Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát
Vi phạm bản quyền là gì?
NoName.562 | |
24/05/2016 14:21:53 |
4.348 lượt xem
Trả lời / Bình luận (1)
NoName.605 | |
24/05/2016 14:23:41 |
Vi phạm bản quyền là:
- Sao chép nguyên văn (không chỉnh sửa, biên tập, tóm lược) hay là lưu truyền tác phẩm của người khác mà không xin phép (trái phép) dù có ghi rõ nguồn, trích dẫn hoặc không ghi rõ nguồn và tên tác giả chính thức
- Thậm chí trầm trọng là có thể công bố thêm hay gây hiểu lầm là các công trình đó là của mình sáng tạo ra (đạo văn, đạo nhạc)
Đây được xem là vi phạm quyền tác giả sở hữu trí tuệ.
Các tác phẩm được bảo hộ bản quyền
Theo Điều 2 (viii) của Công ước Stockholm ngày 14 tháng 7 năm 1967 về thành lập Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, sở hữu trí tuệ (intellectual property) được định nghĩa là các quyền liên quan tới:
- Các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học,
- Sự thể hiện của các nghệ sĩ biểu diễn, bản ghi âm (thu âm), bản ghi hình (thu hình),
- Sáng chế thuộc mọi lĩnh vực nỗ lực của loài người,
- Phát minh khoa học,
- Kiểu dáng công nghiệp,
- Nhãn hiệu (hàng hoá), nhãn hiệu dịch vụ, tên và chỉ dẫn thương mại, thương hiệu, biểu trưng
- Quyền (bảo vệ) chống cạnh tranh không lành mạnh,
- Và mọi quyền khác là kết quả của hoạt động trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp/kỹ thuật, khoa học, văn học hay nghệ thuật.
Thí dụ như: các bằng sáng chế, thương hiệu, các văn bản, đoạn văn, báo cáo, luận án, dự án, các hình ảnh, tranh, phần mềm, chương trình ứng dụng, các sản phẩm nghệ thuật như sản phẩm ghi hình và thu âm, video, phim (phim điện ảnh, phim truyền hình), âm nhạc, game,....
Công ước Berne cho phép tác giả được hưởng tác quyền suốt đời cộng thêm tối thiểu 50 năm sau đó. Tuy nhiên các quốc gia tuân thủ công ước được phép nâng thời hạn hưởng tác quyền dài hơn.
Tùy theo luật của từng quốc gia mà các tác phẩm có thể được quy định là sở hữu trí tuệ và bảo hộ khác nhau.
Các dạng vi phạm bản quyền
Vi phạm về bản quyền một tác phẩm
- Sao chép nguyên văn một phần hay toàn bộ tác phẩm đã có từ trước nhưng không có giấy cho phép của người hay giới có bản quyền.
- Lưu truyền trái phép một phần hay toàn bộ tác phẩm không thuộc về quyền tác giả của mình
- Bản văn không bị sao chép nguyên văn nhưng toàn bộ ý tưởng chi tiết cũng như thứ tự trình bày của một tác phẩm bị sao chép. Dạng vi phạm này khó phát hiện hơn nhưng vẫn có thể cho là một dạng vi phạm bản quyền nếu như có bằng chứng là "bản sao" bắt chước theo nguyên mẫu. Có thể thấy ví dụ ở những luận án cao học không ghi rõ nguồn và tác giả chính.
- Bản văn không bị sao chép nguyên văn nhưng bị thông dịch lại các ý tưởng sáng tạo (thành ngôn ngữ khác hay thành các dạng khác).
Lưu ý:
Một tác phẩm sẽ không bị xem là vi phạm bản quyền nếu nó là sự tổng hợp có tính sáng tạo riêng từ nhiều hệ thống tác phẩm khác về ý (ý văn, ý nhạc, ý tưởng) và có thông tin rõ ràng về nguồn và tác giả chính. Tuy nhiên, để kết luận rằng một tác phẩm là không hay có vi phạm bản quyền, trường hợp này, thường rất phức tạp và đôi khi phải có sự can thiệp của các luật sư và toà án.
