Tác giả tác phẩm: Hội Lồng Tồng - Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
Ngọc Anh | Chat Online | |
07/11 13:05:18 |
Tác giả tác phẩm: Hội Lồng Tồng - Ngữ văn 7
I. Tác giảTrần Quốc Vượng, Lê Văn Hảo, Dương Tất Từ
Vùng Việt Bắc mở hội lồng tồng từ sau tết Nguyên đán đến tết Thanh minh. Lồng tồng tiếng Tày – Nùng có nghĩa là “xuống đồng”. Thần thành hoàng của đồng bào Tày – Nùng cũng tức là thần nông. Đình thành hoàng thờ những nhân vật ngày xưa đã có công khai phá ruộng nương, xây dựng và bảo vệ bản mường. Có nhiều truyền thuyết khác nhau về hội lồng tồng ở từng địa phương.
[...] Trong những ngày hội lồng tồng cầu mùa, vui xuân, dân làng mang cỗ đến cúng thần nông. Hội lồng tồng cũng là dịp trưng bày những sản phẩm nông nghiệp của dân làng như gà thiến béo, lợn quay, các thứ bánh trái,... Sản phẩm được trình bày sao cho thật đẹp mắt. Sau khi cúng tế, người ta ăn cỗ với thịt gà, thịt lợn, bánh chưng hay bánh lá ngải, xôi nhuộm lá cẩm, uống rượu nếp, rượu mác mật,... Trong những trò chơi dân gian làm cho hội lồng tồng rộn rịp có đánh vật, kéo co, thi bắn, đua thuyền, biểu diễn võ dân tộc,... nhưng hấp dẫn nhất là tung còn, múa sư tử và “lượn lồng tồng”.
Trò chơi ném còn có dụng cụ chính là một chiếc còn. Đó là một túi vải màu hình vuông, mỗi cạnh khoảng 10 cm, trong đổ cát, đuôi dài hơn 1 m bằng vải ngũ sắc. Giữa đồng người ta dụng một cây mai cao vúi, đóng giá như kiểu cột cờ để có thể dựng lên hạ xuống được. Trên đỉnh chót người ta uốn ngọn cây mai thành một vòng tròn, dán giấy trắng, trong có điểm hồng tâm. Thanh niên gái trai chia làm hai bên thi nhau nhằm chiếc vòng giấy ấy mà tung còn. Người nào nhanh tay bắt được còn của đối phương tung đến mới được ném. Người ném trúng thủng vòng giấy thì được thưởng, nếu ném thủng hồng tâm thì được giải thưởng to hơn. Ném trúng rồi, người ta hạ cột vá lại vòng giấy và cuộc vui tiếp tục.
Múa sư tử được đồng bào Tày — Nùng, nhất là thanh niên ưa thích vì nó phù hợp với tỉnh thần thượng võ vốn có của họ. Múa sư tử là dịp rèn luyện thân thể, giúp cho thanh niên có được một vài môn võ nghệ để tự vệ, chống giặc cướp, giặc ngoại xâm khi cần.
Múa sư tử thực chất là một điệu múa võ. Các miếng võ được biểu diễn rõ nhất trong màn múa sư tử đùa nghịch vờn nhau với đười ươi và hai khỉ. Đười ươi và khỉ tìm đủ mọi cách để trêu chọc sư tử. Con thú dữ lúc phát khùng lên nhe răng ra định ngoạm đầu đười ươi và khỉ, nhưng lũ này dùng đủ miếng võ để né tránh một cách tài tình. Trong hội lồng tồng, theo tục lệ, con sư tử nào đến trước giữ vai trò đàn anh, có quyền chủ trì các buổi biểu diễn; con đến sau phải đeo vào cằm con đến trước một miếng vải đỏ gọi là “quả hồng” để thừa nhận quyền đàn anh. Trường hợp tranh chấp người ta tổ chức một cuộc đấu miếng giữa hai con sư tử. Con nào quật ngã đối phương sẽ được nhận vai trò đàn anh; trường hợp này mỗi bên đều chọn một tay quyền thuật giỏi, một thầy dạy võ, để múa sư tử đọ tài với đối phương.
Nhân dịp hội lồng tồng, thanh niên gái trai tụ họp thành những đám hát lượng hát đối đáp những bài “lượn lồng tồng” để cầu mùa màng, chúc mừng dân làng được mọi sự may mắn tốt lành, ca ngợi cái đẹp của thiên nhiên, của mùa xuân, của tình yêu, của cuộc sống lao động.
Mở đầu cho buổi hát lượn là những lời đón chào xuân:
Mở bài khai khẩu ước chào xuân
Nghe tiếng nhà người đầy ái ân
Nghe tiếng nhà người đầy xuân sắc
Sĩ tử xin chào kết cổ nhân!
