đáng kể. Phèn nhôm dùng trong bột nở, phải tuân theo quy định mức tối đa được phép sử dụng của cơ quan an toàn tùy theo loại bánh.

Công thức hóa học của phèn chua

Phèn chua có công thức hóa học là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

Khi chúng ta nhìn công thức hóa học chúng ta cũng nhận ra nó là muối sunfat kết hợp giữa nhôm và kali .

Phèn chua chứa 24 phân tử nước và có dạng tinh thể

Tại sao phèn chua có thể lọc nước trong gia đình chúng ta, bây giờ có lẽ đã không còn tình trạng gia đình lấy phèn chua lọc nước nữa rồi, ở đây mình đang nói ngày xưa, thông thường hay bỏ phèn chua vào nước và một ít lâu sau nước sẽ trong vắt ===> lý do là khi cho phèn chua vào nước thì sẽ xảy ra phản ứng:

Al3+ + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3H+

=> Al(OH)3 là chất kết tủa, có lẽ trong hóa học ai cũng biết rồi, chất kết tủa này ở dạng keo, keo này sẽ đính các hạt cát và bụi trong nước, làm chúng chìm xuống đái

Phèn chua không độc hại vì phèn chua chỉ chứa khoảng 10% nhôm ở mức này thì không đáng ngại chút nào, có vị chát chua, ít tan trong nước lạnh và tan nhanh trong nước nóng.

Ứng dụng:

Xử lý nước, khử trùng

Trả lời / Bình luận (1)
HUYNH LUONG
28/10/2019 19:11:04
Tôi tên Huỳnh Văn Lượng - e-mail: huynhluong1967@yahoo.com.vn.
Tôi đang cần đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư: Xây dựng nhà xưởng chế biến sản phẩm từ phèn chua. Ai biết liên hệ nhé.
0 0
Gửi câu trả lời / bình luận của bạn tại đây (*):
Hình ảnh (nếu có):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!

Giải bài tập Flashcard Trò chơi Đố vui Khảo sát Trắc nghiệm Hình/chữ Quà tặng Hỏi đáp Giải bài tập

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×