Vi phạm bản quyền của một sáng chế
- Sử dụng lại ý tưởng đã được công bố là sáng chế và bằng sáng chế nguyên thủy vẫn còn đang trong vòng hiệu lực của luật pháp. Ở đây cần lưu ý, một bằng sáng chế tại một quốc gia hay địa phương này, sẽ khó có thể dùng để chứng minh rằng: một ứng dụng nào đó (dựa trên sáng chế đó) tại một quốc gia khác là vi phạm bản quyền, trừ khi bằng sáng chế đó có sự công nhận của quốc tế.
- Mô phỏng lại, hay viết lại (bằng một ngôn ngữ khác hay cách viết khác) miêu tả của một ý kiến sáng tạo đã được công nhận là một sáng chế còn trong thời hạn định nghĩa bởi chủ quyền cũng là một dạng vi phạm bản quyền. Dạng này tương đối khó phát hiện nhưng những dấu tích về cấu trúc ý tưởng hay phương cách dàn dựng kỹ thuật sẽ có thể là những dấu tích chứng minh rằng một sáng chế đã bị đánh cắp hay không. Ví dụ: việc sao chép lại các sáng chế trong phần mềm bằng cách dùng ngôn ngữ lập trình khác hơn ngôn ngữ của sáng chế nguyên thủy vẫn thường bị xem là vi phạm bản quyền nếu người viết lại đó mô phỏng theo ý tưởng đã được cấp bằng sáng chế.
Lưu ý:
1. Có rất nhiều trường hợp hai sáng chế có thể tương tự nhau và không thể xem là ăn cắp của nhau. Việc chứng minh rằng hai sáng chế là từ các ý tưởng độc lập thường được dựa vào các chi tiết như là ngày tháng, người chứng kiến (làm chứng) và, quan trọng hơn, các chi tiết chứng tỏ có sự khác nhau về nguồn gốc, động lực, hay cách cấu trúc của sáng chế.
2. Tuỳ theo quốc gia, các bằng sáng chế sẽ chỉ có hiệu lực trong một thời gian pháp định nào đó. Các bằng sáng chế có tính quốc tế thường chỉ có hiệu lực tối đa là 20 năm. Sau thời hạn pháp định này, thì các ý tưởng sáng tạo sẽ mặc nhiên được xem là kiến thức chung của nhân loại và mọi người sẽ được sử dụng nó mà không phải xin phép tác quyền.
Các dạng vi phạm khác
Các dạng vi phạm bản quyền khác có thể bao gồm từ việc sao chép, mô phỏng lại các thương hiệu (trade mark) hay các biểu hiệu (logo) của một tổ chức, cho đến việc sao chép các chi tiết có tính hệ thống mà phải qua một trình tự thời gian dài mới chứng minh được. Những vi phạm này thường rất khó phân định và nhiều lúc phải tốn nhiều thời gian cũng như tài lực để chứng minh trước toà án rằng có hay không có sự vi phạm về bản quyền.
Trong tiếng Việt còn có từ đạo văn chỉ việc ăn cắp bản quyền các văn bản. Một từ tương tự là đạo nhạc, ăn cắp các giai điệu nhạc sáng tác bởi người khác, đạo hình, ăn cắp hoặc chỉnh sửa hình ảnh trái phép hoặc không thuộc về mình.
- Ngoại trừ trường hợp ngoại lệ trong các Tôn-giáo: Việc sao chép Tam tạng Kinh điển thì không thể gọi là đạo văn trong kinh điển. Ví dụ: Bạn sao chép kinh, Luật, Luận của Thầy, tổ xuất thế gian hay của các cố Tăng Ni, hoặc bạn được quyền sao chép nội dung kinh của Tác-giả (Là không chép văn Tác-giả) hiện nay.