Để cầu mùa và chúc mừng nhau, gái trai hát:
Năm mới tới mùa màng sung túc
Không một người khổ cực gian nan
Trai gái được an nhàn thanh thoả
Chăm lo việc cấy lúa chăn tằm ...
Buổi hát lượn trong hội lồng tồng thường có hai phần. Phần “lượn tuồng” gồm những bài hát cổ điển mà gái trai phải học thuộc lòng để hát kể cho nhau nghe về những cảnh đẹp của quê hương mường bản, những câu chuyện mượn trong cổ tích, truyền thuyết, những cảnh sinh hoạt sản xuất trong bốn mùa, mười hai tháng,.. Những bài hát đó giúp họ khơi gợi và gửi gắm tình yêu. [...]
Sau phần “lượn tuồng” là phần “lượn sương”. “Lượn sương” thường sáng tác tại chỗ rồi theo cảm hứng để gái trai đặt vấn đề yêu đương và trực tiếp thổ lộ tình cảm với nhau:
Thương hoa sói nhớ hoa nhài
Hoa sói người duyên lắm sắc tài
Ước sao ngắt vài bông về cắm vườn cảnh nhà ta
Để đi sớm về trưa ngắm bóng ai...
Hột Mùa xuân là mùa của tuổi trẻ, của tình yêu, của ca hát. Gái trai trẩy hội lồng tồng, hát lượn lồng tồng nhiệt tình ca ngợi mùa xuân, thiết tha yêu mến mùa xuân, luyến tiếc xuân, sợ mùa xuân và tuổi trẻ qua nhanh. [...]
Ở nhiều địa phương cuộc hát lượn lồng tồng giữa gái trai có thể kéo dài đến bốn năm đêm liền mà vốn thơ ca và tình cảm vẫn chưa cạn. Lượn, tiếng nói của tình yêu, tiếng lòng của ngày hội xuân, lành mạnh, trong sáng, đầy sức sống, vang vọng sôi nổi mà êm đềm dưới trời xuân Việt Bắc.
III. Tác phẩm Hội Lồng Tồng1. Thể loại
Văn xuôi
2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác- Trích tác phẩm Mùa Xuân và Phong Tục Việt Nam
3. Phương thức biểu đạtMiêu tả, biểu cảm
4. Bố cục tác phẩm Hội Lồng Tồng- Phần 1: Từ đầu… từng địa phương: giới thiệu Hội Lồng Tồng
- Phần 2: Còn lại : miêu tả hội và ý nghĩa
5. Giá trị nội dung tác phẩm Hội Lồng Tồng- Giới thiệu phong tục truyền thống đầy ý nghĩa và đặc sắc của người dân Việt Bắc
6. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Hội Lồng Tồng- Thành công trong nghệ thuật miêu tả người và cảnh vật
- Hình ảnh giàu tính biểu tượng
1. Bức tranh của ngày hội Lồng Tồng
- Thời gian : từ sau tết Nguyên đáng đến tết Thanh Minh
-“Lồng Tồng’ tiếng Tày ,Nùng là xuống đồng hay còn gọi là Thần Nông
- Là lễ hội cầu mùa , vui xuân, cúng thần nông
- Trưng bày các sản phẩm nông nghiệp
+ Gà thiến béo, lợn quay , các thứ bánh trái….
- Lễ hội nhộn nhip,với rất nhiều phần hội
+ Kéo co,đấu vật, thi bắn , đua thuyền..
+ Đặc biệt tung còn, múa sư tử, lượn lồng tồng
- Là dịp nam thanh nữ tú họp thành đám lượn hát đối đáp
2. Ý nghĩa của ngày hôi Lồng Tồng- Lượn “lồng tồng” mang nhiều ý nghĩa
+ Gồm 2 phần lượn tuồng, lượn sương
+ Cầu mùa màng
+ Trai gái giao duyên, gặp gỡ
+ Hi vọng mùa xuân ấm no , hạnh phúc
- Chúc mừng dân làng ,mọi sự may mắn, tốt lành, mùa màng bội thu
→ Một lễ hội đặc sắc về bản sắc văn hóa của mùa xuân Việt Bắc.
Tài liệu khác:
- Tác giả tác phẩm: Những khuôn cửa dấu yêu - Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm: Con kiến và mối - Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm: Con Hổ có nghĩa - Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm: Thiên nga, cá măng và tôm hùm - Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm: Cuộc chạm trán trên đại dương - Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm: Chuyện cơm hến - Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm: Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt - Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm: Chiều biên giới - Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm: Bài thơ đường núi của Nguyễn Đình Thi - Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm: Gò Me - Ngữ văn 7 Kết nối tri thức