- Ngoại lệ 2: Có những bài văn của các Tăng sĩ viết ra là để truyền bá về văn hóa tâm linh thì đa số là tự do sao chép, Hoặc chính những Tác-giả, soạn giả Tăng sĩ đó còn khuyến khích sẵn trên bài văn của họ. Xem thử Ví dụ này: Của soạn-giả Thiện Nhật. Nếu việc sao chép của bạn, có viết rõ nơi xuất xứ, ấn phẩm, và tên của soạn-giả hay Tác-giả đó.
Ví dụ và chiến thuật
- Ở Việt Nam, tình trạng đạo văn và đạo nhạc những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 đã xảy ra trong nhiều trường hợp. Vụ được biết nhiều trong công chúng là vụ nhạc sĩ Bảo Chấn đạo nhạc khi viết bài Tình thôi xót xa, vụ nhạc sĩ Quốc Bảo đạo nhạc khi viết bài Tuổi 16. Truyện ngắn "Máu của lá" của nhà văn Võ Thị Hảo được cho là bị đạo đến 99% bởi tác giả Phạm Minh Phong.
- Ở Hoa Kỳ, năm 1993 Microsoft đã bị kiện vị tội ăn cắp bản quyền phát minh của một hãng nhỏ hơn nhiều là hãng Stac Electronics. Các kỹ sư của Microsoft đã dùng kỹ thuật phân tích ngược (reverse engineering) để mô phỏng lại phát minh của Stac Electronic về kỹ thuật phần mềm làm ổ đĩa nén (compressed drive) tên là Stacker từ 1991 mà không trả phí tổn cho Stac. Kết quả vụ kiện là Microsoft phải hủy bỏ các phiên bản MS-DOS 6.0 và 6.2 của mình thay vào đó là phiên bản 6.21 không hỗ trợ ổ đĩa nén và bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, một điều đáng nêu lên là cho tới khi tòa án phán quyết rằng Microsoft có vi phạm bản quyền thì hãng Stac Electronic đã bị phá sản vì không thể bán được sản phẩm mà mình đã phát minh; hãng nhỏ này cũng bị loại khỏi thương trường. Trong thời gian vụ kiện được xử lý, thì Microsoft cũng đã có đủ thì giờ để phát triển một kỹ thuật nén ổ dĩa mới không vi phạm bản quyền cho các phiên bản MS-DOS 7.0 và Windows 95. Đây cũng là một chiến thuật mà các hãng lớn có thể dùng để tiêu diệt các đối thủ nhỏ. Tuy nhiên, phương cách này chỉ được ít hãng lớn áp dụng được vì nó có một số giới hạn (về tài chính và đạo đức chẳng hạn) và quan trọng hơn là điều kiện về vòng phát triển của sản phẩm phải thay đổi rất nhanh (như là trường hợp của kỹ nghệ phần mềm).
- Một chiến thuật khác khá phổ biến ở thị trường cạnh tranh là mua lại toàn bộ hãng nhỏ hơn đang có các phát triển mạnh về những kỹ thuật mà mình chưa có. Với chiến thuật này thì các hãng kỹ nghệ sẽ tránh được mọi kiện tụng gây ra do vi phạm bản quyền. Sau khi nắm được các yếu tố kỹ thuật hay công nghệ cần thiết thì họ sẽ tiến hành tái cấu trúc và sa thải bớt các nhân sự nào không cần thiết hay không có tính cạnh tranh. Chiến thuật này có khi dẫn đến thành công nhưng có khi cũng đem lại thất bại. Như trường hợp của hãng Compaq đã mua lại hãng DEC nhưng sau đó không thể tái cấu trúc để tự đứng vững và cuối cùng dẫn tới việc sáp nhập vào hãng HP. Về phần HP, với khả năng quản lý tốt, sau nhiều cuộc tái cấu trúc, tự nó đã đúng vững dần và lấy lại vị trí hàng đầu trong kỹ nghệ máy tính.
- Sau đây lại là một phản ví dụ: Ở thị trường Hoa Kỳ hiện rất phổ biến tình trạng hàng hóa Thái Lan nhưng mang nhãn hiệu cầu chứng có tên hoàn toàn Việt Nam. Vì nhiều công ty và hiệp hội ngành nghề tại Việt Nam không chú ý và chậm trễ trong việc đăng ký thương hiệu, các cơ quan quản lý cũng không có hướng dẫn pháp lý kịp thời nên nhiều thương hiệu của Việt Nam đã bị đăng ký và được sử dụng hợp pháp (đối với quốc gia sở tại) bởi những công ty nước ngoài. Điển hình như: Nước mắm Phan Thiết, nước mắm Phú Quốc, cà phê Trung Nguyên, thuốc lá VINATABA, Petro Vietnam, bánh phồng tôm Sa Giang, kẹo dừa Bến Tre, võng xếp Duy Lợi, cà phê Buôn Ma Thuật... Nhà nước Việt Nam cũng rất chậm trễ trong việc luật hóa bản quyền và bảo hộ quyền tác giả, đến năm 2005 mới có Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam chính thức.
Tại Việt Nam
Các quy định pháp lý
Tại Việt Nam, việc bảo hộ quyền tác giả được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp lý. Một số văn bản pháp quy được liệt kê dưới đây:
- Nghị định 76/CP ngày 29 tháng 11 năm 1996 về quyền tác giả
- Nghị định 63/2003/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2003 về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Văn hóa thông tin.
- Thông tư 27/2001/TT-BVHTT ngày 10 tháng 5 năm 2001 về thực thi các điểm của nghị định 76/CP.
- Thông tư liên tịch 58/TTLT/BVHTT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2003.
- Công văn 2209/TM-QLTT ngày 7 tháng 6 năm 2002 về nhiệm vụ của quản lý thị trường trong việc chống hàng giả xâm phạm sở hữu trí tuệ.
- Một số điều trong Luật Hải quan, Pháp lệnh An ninh nhân dân, Pháp lệnh Bộ đội biên phòng.
- Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam số: 50/2005/QH11, ban hành ngày 21 tháng 12 năm 2005.
Công ước Berne
Việt Nam gia nhập Công ước Berne tháng 10 năm 2004. Việc xuất bản của các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam kể từ ngày này trở đi sẽ được điều chỉnh theo các quy định trên đây với ưu tiên áp dụng các quy định của Công ước Berne nếu các quy định pháp luật hiện hành mâu thuẫn với quy định của Công ước.
Bùi Minh Tuấn, VTV&YouTube
Ngày 28/2/2016, Một tài khoản YouTube của Đài truyền hình Việt Nam (VTV) bị đóng vì cáo buộc vi phạm bản quyền trên mạng. Bùi Minh Tuấn, chủ tài khoản YouTube tên Yamaha Trung tá cáo buộc: "Bên VTV vi phạm của tôi, phát hiện ra được là gần 20 vụ". Tuấn cho biết, VTV đã “xóa luôn logo” và xóa luôn dòng chữ "Copyright by Yamaha Trung Tá" của ông.
Chương trình BBC Trending, chuyên giải thích các hiện tượng được bàn tới nhiều trên mạng xã hội trên toàn cầu, cũng đang tìm hiểu vụ việc này.
- Sao chép nguyên văn (không chỉnh sửa, biên tập, tóm lược) hay là lưu truyền tác phẩm của người khác mà không xin phép (trái phép) dù có ghi rõ nguồn, trích dẫn hoặc không ghi rõ nguồn và tên tác giả chính thức
- Thậm chí trầm trọng là có thể công bố thêm hay gây hiểu lầm là các công trình đó là của mình sáng tạo ra (đạo văn, đạo nhạc)
Đây được xem là vi phạm quyền tác giả sở hữu trí tuệ.
Các tác phẩm được bảo hộ bản quyền
Theo Điều 2 (viii) của Công ước Stockholm ngày 14 tháng 7 năm 1967 về thành lập Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, sở hữu trí tuệ (intellectual property) được định nghĩa là các quyền liên quan tới:
- Các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học,
- Sự thể hiện của các nghệ sĩ biểu diễn, bản ghi âm (thu âm), bản ghi hình (thu hình),
- Sáng chế thuộc mọi lĩnh vực nỗ lực của loài người,
- Phát minh khoa học,
- Kiểu dáng công nghiệp,
- Nhãn hiệu (hàng hoá), nhãn hiệu dịch vụ, tên và chỉ dẫn thương mại, thương hiệu, biểu trưng
- Quyền (bảo vệ) chống cạnh tranh không lành mạnh,
- Và mọi quyền khác là kết quả của hoạt động trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp/kỹ thuật, khoa học, văn học hay nghệ thuật.
Thí dụ như: các bằng sáng chế, thương hiệu, các văn bản, đoạn văn, báo cáo, luận án, dự án, các hình ảnh, tranh, phần mềm, chương trình ứng dụng, các sản phẩm nghệ thuật như sản phẩm ghi hình và thu âm, video, phim (phim điện ảnh, phim truyền hình), âm nhạc, game,....
Công ước Berne cho phép tác giả được hưởng tác quyền suốt đời cộng thêm tối thiểu 50 năm sau đó. Tuy nhiên các quốc gia tuân thủ công ước được phép nâng thời hạn hưởng tác quyền dài hơn.
Tùy theo luật của từng quốc gia mà các tác phẩm có thể được quy định là sở hữu trí tuệ và bảo hộ khác nhau.
Các dạng vi phạm bản quyền
Vi phạm về bản quyền một tác phẩm
- Sao chép nguyên văn một phần hay toàn bộ tác phẩm đã có từ trước nhưng không có giấy cho phép của người hay giới có bản quyền.
- Lưu truyền trái phép một phần hay toàn bộ tác phẩm không thuộc về quyền tác giả của mình
- Bản văn không bị sao chép nguyên văn nhưng toàn bộ ý tưởng chi tiết cũng như thứ tự trình bày của một tác phẩm bị sao chép. Dạng vi phạm này khó phát hiện hơn nhưng vẫn có thể cho là một dạng vi phạm bản quyền nếu như có bằng chứng là "bản sao" bắt chước theo nguyên mẫu. Có thể thấy ví dụ ở những luận án cao học không ghi rõ nguồn và tác giả chính.
- Bản văn không bị sao chép nguyên văn nhưng bị thông dịch lại các ý tưởng sáng tạo (thành ngôn ngữ khác hay thành các dạng khác).
Lưu ý:
Một tác phẩm sẽ không bị xem là vi phạm bản quyền nếu nó là sự tổng hợp có tính sáng tạo riêng từ nhiều hệ thống tác phẩm khác về ý (ý văn, ý nhạc, ý tưởng) và có thông tin rõ ràng về nguồn và tác giả chính. Tuy nhiên, để kết luận rằng một tác phẩm là không hay có vi phạm bản quyền, trường hợp này, thường rất phức tạp và đôi khi phải có sự can thiệp của các luật sư và toà án.
Vi phạm bản quyền của một sáng chế
- Sử dụng lại ý tưởng đã được công bố là sáng chế và bằng sáng chế nguyên thủy vẫn còn đang trong vòng hiệu lực của luật pháp. Ở đây cần lưu ý, một bằng sáng chế tại một quốc gia hay địa phương này, sẽ khó có thể dùng để chứng minh rằng: một ứng dụng nào đó (dựa trên sáng chế đó) tại một quốc gia khác là vi phạm bản quyền, trừ khi bằng sáng chế đó có sự công nhận của quốc tế.
- Mô phỏng lại, hay viết lại (bằng một ngôn ngữ khác hay cách viết khác) miêu tả của một ý kiến sáng tạo đã được công nhận là một sáng chế còn trong thời hạn định nghĩa bởi chủ quyền cũng là một dạng vi phạm bản quyền. Dạng này tương đối khó phát hiện nhưng những dấu tích về cấu trúc ý tưởng hay phương cách dàn dựng kỹ thuật sẽ có thể là những dấu tích chứng minh rằng một sáng chế đã bị đánh cắp hay không. Ví dụ: việc sao chép lại các sáng chế trong phần mềm bằng cách dùng ngôn ngữ lập trình khác hơn ngôn ngữ của sáng chế nguyên thủy vẫn thường bị xem là vi phạm bản quyền nếu người viết lại đó mô phỏng theo ý tưởng đã được cấp bằng sáng chế.
Lưu ý:
1. Có rất nhiều trường hợp hai sáng chế có thể tương tự nhau và không thể xem là ăn cắp của nhau. Việc chứng minh rằng hai sáng chế là từ các ý tưởng độc lập thường được dựa vào các chi tiết như là ngày tháng, người chứng kiến (làm chứng) và, quan trọng hơn, các chi tiết chứng tỏ có sự khác nhau về nguồn gốc, động lực, hay cách cấu trúc của sáng chế.
2. Tuỳ theo quốc gia, các bằng sáng chế sẽ chỉ có hiệu lực trong một thời gian pháp định nào đó. Các bằng sáng chế có tính quốc tế thường chỉ có hiệu lực tối đa là 20 năm. Sau thời hạn pháp định này, thì các ý tưởng sáng tạo sẽ mặc nhiên được xem là kiến thức chung của nhân loại và mọi người sẽ được sử dụng nó mà không phải xin phép tác quyền.
Các dạng vi phạm khác
Các dạng vi phạm bản quyền khác có thể bao gồm từ việc sao chép, mô phỏng lại các thương hiệu (trade mark) hay các biểu hiệu (logo) của một tổ chức, cho đến việc sao chép các chi tiết có tính hệ thống mà phải qua một trình tự thời gian dài mới chứng minh được. Những vi phạm này thường rất khó phân định và nhiều lúc phải tốn nhiều thời gian cũng như tài lực để chứng minh trước toà án rằng có hay không có sự vi phạm về bản quyền.
Trong tiếng Việt còn có từ đạo văn chỉ việc ăn cắp bản quyền các văn bản. Một từ tương tự là đạo nhạc, ăn cắp các giai điệu nhạc sáng tác bởi người khác, đạo hình, ăn cắp hoặc chỉnh sửa hình ảnh trái phép hoặc không thuộc về mình.
- Ngoại trừ trường hợp ngoại lệ trong các Tôn-giáo: Việc sao chép Tam tạng Kinh điển thì không thể gọi là đạo văn trong kinh điển. Ví dụ: Bạn sao chép kinh, Luật, Luận của Thầy, tổ xuất thế gian hay của các cố Tăng Ni, hoặc bạn được quyền sao chép nội dung kinh của Tác-giả (Là không chép văn Tác-giả) hiện nay.
- Ngoại lệ 2: Có những bài văn của các Tăng sĩ viết ra là để truyền bá về văn hóa tâm linh thì đa số là tự do sao chép, Hoặc chính những Tác-giả, soạn giả Tăng sĩ đó còn khuyến khích sẵn trên bài văn của họ. Xem thử Ví dụ này: Của soạn-giả Thiện Nhật. Nếu việc sao chép của bạn, có viết rõ nơi xuất xứ, ấn phẩm, và tên của soạn-giả hay Tác-giả đó.
Ví dụ và chiến thuật
- Ở Việt Nam, tình trạng đạo văn và đạo nhạc những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 đã xảy ra trong nhiều trường hợp. Vụ được biết nhiều trong công chúng là vụ nhạc sĩ Bảo Chấn đạo nhạc khi viết bài Tình thôi xót xa, vụ nhạc sĩ Quốc Bảo đạo nhạc khi viết bài Tuổi 16. Truyện ngắn "Máu của lá" của nhà văn Võ Thị Hảo được cho là bị đạo đến 99% bởi tác giả Phạm Minh Phong.
- Ở Hoa Kỳ, năm 1993 Microsoft đã bị kiện vị tội ăn cắp bản quyền phát minh của một hãng nhỏ hơn nhiều là hãng Stac Electronics. Các kỹ sư của Microsoft đã dùng kỹ thuật phân tích ngược (reverse engineering) để mô phỏng lại phát minh của Stac Electronic về kỹ thuật phần mềm làm ổ đĩa nén (compressed drive) tên là Stacker từ 1991 mà không trả phí tổn cho Stac. Kết quả vụ kiện là Microsoft phải hủy bỏ các phiên bản MS-DOS 6.0 và 6.2 của mình thay vào đó là phiên bản 6.21 không hỗ trợ ổ đĩa nén và bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, một điều đáng nêu lên là cho tới khi tòa án phán quyết rằng Microsoft có vi phạm bản quyền thì hãng Stac Electronic đã bị phá sản vì không thể bán được sản phẩm mà mình đã phát minh; hãng nhỏ này cũng bị loại khỏi thương trường. Trong thời gian vụ kiện được xử lý, thì Microsoft cũng đã có đủ thì giờ để phát triển một kỹ thuật nén ổ dĩa mới không vi phạm bản quyền cho các phiên bản MS-DOS 7.0 và Windows 95. Đây cũng là một chiến thuật mà các hãng lớn có thể dùng để tiêu diệt các đối thủ nhỏ. Tuy nhiên, phương cách này chỉ được ít hãng lớn áp dụng được vì nó có một số giới hạn (về tài chính và đạo đức chẳng hạn) và quan trọng hơn là điều kiện về vòng phát triển của sản phẩm phải thay đổi rất nhanh (như là trường hợp của kỹ nghệ phần mềm).
- Một chiến thuật khác khá phổ biến ở thị trường cạnh tranh là mua lại toàn bộ hãng nhỏ hơn đang có các phát triển mạnh về những kỹ thuật mà mình chưa có. Với chiến thuật này thì các hãng kỹ nghệ sẽ tránh được mọi kiện tụng gây ra do vi phạm bản quyền. Sau khi nắm được các yếu tố kỹ thuật hay công nghệ cần thiết thì họ sẽ tiến hành tái cấu trúc và sa thải bớt các nhân sự nào không cần thiết hay không có tính cạnh tranh. Chiến thuật này có khi dẫn đến thành công nhưng có khi cũng đem lại thất bại. Như trường hợp của hãng Compaq đã mua lại hãng DEC nhưng sau đó không thể tái cấu trúc để tự đứng vững và cuối cùng dẫn tới việc sáp nhập vào hãng HP. Về phần HP, với khả năng quản lý tốt, sau nhiều cuộc tái cấu trúc, tự nó đã đúng vững dần và lấy lại vị trí hàng đầu trong kỹ nghệ máy tính.
- Sau đây lại là một phản ví dụ: Ở thị trường Hoa Kỳ hiện rất phổ biến tình trạng hàng hóa Thái Lan nhưng mang nhãn hiệu cầu chứng có tên hoàn toàn Việt Nam. Vì nhiều công ty và hiệp hội ngành nghề tại Việt Nam không chú ý và chậm trễ trong việc đăng ký thương hiệu, các cơ quan quản lý cũng không có hướng dẫn pháp lý kịp thời nên nhiều thương hiệu của Việt Nam đã bị đăng ký và được sử dụng hợp pháp (đối với quốc gia sở tại) bởi những công ty nước ngoài. Điển hình như: Nước mắm Phan Thiết, nước mắm Phú Quốc, cà phê Trung Nguyên, thuốc lá VINATABA, Petro Vietnam, bánh phồng tôm Sa Giang, kẹo dừa Bến Tre, võng xếp Duy Lợi, cà phê Buôn Ma Thuật... Nhà nước Việt Nam cũng rất chậm trễ trong việc luật hóa bản quyền và bảo hộ quyền tác giả, đến năm 2005 mới có Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam chính thức.
Tại Việt Nam
Các quy định pháp lý
Tại Việt Nam, việc bảo hộ quyền tác giả được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp lý. Một số văn bản pháp quy được liệt kê dưới đây:
- Nghị định 76/CP ngày 29 tháng 11 năm 1996 về quyền tác giả
- Nghị định 63/2003/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2003 về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Văn hóa thông tin.
- Thông tư 27/2001/TT-BVHTT ngày 10 tháng 5 năm 2001 về thực thi các điểm của nghị định 76/CP.
- Thông tư liên tịch 58/TTLT/BVHTT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2003.
- Công văn 2209/TM-QLTT ngày 7 tháng 6 năm 2002 về nhiệm vụ của quản lý thị trường trong việc chống hàng giả xâm phạm sở hữu trí tuệ.
- Một số điều trong Luật Hải quan, Pháp lệnh An ninh nhân dân, Pháp lệnh Bộ đội biên phòng.
- Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam số: 50/2005/QH11, ban hành ngày 21 tháng 12 năm 2005.
Công ước Berne
Việt Nam gia nhập Công ước Berne tháng 10 năm 2004. Việc xuất bản của các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam kể từ ngày này trở đi sẽ được điều chỉnh theo các quy định trên đây với ưu tiên áp dụng các quy định của Công ước Berne nếu các quy định pháp luật hiện hành mâu thuẫn với quy định của Công ước.
Bùi Minh Tuấn, VTV&YouTube
Ngày 28/2/2016, Một tài khoản YouTube của Đài truyền hình Việt Nam (VTV) bị đóng vì cáo buộc vi phạm bản quyền trên mạng. Bùi Minh Tuấn, chủ tài khoản YouTube tên Yamaha Trung tá cáo buộc: "Bên VTV vi phạm của tôi, phát hiện ra được là gần 20 vụ". Tuấn cho biết, VTV đã “xóa luôn logo” và xóa luôn dòng chữ "Copyright by Yamaha Trung Tá" của ông.
Chương trình BBC Trending, chuyên giải thích các hiện tượng được bàn tới nhiều trên mạng xã hội trên toàn cầu, cũng đang tìm hiểu vụ việc này.
Câu hỏi mới nhất:
- Ai chỉ cho mình cách học, phương pháp học thuộc nhanh và hiệu quả cho môn Văn, KHTN, Lịch sử và Địa Lý được không ạ?
- Các phương pháp học tiếng Anh hiệu quả nhất?
- Que này là gì?
- Tại sao con gái lại phải đeo bông tai (vàng)?
- Tìm từ nói về sự gắn kết nghĩa tình vợ chồng?
- Có chí làm quan, có gan làm giàu nghĩa là gì vậy?
- Có phải do phím bị liệt không?
- Cách viết ngày tháng trong tiếng Anh: ngày trong tháng, ngày trong tuần, tháng trong năm
- Gapyear có ảnh hưởng đến việc xét vào Đại học không ạ?
- Bạn A đăng tải hình ảnh của bạn B lên mạng xã hội mà chưa được sự đồng ý của bạn B, hành vi của bạn A có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
- Xem tất cả câu hỏi >>
Câu hỏi khác:
- Quyền tác giả là gì? Tác quyền, bản quyền, sở hữu trí tuệ
- Viết sách kiếm tiền có giầu được không?
- Tại sao ve sầu kêu vào mùa hè?
- Già kén kẹn hom là gì?
- CPM là gì? Cost Per Mille / Cost per 1000 impressions
- RTB là gì? Real time bidding
- Bong bóng công nghệ là gì? Bong bóng Dot-com
- Phó thường dân là gì?
- Cầu kiều là gì?
- Khổ tận cam lai nghĩa là gì?
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!